Cơ sở lý luận báo chí

Giới thiệu sách

Cơ sở lý luận báo chí là giáo trình học phần cùng tên trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí của khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) được biên soạn trên cơ sở tham khảo và kế thừa các tài liệu ở trong và ngoài nước trong những năm gần đây, kết quả nghiên cứu – giảng dạy, đặc biệt là cố gắng bám sát yêu cầu tổng kết thực tiễn báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới cũng như trong môi trường truyền thông số, toàn cầu hóa và hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng.
Mục đích của cuốn sách này là nhằm góp phần cung cấp thêm những kiến thức cơ bản, hệ thống về cơ sở lý luận – thực tiễn báo chí – truyền thông đương đại, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận và ý thức tự giác về nghề nghiệp báo chí cho người học. Thiết nghĩ, đó là những cơ sở nền tảng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí. Bởi vì, muốn xây dựng một nền báo chí phát triển theo hướng cách mạng và chuyên nghiệp, trước hết cần phải có đội ngũ nhà báo cách mạng và chuyên nghiệp. Và đội ngũ ấy cần được đào tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn – không chỉ có ý thức tự giác về nghề, lý tưởng và quan điểm hành nghề, nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong quá trình hành nghề tác nghiệp, có ý thức trách nhiệm xã hội cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng,… mà còn cần nắm vững hệ thống kỹ năng tác nghiệp, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện hệ thống kỹ năng ấy trong thực tế hoạt động nghề nghiệp không ngừng biến đổi.

Nội dung cuốn sách chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, như về khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí, vấn đề tự do báo chí,…

Để giúp người học tiện theo dõi, cuốn sách này tiếp cận báo chí từ quan điểm hệ thống. Cách tiếp cận này, theo chúng tôi là phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng như dễ nhận diện hiện tượng xã hội phức tạp này trong thực tế. Do đó, trên cơ sở đề cập các quan điểm khác nhau về báo chí, nội dung cuốn sách phải bám sát các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về báo chí.

Xem thêm >>

Cơ sở lý luận báo chí là giáo trình học phần cùng tên trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí của khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) được biên soạn trên cơ sở tham khảo và kế thừa các tài liệu ở trong và ngoài nước trong những năm gần đây, kết quả nghiên cứu – giảng dạy, đặc biệt là cố gắng bám sát yêu cầu tổng kết thực tiễn báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới cũng như trong môi trường truyền thông số, toàn cầu hóa và hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng.
Mục đích của cuốn sách này là nhằm góp phần cung cấp thêm những kiến thức cơ bản, hệ thống về cơ sở lý luận – thực tiễn báo chí – truyền thông đương đại, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận và ý thức tự giác về nghề nghiệp báo chí cho người học. Thiết nghĩ, đó là những cơ sở nền tảng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí. Bởi vì, muốn xây dựng một nền báo chí phát triển theo hướng cách mạng và chuyên nghiệp, trước hết cần phải có đội ngũ nhà báo cách mạng và chuyên nghiệp. Và đội ngũ ấy cần được đào tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn – không chỉ có ý thức tự giác về nghề, lý tưởng và quan điểm hành nghề, nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong quá trình hành nghề tác nghiệp, có ý thức trách nhiệm xã hội cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng,… mà còn cần nắm vững hệ thống kỹ năng tác nghiệp, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện hệ thống kỹ năng ấy trong thực tế hoạt động nghề nghiệp không ngừng biến đổi.

Nội dung cuốn sách chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, như về khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí, vấn đề tự do báo chí,…

Để giúp người học tiện theo dõi, cuốn sách này tiếp cận báo chí từ quan điểm hệ thống. Cách tiếp cận này, theo chúng tôi là phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng như dễ nhận diện hiện tượng xã hội phức tạp này trong thực tế. Do đó, trên cơ sở đề cập các quan điểm khác nhau về báo chí, nội dung cuốn sách phải bám sát các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về báo chí.

<< Rút gọn

Cơ sở lý luận báo chí

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay