Mô đun bdtx2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI, MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ – Tài liệu text

Mô đun bdtx2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI, MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI Ở TRẺ MẦM NON VỀ TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.94 KB, 38 trang )

MODULE MN

2

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM,
KỸ NĂNG XÃ HỘI,
MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI Ở TRẺ
MẦM NON VỀ TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI

1

A.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:
– Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ,
chuẩn bị những năng lực, phẩm chất và các kỹ năng sống cần thiết… cho trẻ
vào học lớp 1. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm
non đã và dang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm
non. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và
tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội.
– Đặc điểm tình cảm của trẻ em khá phong phú và phát triển theo từng giai
đoạn lứa tuổi, càng lớn, tình cảm của trẻ càng ổn định và có cấu trúc tâm lí rõ
ràng hơn. Yếu tố tình cảm chi phối khá lớn vào các hành vi của trẻ. Do vậy
nắm đuợc đặc điểm phát triển tình cảm của trẻ mầm non là điều kiện cần thiết
để giáo viên cũng như phụ huynh có thể hiểu và giúp đỡ tốt hơn cho trẻ trong
quá trình các cháu đang phát triển và hoàn thiện nhân cách.
– Các kỹ năng xã hội là những cách ứng xử, giải quyết các vấn đề xảy ra
trong cuộc sống xã hội hằng ngày. Kĩ năng xã hội chịu sụ kiểm soát của các
chuẩn mực xã hội nhưng chúng lại mang đặc điểm cá nhân. Những tác động
giáo dục từ sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và tránh bớt những sai phạm của
quá trình tự mò mẫm, giúp cho cá nhân sớm định hình cách sống và đáp úng
tốt hơn với các yêu cầu, chuẩn mực xã hội.

– Module này giúp làm rõ các đặc điểm phát triển về tình cảm và các kỹ năng
xã hội của trẻ mầm non đồng thời nêu lên các mục tiêu và kết quả cụ thể cần
đạt được ở từng giai đoạn lứa tuổi. Module hưởng tới việc hỗ trợ cho những
người chăm sóc, giáo dục tre mầm non cơ sở để triển khai các hoạt động giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách hiệu quả.
B.MỤC TIÊU

– Người học nắm được các kiến thúc cơ bản về đặc điểm phát triển tình cảm
và các kỹ năng xã hội của trẻ mầm non.
– Người học xác định được mục tiêu về phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội cho tre mầm non ở từng giai đoạn lứa tuổi.
– Người học xác định đuợc nội dung và phương pháp giáo dục tình cảm và
kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non ở từng giai đoạn lứa tuổi.
– Người học vận đụng tổ chức thực hiện giáo dục phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội cho trẻ.
C.NỘI DUNG:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, xác định các mục tiêu về phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mầm non.
1.Mục tiêu:
– Giúp người học biết cách xây dựng khái niệm, nắm được khái niệm “tình
cảm”, “kỹ năng xã hội” và những biểu hiện của tình cảm và kỹ năng xã hội
trong thực tế.
2

Nắm được đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của từng độ tuổi
MN, từ đó xác định mục tiêu phát triển.
2.Cách thực hiện:
2.1.Làm rõ các khái niệm:
– Cách giúp học viên xây dựng khái niệm.

Các biểu hiện của
tình cảm trong thực
tế

Một số cách định
nghĩa
về “tình cảm”

Khái niệm “tình cảm”
– Sau khi thực hiện theo sơ đồ trên, học viên đọc các thông tin sau:
a.Tình cảm:
– Tình cảm là những thái độ thể hiện sụ rung cảm của con người đối với
những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Tình
cảm bao giờ cũng gắn với một đối tượng cụ thể.
– Trong thực tế, đời sống mỗi cá nhân đều có thể thấy rất nhiều biểu hiện
khác nhau của tình cảm con người. ví như khi chúng ta đi xa và thấy như tha
thiết ngôi nhà và những người thân yêu của mình hoặc khi nghe tin dữ xảy
đến với một người bạn, chúng ta thấy lo lắng, xót xa… Đó đều là những biểu
hiện chân thực của tình cảm.
– Cảm xúc là sự thể hiện của tình cảm trong những hoàn cảnh nhất định.
– Ví dụ, khi nghe tin quân ta chiến thắng và tiêu diệt được rất nhiều quân của
địch, chúng ta có cảm xúc vui sướng hân hoan và hả hê trước những thất bại
thảm hại của quân thù. Bởi ở đây có hai thứ tình cảm chủ đạo, đó là tình yêu
quê hương đất nước và sụ căm ghét những kẻ xâm lược phi nghĩa.
– Tình cảm được chia thành tình cảm cấp cao và tình cảm cấp thấp:
Tình cảm cấp thấp liên quan tới sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu
cầu sinh học của cơ thể.
– Tình cảm cấp cao liên quan tới sự thoả mãn hay không thoả mãn những
nhu cầu xã hội của con người. Tình cảm này gồm tình cảm đạo đức, tình cảm
trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ.

– Trẻ mầm non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ tiếp
thu và học hỏi từ xung quanh để tạo nên sự phát triển và hoàn thiện cá nhân.
Giáo dục tình cảm cho trẻ phải bắt đầu từ những điều đơn giản, gần gũi nhất.
Trẻ phải nhận biết đuợc những biểu hiện cảm xúc của người khác để điều
chỉnh các biểu hiện và hành vi cho phù hợp; trẻ nhận biết các cảm xúc, tình
cảm của mình và học cách thể hiện phù hợp.
b.Kỹ năng xã hội:
3

– Kỹ năng xã hội là những cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
xã hội nhằm giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn. Tuỳ từng giai
đoạn phát triển, với sự mở rộng dần phạm vi hoạt động, sự đa dạng của các
hoạt động và sự phong phú của các nuối quan hệ thì các kỹ năng xã hội cũng
phát triển dần lên. Các môi trường xã hội của con người khá rộng, từ gia đình,
trường lớp, tới các tổ chức cộng đồng khác. Ở mỗi nơi với đặc điểm riêng sẽ
đòi hỏi những kỹ năng xã hội riêng.
2.2. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mầm non và
những mục tiêu cần đạt:
– Cách giúp học viên triển khai:
– Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Nghiên cứu tài liệu, lấy ví
dụ và phân tích ví dụ thực tiễn.
– Mục tiêu cần đạt:

– Mỗi giai đoạn trẻ em có những sự phát triển riêng về tâm, sinh lí nói chung và
tình cảm, kỹ năng xã hội nói riêng, do đó các yêu cầu Về mục tiê u giáo dục cũng
khác nhau.

a. Đặc điểm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ lứa tuổi nhà trẻ và
những mục tiêu cần đạt

*Về tình cảm:
– Ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã có những ứng xử làm cho người lớn phải
quan tâm như khóc, cười, bám níu, rúc tìm bầu sữa, muốn được âu yếm vỗ
về… Những biểu hiện đó là sự thể hiện của nhu cầu đuợc giao lưu gắn bó với
người lớn mà trước hết là với người mẹ. Nhu cầu gắn bó mẹ con đã được
nhiều nhà khoa học chứng minh đó cũng là nhu cầu gốc chứ không phải chỉ là
nhu cầu thứ sinh do đòi hỏi của nhu cầu ăn uống mà thành. Việc thường
xuyên gắn bó giữa mẹ và con là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển các nhu
cầu giao tiếp giữa trẻ với những người xung quanh, trẻ dần biết thể hiện cảm
xúc của mình khi giao tiếp với mọi người: Cười khi nhìn thấy ai đó hoặc được
“hỏi chuyện”, mếu, khóc khi người ta bỏ đi và trẻ chỉ có một mình. Đó chính
là những phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt hướng tới người lớn, được gọi
là “phức cảm hớn hở”.
– Cho tới khoảng 15 tháng, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với mọi người xung
quanh là hoạt động chủ đạo của trẻ. Giao tiếp với người lớn có ảnh hưởng
mạnh tới sự phát triển tâm lí của trẻ đặc biệt là Về mặt xúc cảm. Khi giao
4

tiếp, người lớn bế ẵm, cưng nựng, vỗ Về hỏi han trẻ, biểu hiện những cảm
xúc rất rõ ràng trên nét mặt cho trẻ quan sát… Do đó đã khêu gợi lên những
cảm xúc đầu tiên Về con người và các sắc thái khác nhau của sự thể hiện cảm
xúc để trẻ học theo. Trong giai đoạn này có một mốc quan trọng của sự phát
triển tình cảm đó là sự phân biệt giữa người lạ và quen (khoảng tháng thứ 6 tháng thứ 8). Nếu trước đây trẻ có thể cười và theo bất cứ ai thì tới giai đoạn
này trẻ tỏ rõ sự lạ lẩm, sợ hãi trước người lạ (khóc, quay mặt đi…) bởi lúc này
ở trẻ đã định hình một số đối tượng tình cảm rõ nét nên thường quấn lấy
những người đó. Phản ứng này cũng lặp lại tương tự khi trẻ gặp lại một kinh
nghiệm không dễ chịu như nhìn thấy bác sĩ, nhìn hấy cốc thuốc, kim tiêm…
– Cùng với việc giao tiếp với người lớn, ở trẻ dần hình thành nhu cầu hoạt
động với các đồ vật và vì vậy người lớn đã trở thành một “chiếc cầu nối” giúp

trẻ tiếp xúc và khám phá thế giới đồ vật xung quanh. Sự phát triển mạnh mẽ
và hoàn thiện dần của hệ vận động giúp trẻ thực hiện tốt hơn nhiều vận động
từ đơn giản đến phức tạp dần. Từ chỗ chủ yếu thực hiện các vận động thô,
đến hơn 1 tuổi trở đi, trẻ tập các vận động tinh tốt dần lên và có thể thực hiện
nhiêu vận động một cách khéo léo. Các giác quan của trẻ cũng biểu lộ tính
nhạy cảm cao trong quá trình tìm hiểu khám phá xung quanh. Trẻ nhỏ tỏ ra rất
nhạy cảm với âm nhạc và có những biểu hiện hoà mình vào các giai điệu.
– Từ 2 tuổi trở lên, tình cảm của trẻ thể hiện thêm những sắc thái mới. Trẻ
mong muổn được người lớn âu yếm, khen ngợi. Trẻ sợ khi bị chê hoặc khi
người lớn tỏ ra không hài lòng. Sự khen ngợi của người lớn là nguồn cổ vũ để
hình thành ở trẻ tình cảm tự hào, vì vậy trẻ thường cố gắng làm những điều
tốt để được khen ngợi. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc lỗi, sự không hài lòng, những
lời khiển trách của người lớn cũng làm xuất hiện tình cảm xấu hổ. Đây là
những biểu hiện của tình cảm đạo đức mà nếu được giáo dục tốt chúng sẽ có
tác dụng thúc đẩy trẻ làm nhiều việc tốt.
– Một điểm đáng lưu ý nữa là các hành vi, nhận thức của trẻ chịu ảnh hưởng
rất lớn từ xúc cảm, tình cảm của trẻ và điều này kéo dài khá lâu; Ví như trong
mắt mọi đứa trẻ, mẹ của bé lúc nào cũng là người xinh đẹp nhất. Trẻ cũng dễ
bị lây lan cảm xúc từ người khác, trong một lớp nhà trẻ nếu có một vài cháu
khóc thì có thể khiến cả lớp òa khóc theo.
*Như vậy dựa trên những đặc điểm về phát triển tình cảm của trẻ ở lứa tuổi
nhà trẻ, có thể xác định các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm
cho trẻ tuổi nhà trẻ là:
Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi: Sự nhận biết
các sắc thái cảm xúc của mọi người xung quanh để điều chỉnh các hành vi của
bản thân, đồng thời qua đó học các cách thể hiện cảm xúc. Đây là điều kiện
quan trọng giúp phát triển các mọi quan hệ và tăng cường sự hiểu biết Về con
người và thế giới xung quanh. Cụ thể mục tiêu cho từng độ tuổi là:

5

+Từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ thích hóng chuyện. Biểu lộ cảm xúc với
khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của người giao tiếp cùng trẻ. Trẻ thích thú với
đồ vật chuyển động, có màu sắc và chuyển động.
+Từ 6 – 12 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ
với người giao tiếp cùng. Trẻ biểu lộ các cảm xúc với người xung quanh. Trẻ
thích chơi với các đồ chơi chuyển động, có màu sắc sặc sỡ và phát ra âm
thanh.
+Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lời
nói với những người gần gũi. Trẻ cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ
hãi của mình với người xung quanh. Trẻ thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi
yêu thích và quan sát một số đối tượng thú vị xung quanh (con vật, đồ vật).
+Từ 24 – 36 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lời
nói với người khác. Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.
Trẻ biểu lộ các cảm xúc này qua nét mặt, cử chỉ. Trẻ biểu lộ sự thân thiện với
các đối tượng quen thuộc (con vật, đồ vật, cây cỏ…).
– Trẻ thể hiện cảm xúc qua các hoạt động mang tính nghệ thuật: Những cảm
xúc thẩm mĩ là cơ sở để phát triển thành tình cảm thẩm mĩ. Trẻ được tiếp xúc
với những hoạt động, những đổi tượng mang tính nghệ thuật từ sớm Sẽ làm
nảy sinh ở trẻ sự yêu thích cái đẹp, húng thu với những hoạt động tạo ra cái
đẹp.
+Từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ cảm xúc tích cực khi nghe hát, nghe các âm
thanh (nghe, cười, khua tay chân).
+Từ 6-12 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ cảm xúc tích cực khi nghe hát, nghe các
âm thanh (nhún nhảy, vỗ tay, reo cười…).
+Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ thích nghe hát và vận động theo nhạc. Thích
xem tranh ảnh, thích vẽ.
+Từ 24 – 36 tháng tuổi: Trẻ biết hát và vận động theo vài bài hát, bản nhạc.
Trẻ thích xem tranh, ảnh, xếp hình, tô, vẽ (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc).

*Về các kỹ năng xã hội:
– Bên cạnh những đặc điểm Về tình cảm của trẻ (đã trình bày tại mục trên)
có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội, còn cần đề
cập tới các vấn đề sau:
– Nhờ sự dẫn dắt của người lớn, trẻ đến được với thế giới đồ vật xung
quanh. Qua các hoạt động phối hợp với người lớn, trẻ nảy sinh khả năng bắt
chước các hành động của người lớn. Đây là điều kiện rất quan trọng để giúp
trẻ tiếp thu những điều người lớn dạy bảo, từ đó mở rộng vốn kiến thức và
kinh nghiệm cho trẻ. Đây là quá trình trẻ học các kiến thúc, kỹ năng hoạt
động đúng với các đối tượng đồng thời trẻ cũng lĩnh hội các quy tắc hành vi
xã hội. Tuy nhiên việc trẻ bắt chước người lớn cũng khiến cho thái độ của trẻ
dễ bị phụ thuộc vào thái độ của người lớn đó. Do vậy
các chuẩn mực về hành vi, lời nói, thái độ của người lớn có ý nghĩa rất lớn
trong việc giáo dục trẻ.
6

– Với quá trình giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ; dù rằng tới cuối
giai đoạn nhà trẻ, trẻ vẫn chưa thực sự nói mạch lạc nhưng trẻ có thể
nghe và lĩnh hội được các thông tin do người lớn phát ra và đặc biệt là
các sắc thái giọng nói hoặc biểu hiện nét mặt, đã giúp trẻ học được một số
kỹ năng trong ứng xử và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ví dụ, khi người
lớn nói “con lại đây” với âm sắc nhẹ nhàng, có kèm theo nụ cười, ánh
mắt trìu mến và bàn tay vẫy nhẹ thì đứa trẻ cảm thấy thiện ý và sẵn sàng
vui Vẻ tiến đến. Nhưng vẫn câu nói đó nhưng cường độ giọng nói lớn,
ánh mắt, Vẻ mặt đầy bực bội, tay vẫy mạnh thì đứa trẻ nhận ra ngay đó
là những dấu hiệu không thiện cảm và sẽ có những ứng xử như đứng im
sợ hãi, khóc, lảng đi…
– Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuât hiện của
sự tự ý thức. Đến khoảng 2 tuổi, nhiều trẻ đã có khả năng gắn tên mình với

bản thân mà không đồng nhất mình với người khác như trước nữa. Ví dụ, khi
muốn mẹ bế, trẻ đã biết nói “mẹ bế con” thay vì nói rằng “mẹ bế nó” như
trước đây. Việc biết được tên của mình gắn với bản thân mình và tách đuợc
mình khỏi người khác là mốc rất quan trọng. Bởi ý thức Về bản thân sẽ khiến
trẻ muốn hành động để phân biệt mình, do vậy các hoạt động sẽ mang tính
độc lập nhiều hơn. Cũng trong thời gian này, trẻ tiếp tục hiểu Về cơ thể mình,
quan tâm đến từng bộ phân cơ thể và đến giới tính.
– Ở trẻ nhà trẻ đã xuất hiện khả năng đánh giá. Trẻ đánh giá người khác và tự
đánh giá mình dù sự đánh giá của trẻ vẫn chủ yếu dựa theo nhận xét của
người lớn. Nhận xét của trẻ chủ yếu quy về “ngoan”, “hư”, “xấu”, “đẹp” và
trẻ dựa vào thái độ của người lớn để phân biệt. Khi làm điều gì đó khiến
người lớn vui Vẻ hài lòng thì đó là ngoan và trẻ sẽ cố gắng làm nhiều lần để
được khen ngợi. Nhờ vậy trẻ có thể được rèn luyện các thói quen tốt, bỏ dần
cái xấu. Tuy nhiên, khả năng tự điều chỉnh hành vi của trẻ còn rất hạn chế.
Trẻ gặp khó khăn khi phải kiềm chế những mong muốn của mình và phải làm
những việc mà trẻ không hứng thú. Với đặc điểm này, đòi hỏi người lớn phải
kiên nhẫn và sát sao với trẻ.
– Đến cuối tuổi nhà trẻ, chuẩn bị bước sang tuổi mẫu giáo, trẻ gặp phải
“khủng hoảng tuổi lên 3”. Giai đoạn này trẻ phân biệt mình với người lớn. Trẻ
tự cảm nhận Về sự “trưởng thành” của mình, do đó chúng muốn làm những
việc như người lớn. Nhu cầu tự khẳng định trẻ thành động lực mạnh mẽ thúc
đẩy trẻ hoạt động. Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành đáng để khích lệ. Tuy
nhiên với trẻ lên 3 nhu cầu độc lập, tự khẳng định lại có phần thái quá khi trẻ
bướng bĩnh, ngang ngạnh và muốn “thâu tóm” mọi thú xung quanh. Do vậy,
trẻ có những biểu hiện ích kỷ và không vâng lời, chống đối lại: trẻ thường nói
“của con chứ”, “để con tự làm”… và nếu người lớn có làm giúp thì trẻ sẵn
sàng phá đi để làm lại. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ gây căng thẳng trong
quan hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh. Người chăm sóc và giáo dục trẻ
cần nắm được đặc điểm này và có biện pháp giáo dục phù hợp bởi nếu không
7

hậu quả của khủng hoảng tuổi lên 3 có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển
chung của trẻ Về sau.
– Tóm lại, các kỹ năng xã hội đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ chính là các cách
thức trẻ cần có, giúp trẻ hoà nhập và phát triển các mối quan hệ xã hội tốt đẹp
với những người trong gia đình, với các bạn ở lớp và những người khác mà
trẻ tiếp xúc.
*Như vậy dựa trên những đặc điểm có liên quan tới kỹ năng xã hội của trẻ ở
lứa tuổi nhà trẻ, có thể xác định các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục kỹ
năng xã hội cho trẻ tuổi nhà trẻ là:
– Biểu lộ sự nhận thức Về bản thân: Đây là mốc cơ bản để phát triển các kỹ
năng xã hội của trẻ. Nhận thức Về bản thân là cách để hoàn thiện và phát
triển. Ban đầu trẻ phân biệt bản thân với thế giới xung quanh, sau đó là nhận
thức về bản thân, phân biệt mình vòi những người khác. Quá trình nhận thúc
bản thân bất đầu từ rất sớm và nó kéo dài ngay cả khi con người đã trưởng
thành. Đối với trẻ nhà trẻ, các mục tiêu cụ thể là:
+Từ 3-6 tháng: Trẻ quay đầu Về phía phát ra âm thanh hoặc tiếng gọi.
+Từ 6-12 tháng: Trẻ nhận ra tên của mình và có phản ứng khi nghe gọi tên.
+Từ 12 – 24 tháng: Trẻ nhận ra mình trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình
ảnh của mình khi được hỏi).
+Từ 24 – 36 tháng: Trẻ nói được vài thông tin Về bản thân như tên, tuổi.
Trẻ biết thể hiện điều mình thích và không thích.
– Thực hiện hành vi xã hội đơn giản: Ở mức thấp nhất, trẻ cần thực hiện
được một số hành vi mang tính xã hội ở múc đơn giản tùy theo độ tuổi.
Những kỹ năng xã hội này giúp mở cánh cửa cho trẻ tham gia vào cuộc sống
xã hội, tạo sự thân thiện, cởi mở và phát triển các mối quan hệ.
+Từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ đáp lại người giao tiếp với mình bằng các phản ứng
xúc cảm tích cực.
+Từ 6 – 1 2 tháng tuổi: Trẻ bắt chước một vài hành vi đơn giản thể hiện tình

cảm.
+Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ chào khi được nhắc nhở. Trẻ bắt chước một vài
hành vi xã hội vẫn thường thấy (bế búp bê, nghe điện thoại…). Trẻ làm theo
một số yêu cầu đơn giản của người lớn.
+Từ 24 – 36 tháng tuổi: Trẻ biết chào, biết cảm ơn, biết thêm từ “ạ” khi nói
với người lớn. Biết thực hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả
bộ. Trẻ chơi thân thiện cạnh trẻ khác. Trẻ thực hiện một số yêu cầu của người
lớn.
b.Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ lứa tuổi mẫu giáo
bé (3-4 tuổi) và những mục tiêu cần đạt:
*Về tình cảm:
– Trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) rất dễ xúc cảm và rất nhạy cảm. xúc cảm của
trẻ nảy sinh nhanh chóng và mất đi cũng dễ dàng do đó tình cảm của trẻ chưa
8

ổn định và chưa bền vững. Mọi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi tình
cảm.
– Tình cảm đạo đúc và thẩm mỹ đuợc nảy sinh, phát triển mạnh và luôn luôn
gắn quyện với nhau. Trẻ bất đầu rung động trước cái đẹp và yêu thích cái đẹp,
hứng thú tham gia các hoạt động nghệ thuật như múa, hát, đọc thơ, kể
chuyện, tạo hình. Trẻ bước đầu nhận biết đuợc các hành vi đạo đức đơn giản
trong mối quan hệ giữa người với người: tốt/xấu, đúng/sai.
*Như vậy các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu
giáo bé là:
– Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật hiện tượng
xung quanh: Cụ thể là trẻ nhận ra các cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua
nét mặt giọng nói hoặc qua những hình ảnh trên tranh. Trẻ biết biểu lộ cám
xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận.
– Cảm nhận và thể hiện cảm xúc truớc Vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống và

các hoạt động mang tính nghệ thuật: Trẻ thể hiện sự cảm nhận của mình trước
Vẻ đẹp hoặc trước các hoạt động nghệ thuật (lắng nghe / nhìn ngắm, vui
sướng, vỗ tay, nói những từ thể hiện cảm nhận). Trẻ thích các hoạt động
mang tính nghệ thuật (thích nghe, thích Xem, thích hát, đọc thơ, vẽ…).
*Về kỹ năng xã hội:
– Ý thức về bản thân đã chớm nảy sinh từ cuối tuổi nhà trẻ song vẫn hết sức
mờ nhạt. Nhiều trẻ vẫn chưa biết mình lên mấy, con nhà ai và giới tính của
bản thân. Nhờ sự tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng rộng mở nên trẻ
phát hiện thêm được rằng xung quanh trẻ tồn tại rất nhiều các nuối quan hệ,
vừa đa dạng vừa rắc rối mà trẻ không dễ gì khám phá và hiểu ngay ra được.
Do đó, trẻ mượn các trò chơi (chủ yếu là trò chơi đóng vai theo chủ đề) để tìm
hiểu và thâm nhâp vào xã hội phức tạp của người lớn. Trong trò chơi, trẻ học
đuợc nhiều điều mới, được rèn luyện các kỉ năng xã hội “thật” và “giả”. Trẻ
gắn kết nhiều hơn với các bạn xung quanh.
– Tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên ý
thức đó còn mang đặc điểm tự kỷ trung tâm. Trẻ chưa phân biệt rõ được hai
thế giới: một là thế giới chủ quan và hai là thế giới khách quan tồn tại bên
ngoài. Do đó, trẻ ở độ tuổi này còn rất chủ quan và ngây thơ. Từ sự chủ quan
ngây thơ đó nên trẻ hay đặt ra những yêu cầu vô lí nằm ngoài khả năng, ví dụ
khi xem phim, trẻ rất thích nhân vật Tôn Ngộ Không. Tới đoạn phim không
xuất hiện nhân vật này thì trẻ nằng nặc đòi phải đưa nhân vật Tôn Ngộ Không
ra. Với đặc điểm này cũng gây ra không ít rắc rối khi bắt trẻ tiếp thu và tuân
thủ các yêu cầu quy tắc xã hội. Để giải quyết những rắc rối này, người lớn chỉ
có thể bằng cách kiên nhẫn, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều với các đối
tượng thuộc môi trường bên ngoài để giúp trẻ nhận ra sự khác nhau giữa ý
muốn cá nhân với sự vật khách quan; Trẻ nhận ra giữa mọi người luôn có

9

những quy tắc nhất định phải tuân theo; ở mỗi địa điểm đều có những quy
định riêng không thể không thực hiện.
– Trẻ mẫu giáo bé đã có thể tiếp thu kinh nghiệm quan hệ tình cảm xã hội ở
người lớn, cảm nhận đuợc sự quan tâm và chăm sóc của họ. Việc giáo dục
mọi quan hệ thân ái với mọi người xung quanh và tình cảm thân ái đã có thể
bắt đầu hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ đã thể hiện một số kỹ năng xã hội:
chờ đến lượt, chia sẻ và quan tâm đến những người khác, tuy nhiên vẫn hay
xảy ra những xung đột giữa trẻ với nhau.
– Ở lứa tuổi này, trẻ ít phụ thuộc hơn vào người khác. Trẻ có thể tự chơi
trong một khoảng thời gian dài hơn… Trẻ muốn khẳng định mình, mong
muốn đạt tới tính tự lực. vì vậy, nguởi lớn cần phải nuôi dưỡng lòng mong
muốn độc lập, đáp ứng những nhu cầu tự lực và làm phong phú những hoạt
động của trẻ một cách phù hợp.
* Như vậy dựa trên những đặc điểm có liên quan tới kỹ năng xã hội của trẻ ở
lứa tuổi mẫu giáo bé, có thể xác định các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo
dục kỹ năng xã hội cho trẻ là:
– Thể hiện ý thức về bản thân: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân;
nói được điều bé thích, không thích.
– Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Trẻ
cố gắng thực hiện công việc được giao.
– Thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số
quy định ở lớp và gia đình (sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi; không tranh
giành đồ chơi; vâng lời người lớn). Trẻ biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi khi
được nhắc nhở; chú ý nghe khi người khác nói với mình; cùng chơi với các
bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.
c.Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ lứa tuổi mẫu giáo
nhỡ (4-5 tuổi) và những mục tiêu cần đạt:
*Về tình cảm:
– Trẻ mẫu giáo nhỡ, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn nên quan hệ
của trẻ với những người xung quanh được mở rộng một cách đáng kể. Do đó,

đời sống tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú,
vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước. Các mối quan hệ của trẻ cũng được
phát triển và mở rộng.
– Trẻ mẫu giáo nhỡ rất thích sự trìu mến yêu thương, đồng thời rất lo sợ
trước những thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của những người xung quanh đối với
mình. Nhu cầu đuợc yêu thương của tre mẫu giáo nhỡ thật là lớn, nhưng điều
đáng lưu ý là sự bộc lộ tình cảm của chúng rất mạnh mẽ đối với những nguởi
xung quanh, trước hết là với bố mẹ, anh chị, cô giáo. Tình cảm của trẻ phát
triển mãnh liệt, trẻ không chỉ bộc lộ tình cảm với mọi người mà còn thể hiện
những cảm xúc yêu thương trìu mến, thậm chí đồng cảm với cây cỏ, đồ vật…
Đây là một thời điểm thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
10

– Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm
thẩm mĩ đều ở vào thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm
thẩm mĩ. Tình yêu cái đẹp trong tự nhiên và trong nghệ thuật càng khiến trẻ
gắn bó hơn với con người và thiên nhiên, từ đó mong muổn làm những điều
tốt đẹp cho mọi người và cho môi trường sống. Như vậy qua giáo dục các
tình cảm thẩm mĩ đã có tác dụng giáo dục cả tình cảm đạo đức bởi thực chất
với trẻ nhỏ cái đẹp và cái tốt không thực sự được phân biệt rạch ròi.
* Như vậy các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu
giáo như là:
– Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sụ vật hiện tượng
xung quanh: Trẻ nhận biết được các cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc
nhiên qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ hoặc qua những hình ảnh trên tranh. Trẻ
biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận.
– Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước Vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống và
các hoạt động mang tính nghệ thuật: Trẻ thể hiện sự cảm nhận của mình trước
Vẻ đẹp hoặc trước các hoạt động nghệ thuật (chú ý lắng nghe / nhìn ngắm,

vui sướng, vỗ tay, dùng những từ gợi cảm để thể hiện cảm nhận). Trẻ thích
các hoạt động mang tính nghệ thuật (thích nghe, thích xem, bắt đầu có một số
vận động hòa theo…).
*Về kỹ năng xã hội:
– vào tuổi này, thế giới nội tâm của trẻ đã bắt đầu phong phú nên cá tính của
trẻ bộc lộ rõ rệt. Mỗi đứa trẻ một Vẻ riêng, do đó trẻ bất đầu có khuynh
hướng tìm cho mình những người bạn thân, hợp ý nhau để cùng chơi. Những
đôi bạn hoặc nhóm bạn như thế gắn bó khá tốt và tlhường biết vì nhau: nằm
ngủ cạnh nhau, ăn cạnh nhau, bênh vực khi có bạn bắt nạt, chia sẻ cùng chơi.
Thông thường trong nhóm trẻ sẽ có một vài trẻ nổi bật hẳn đuợc các bạn yêu
mến, luôn thích chơi cùng, luôn nghe theo các ý kiến song cũng có những
cháu bị các bạn không ưa và thường tẩy chay khỏi mọi nhóm hoạt động, cả
hai đối tượng trẻ này đều dẽ rơi vào những vấn đề không hay có thể lệch lạc
trong sự phát triển tâm lí và giáo viên nên chú ý để có những can thiệp phù
hợp.
– Trong “xã hội trẻ em” cũng có những dư luận chung. Các dư luận này có
thể bắt nguồn từ nhận xét của người lớn hoặc do chính trẻ nhận xét lẫn nhau.
Các dư luận này ảnh hường khá lớn đối với sự lĩnh hội các chuẩn mực hành
vi đạo đức của trẻ và ảnh hưởng tới nhân cách của từng trẻ. Nếu với các cháu
ở độ tuổi nhỏ hơn, ý kiến của bạn này không ảnh hưởng gì tới bạn khác thì trẻ
mẫu giáo nhỡ đã biết nghe ý kiến của các bạn và phục tùng theo số đông ngay
cả khi ý kiến đó trái với kiến thức và kinh nghiệm trẻ đã có. Tính a dua này sẽ
dần mất đi nếu trẻ đuợc người lớn dạy bảo và cho trẻ rèn luyện tính tự tin.
– Lúc này, những động cơ đã xuất hiện trước đây như muốn được khẳng
định, muốn được sống và làm việc như người lớn, muốn nhận thức sự vật và
11

hiện tượng xung quanh đều được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt những động
cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ với những người khác có một ý nghĩa hết

sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi. Những động cơ này
gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mục và những quy tấc đạo
đức của những hành vi trong xã hội.
* Như vậy dựa trên những đặc điểm có liên quan tới kỹ năng xã hội của trẻ
ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, có thể xác định các mục tiêu cơ bản cần đạt trong
giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ là:
– Thể hiện ý thức về bản thân: Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân,
tên bố mẹ. Trẻ nói được điều mình thích, không thích, những việc trẻ được
làm.
– Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích, cố
gắng hoàn thành công việc đuợc giao.
– Thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số
quy định ở lớp, gia đình (sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, giờ ngủ không
gây ồn, vâng lời người lớn). Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ
phép. Chú ý nghe khi cô, bạn nói với mình; biết chở đến lượt khi được nhắc
nhờ; biết trao đổi thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.
d.Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ lứa tuổi mẫu giáo
lớn (5-6 tuổi) và những mục tiêu cần đạt:
*Về tình cảm:
– Tình cảm của trẻ đã khá rõ nét và ổn định hơn các độ tuổi truớc. với sự
phát triển của ngôn ngữ và tư duy, trẻ có thể sử dụng các sắc thái khác nhau
của ngôn ngữ, các từ ngữ phong phú biểu cảm, điệu bộ để thể hiện cảm xúc,
tình cảm của mình. Trẻ cũng có thể nói Về tình cảm của mình cho người khác
nghe (giải thích vì sao có cảm xúc hay tình cảm đó, đưa ra nhận xét…).
– Trẻ biết cách thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân quen.
Tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức tiếp tục phát triển và được củng cố. Trẻ
không chỉ có những rung động trước cái đẹp, cái tốt lành mà còn có mong
muốn đuợc hoạt động tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ lẽ phải. Tình cảm
trí tuệ cũng rất phát triển ở giai đoạn này. Các cháu bé thực sự mong muốn và
yêu thích các hoạt động khám phá phát triển nhận thức. Trẻ tỏ rõ sự hiếu kì

trước những điều mới lạ mà mình chưa biết rõ và có nhu cầu tìm hiểu Về
chúng. Trẻ không dễ dàng chấp nhận các câu trả lời qua quýt hoặc lảng tránh.
Đây là những đặc điểm dáng quý mà người lớn chúng ta cần trân trọng và
khai thác để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
* Như vậy các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu
giáo lớn là:
– Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm vói con người, sự vật, hiện tượng
xung quanh: Trẻ nhận biết đuợc các cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc
12

nhiên, xấu hổ… Qua nét mặt giọng nói, cử chỉ hoặc qua những hình ảnh trên
tranh, trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, túc giận, ngạc nhiên, xấu
hổ…
– Cảm nhận và thể hiện cảm xúc truớc Vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống và
các hoạt động mang tính nghệ thuật: Trẻ thể hiện sự cảm nhận của mình truớc
Vẻ đẹp hoặc trước các hoạt động nghệ thuật (chú ý lắng nghe / nhìn ngắm,
vui sướng, vỗ tay, dùng những từ gợi cảm để thể hiện cảm nhận). Trẻ thích
các hoạt động mang tính nghệ thuật (thích nghe, thích xem, bắt đầu có một số
vận động hoà theo…) và thể hiện tình cảm trong các hoạt động mang tính
nghệ thuật mà trẻ thực hiện.
– Trẻ thể hiện những tình cảm trí tuệ tích cực: Trẻ thể hiện niềm vui, sự
ham thích đuợc tìm hiểu các sự vật hiện tượng, kiên trì khi thực hiện các
nhiệm vụ nhận thức, có thái độ trân trọng các kết quả đạt được.
*Về kỹ năng xã hội:
– Sự chuyển tiếp sang tuổi mẫu giáo lớn liên quan đến sự thay đổi vị thế Về
tâm lí của trẻ. Trẻ bất đầu cảm nhận mình là người lớn nhất trong tất cả các
trẻ ở trường mầm non.
– Khả năng kiềm chế của trẻ ở độ tuổi này tốt hơn so trước. Do vậy, trẻ có
thể phục tùng các mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của ngựời lớn, song các nhiệm

vụ đề ra phải rõ ràng và dễ hiểu, các yêu cầu phải phù hợp với độ tuổi. Trong
khi hành động, trẻ không bị phụ thuộc vào các tình huổng trực tiếp trong trò
chơi và các hoạt động khác. Trẻ hành động phù hợp với các mục đích xa hơn
và tự kiềm chế mình trong thời gian lâu hơn. Tuy khả năng kiềm chế tốt hơn
ở độ tuổi trước nhưng trẻ vẫn chưa thể kiềm chế được các xung động của
mình và các xúc cảm trực tiếp. Trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tính kiên trì thường
xuyên và có ý thức hơn. Trẻ đã có thể đánh giá các trở ngại một cách đúng
hơn và biết lượng sức mình để khắc phục các trở ngại đó. Sự động viên
khuyến khích của người lớn có ảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tin vào sức
lực và khả nang của mình, ngược lại sự đánh giá một cách gay gắt và tiêu cực
sẽ làm cho trẻ nản chí. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có sự quan tâm đến các bạn
trong nhóm. Tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh, chúng sẵn sàng chia sẻ với
các bạn và việc có bạn bắt đầu trở nên quan trọng đối với trẻ. Hầu hết trẻ ở độ
tuổi này đều cảm thấy tự tin và thể hiện bản thân mình thông qua những thành
tích của bản thân chúng. Trẻ muốn được khẳng định, muốn được sống và làm
việc như người lớn, muốn nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh. Đặc
biệt những động Cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ với những người khác
có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi,
gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực và những quy tắc đạo
đức trong xã hội.

13

* Như vậy dựa trên những đặc điểm có liên quan tới kỹ năng xã hội của trẻ ở
lứa tuổi mẫu giáo lớn, có thể xác định các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo
dục kỹ năng xã hội cho trẻ là:
– Thể hiện ý thức về bản thân: Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân,
tên bố mẹ, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại. Trẻ nói được điều mình thích,
không thích, những việc trẻ được làm và không được làm. Nói được những

điểm giống và khác bạn (dáng Vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng).
Biết vị trí của mình trong gia đình. Biết vâng lời, giúp đỡ người lớn những
việc vừa sức.
– Thể hiện sự tự tin, tự lực: Cụ thể là trẻ tự làm một số việc đơn giản hằng
ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…). Trẻ cố gắng tự hoàn thành công việc
được giao.
– Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện đuợc một số quy định ở
lớp, gia đình và nơi công cộng (sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không gây
ồn ào nơi công cộng, vâng lời người lớn, muốn đi chơi phải xin phép). Trẻ
biết chào hỏi, cảm ơn, Xin lỗi, chào hỏi lễ phép, chú ý nghe khi cô, bạn nói
với minh, không ngắt lời người khác; biết chữ đến luợt. Biết lắng nghe ý kiến,
trao đổi, thoả thuận, chia Sẻ kinh nghiệm với bạn.
1.3. Câu hói tự kiểm tra hoạt động 1
*Hoạt động 2. Xây dựng nội dung và xác định phương pháp giáo dục trẻ
mầm non để đạt mục tiêu
1.Mục tiêu
– Học viên nắm được cơ sở xác định nội dung, xây dựng được các nội dung
cần giáo dục trẻ ở mỗi độ tuổi.
– Học viên lựa chọn được phuơng pháp giáo dục phù hợp để triển khai các
nội dung nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
Cơ sở xây dựng nội dung:
+Chương trình giáo dục mầm non
(tham khảo cuốn Chương trình giáo
dục mầm non).
+Đặc điểm phát triển và mục tiêu cần
đạt cho từng độ tuổi(tham khảo phần 1.2
các tài liệu gợi ý, quan sát thực tế ở các
nhóm trẻ)

Nội dung giáo dục cụ

thể cho từng độ tuổi

Sau khi đọc các mục gợi ý, học viên tự phác thảo nội dung giáo dục cụ thể
cho từng độ tuổi. Sau đó đọc các thông tin dưới đây:
a. Về nội dung giáo dục tình cảm:

14

Mục tiêu giáo dục tình cảm
Nhà trẻ – Nhận biết và thể hiện cảm xúc với
con nguời, sự vật gần gũi:
+ Từ 3 – 6 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ thích
hóng chuyện, biểu lộ cảm xúc với khuôn
mặt, giọng nói, cử chỉ của người giao tiếp
cùng trẻ. Trẻ thích thú với đồ vật chuyển
động, có màu sắc và chuyển động.
+ Từ 6 – 12 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự
thích giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ với
người giao tiếp cùng. Trẻ biểu lộ các cảm
xúc với người xung quanh. Trẻ thích chơi
với các đồ chơi chuyển động, có màu sắc
sặc sỡ và phát ra âm thanh.
+ Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự
thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với
những người gẩn gũi. Trẻ cảm nhận và
biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi cửa
mình với người xung quanh. Trẻ thích
chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và
quan sát một số đối tượng thú vị xung

quanh (con vật, đồ vật).
+ Từ 24 – 36 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự
thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với
người khác. Trẻ nhận biết được trạng thái
cảm xúc vui, buồn, sợ hãi. Trẻ biểu lộ các
cảm xúc này qua nét mặt, cử chỉ. Trẻ biểu
lộ sự thân thiện với các đối tượng quen
thuộc (con vật, đồ vật, cây cỏ…).
– Trẻ thể hiện cảm xúc qua các hoạt
động mang tính nghệ thuật
+ Từ 3 – 6 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ cảm
xúc tích cực khi nghe hát nghe các âm
thanh (nghe, cưòi, khua tay chân).
+ Từ 6 – 12 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ cảm
xúc tích cực khi nghe hát nghe các âm
thanh (nhún nhảy, vỗ tay, reo cười…).
+ Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ thích nghe
hát và vận động theo nhac. Thích xem
tranh ảnh, thích vẽ.
+ Từ 24 – 36 tháng tuổi: Trẻ biết hát và
vận động theo vài bài hát, bản nhac. Trẻ
thích xem tranh ảnh, xếp hình, tô vẽ
nghuệch ngoạc.
Mục tiêu giáo dục tình cảm

Nội dung giáo dục
Nhận biết và thể hiện một số trạng
thái cảm xúc

+ Từ 3 – 12 tháng tuổi: Tập biểu

hiện tình cảm, cảm xúc.
+ Từ 12 – 24 tháng tuổi: Biểu lộ
cảm xúc khác nhau với những
người xung quanh.
+ Từ 24 – 36 tháng tuổi: Nhận biết
và thể hiện một 5 ở trạng thái cảm
xúc: Vui, buồn, tức giận.
Phát triển cảm xúc thẩm mỹ
+ Từ 3 – 12 tháng tuổi: nghe âm
thanh một sổ đồ vật, đồ chơi; nghe
hát ru, nghe nhạc.
+ Từ 12 – 24 tháng tuổi: nghe hát,
nghe nhac, âm thanh của các nhac
cụ; hát theo và tập vận động đon
giản theo nhac; tập cầm bút vẽ, xem
tranh.
+ Từ 24 – 36 tháng tuổi: nghe hát,
nghe nhạc với các giai điệu khác
nhau, âm thanh của các nhạc cụ;
Hát và tập vận động đơn giản theo
nhac. Vẽ các đường nét khác nhau,
di màu, Xé, vò, xếp hình; xem
tranh.

Nội dung giáo dục

15

-Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm

Mẫu giáo vớị- con người, sự vật hiện tượng xung

quanh: Trẻ nhận ra các cảm xúc vui,
buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng
nói hoặc qua những hình ảnh trên tranh.
Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ
hãi, tức giận.
-Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ
đẹp của thiên nhiên cuộc sống và các hoạt
động mang tính nghệ thuật: Trẻ thể hiện
sự cảm nhận của mình truớc Vẻ đẹp hoặc
trước các hoạt động nghệ thuật (lắng
nghe/ nhìn ngắm, vui sướng, vỗ tay, nói
những từ thể hiện cám nhận). Trẻ thích
các hoạt động mang tính nghệ thuật (thích
nghe, thích xem, thích hát đọc thơ, vẽ…).

Mẫu giáo -Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm
nhỡ
với- con nguời, sự vật hiện tượng xung
quanh: Trẻ nhận biết được các cảm xúc
vui, buồn, sợ hãi, túc giận, ngạc nhiên
qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ hoặc qua
những hình ảnh trên tranh. Trẻ biết biểu
lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận.
Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ
đẹp của thiên nhiên cuộc sống và các
hoạt động mang tính nghệ thuật: Trẻ thể
hiện sự cảm nhận của mình truớc Vẻ đẹp
hoặc trước các hoạt động nghệ thuật (chú

ý lắng nghe / nhìn ngắm, vui sướng, vỗ
tay, dùng những từ gợi cảm để thể hiện
cảm nhận). Trê thích các hoạt động mang
tính nghệ thuật (thích nghe, thích xem,
bất đầu có một số vận động hoà theo…).

– Nhận biết và thể hiện cảm xúc,
tình cảm với- con người, sự vật
hiện tượng xung quanh:
+Nhận biết một sổ trạng thái cảm
xúc: vui, buồn, sợ hãi, túc giận.
+Biểu lộ trạng thái cám xúc qua cú
chỉ, giọng nói, nét mặt.
1. Cảm nhận và thể hiện cảm xức

tnrỏc vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc
sống và các hoạt động mang tính
nghệ thuật:
+Quan tâm đến các cảnh đẹp xung
quanh, một số 1ễ hội của quê hương
đất nước.
+Tham gia vào các hoạt động mang
tính nghệ thuật phù hợp.
+Biểu lộ các cảm xúc tích cực trước
Vẻ đẹp của cánh vật các âm thanh dễ
chịu, các hoạt động mang tính nghệ
thuật.
– Nhận biết và thể hiện cảm xúc,
tình cảm với- con người-, sự vật
hiện tượngxung quanh:

+Nhận biết một số trạng thái cảm
xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc
nhiên.
+Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua cử
chỉ, giọng nói, nét mặt.

Cảm nhận và thể hiện cảm xức
trước vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc
sống và các hoạt động mang tính
nghệ thuật:
+Quan tâm đến các cánh đẹp xung
quanh.
+Tham gia vào các hoạt động mang
tính nghệ thuật phù hợp.
+Biểu lộ các cảm xúc tích cực trước
Vẻ đẹp của cảnh vật các âm thanh dễ
chịu, các hoạt động mang tính nghệ
thuật.
Mẫu giáo Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm -Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình
lớn
với- con người, sự vật hiện tượng xung cảm với- con người, sự vật hiện
quanh: Tre nhận biết được các cảm xúc

16

vui, buồn, 5 sợ hãi, tức giận, ngac nhiên,
xấu hổ… qua nét mặt giọng nói, cử chỉ
hoặc qua những hình ảnh trên tranh. Trẻ
biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức

giận, ngạc nhiên, xấu hổ.

-Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ
đẹp của thiên nhiên cuộc sống và các hoạt
động mang tính nghệ thuật: Trẻ thể hiện
sự cảm nhận của mình truớc Vẻ đẹp hoặc
trước các hoạt động nghệ thuật (chú ý
lắng nghe, nhìn ngắm, vui sướng vỗ tay,
dùng những từ gợi cảm để thể hiện cảm
nhận). Trẻ thích các hoạt động mang tính
nghệ thuật (thích nghe, thích xem, bất đầu
có một số vận động hoà theo…) và thể
hiện tình cảm trong các hoạt động mang
tính nghệ thuật mà trẻ thục hiện.
– Trẻ thể hiện những tình cảm trí tuệ tích
cực: Trẻ thể hiện niềm vui, sự ham thích
được tìm hiểu các sự vật hiện tượng xung
quanh; kiên trì khi thực hiện các nhiệm
vụ nhận thức; có thái độ trân trọng các
kết quả đạt được.

tượng xung quanh:
+Nhận biết một số trạng thái cảm
xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc
nhiên, xấu hổ qua các hình thức khác
nhau.
+Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua cử
chỉ, giọng nói, nét mặt.
+Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng
thái cảm xúc của người khác trong

các tình huống giao tiếp khác nhau.
+Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ
với cảm xúc của người khác.
-Cảm nhận và thể hiện cảm xúc
trước vẻ đẹp của thiên nhiên của quê
hương, đất nước và các hoạt động
mang tính nghệ thuật; lòng kính yêu
lãnh tụ:
+Quan tâm đến các cảnh đẹp xung
quanh các di tích lịch sử một số lễ
hội của quê hương đất nước.
+Tham gia vào các hoạt động mang
tính nghệ thuật phù hợp.
+Biểu lộ các cảm xúc tích cực trước
Vẻ đẹp của cảnh vật các âm thanh dễ
chịu, các hoạt động mang tính nghệ
thuật.
+Lòng kính yêu Bác Hồ, các anh
hùng dân tộc.
– Biểu hiện cảm xúc tích cực trước
các đối tượng và hoạt động nhận
thức:
+Thể hiện niềm vui, sự ham thích
khi được tìm hiểu các sự vật, hiện
tượng xung quanh.
+Kiên trì thục hiện nhiệm vụ được
giao.
+ Trân trọng kết quả đạt được

b.Về nội dung giáo dục kỹ năng xã hội:

Nhà trẻ

Mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội
– Biểu lộ sự nhận thức về bản thân:
+Từ 3 – 6 tháng: Trẻ quay đầu về phía
phát ra âm thanh hoặc tiếng gọi.
+Từ 6 – 12 tháng: Trẻ nhận ra tên của
mình và có phản ứng khi nghe gọi tên.
+Từ 12 – 24 tháng: Trẻ nhận ra mình

17

Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội
– Ý thức về bản thân:
+Từ 3 – 12 tháng tuổi: Chơi với bàn
tay, bàn chân của bản thân, làm quen
với tên gọi của mình.
+Từ 12 – 24 tháng tuổi: Nhận biết
tên gọi, hình ảnh bản thân.

trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình
ảnh của mình khi được hỏi).
+ Từ 24 – 36 tháng: Trẻ nói đuợc vài
thông tin VẺ bản ứiâii như tÊn, tuổi.
Tre biết thể hiện điểu mình thích và
không thích.
– Thực hiện hành vi xã hội đơn gịản:
+ Từ 3 – 6 tháng tuổi: Trẻ đáp lại người
giao tiếp với mình bằng các phản ứng

xúc cảm tích cực.
+ Từ 6 – 12 tháng tuổi: Trẻ bắt chước
một vài hành vi đơn giản thể hiện tình
cảm
+ Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ chào khi
được nhắc nhở. Trẻ bắt chước một vài
hành vi xã hội vẫn thường thấy (bế búp
bê, nghe điện thoại…). Trẻ làm theo một
số yêu cầu đơn giản của người lớn.
+ Từ 24 – 36 tháng tuổi: Trẻ biết chào,
biết cảm ơn, biết thêm từ “ạ”, “dạ” khi
nói với nguởi lớn. Biết thực hiện một số
hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả
bộ. Trẻ chơi thân thiện cạnh trẻ khác.
Trẻ thực hiện một số yêu cầu của người
lớn.

+Từ 24 – 36 tháng tuổi: Nhận biết
tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài
bản thân; Nhận biết một số đồ dùng,
đồ chơi yêu thích của mình.
-Mối- quan hệ tích cực với con
nguời và sự vật gần gũi:
+3 – 1 2 tháng tuổi: Giao tiếp với
người khác bằng âm thanh, hành
động, chơi với đồ chơi, đồ vật.
+12-24 tháng tuổi: Giao tiếp với cô
và bạn; tập sử dụng đồ dùng, đồ
chơi, quan tâm đến các vật nuôi.
+24- 36 tháng tuổi: Giao tiếp với

những người xung quanh, chơi thân
thiện với bạn (chơi cạnh bạn, không
tranh giành, không đánh bạn). Quan
tâm đến các con vật nuôi. Thực hiện
yêu cầu đơn giản mà người khác
(người thân quen) yêu cầu.
Hành vi văn hoả đơn gỉan:
+Từ 3 – 12 tháng tuổi: Làm theo
hướng dẫn: Chào, tạm biệt.
+Từ 12 – 24 tháng tuổi: Thực hiện
một số yêu cầu trong giao tiếp:
Chào, tạm biệt cảm ơn, nói từ “ạ”
“dạ”

+Từ 24 – 36 tháng tuổi: Thực hiện

Mâu
giáo

-Thể hiện ý ỉhức về bản thân: Trẻ nói
đuợc tên, tuổi, giới tính của bản thân;
nói được điều bé thích, không thích.
-Thể hiện sự tự tin, tự lực. cụ thể là trẻ
mạnh dạn tham gia vào các hoạt động,
Trẻ cố gắng thực hiện công việc được
giao.
-Thực hiện hành vi và quy tắc. ứng xử
xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy
định ở lớp và gia đình (sau khi chơi biết

xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ
chơi, vâng lởi người lớn). Trẻ biết chào
hỏi, cám ơn, Xin lỗi khi được nhắc nhờ,
chú ý nghe khi người khác nói với
mình, cùng chơi với các bạn trong các
trò chơi theo nhóm nhỏ.

18

một số hành vi văn hoá trong giao
tiếp: chào khi gặp và khi tạm biệt,
cám ơn, nói từ “ạ”, “dạ”, “vâng ạ”.
Thực hiện một số quy định đơn giản
trong sinh hoạt ở nhóm, lớp (xếp
hàng chờ đến lượt, cất đồ vào nơi
quy định).
-Ý thức về bản thân:
+Tên, tuổi, giới tính.
+Những điều bé thích, không thích.
-Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:
+Biết được một số quy định ở lớp và
ở gia đình.
+Cử chỉ, lời nói lễ phép.
+Chờ đến lượt
+Yêu mến bố, mẹ, anh chị em trong
gia đình.
+Chơi hoà thuận với các bạn.
+Nhận biết hành vi “đúng – sai”,
“tốt – xấu”.
-Quan tâm đến môi trường sống

+Tiết kiệm các nguồn vật liệu, nhiên
liệu.
+Giữ gìn vệ sinh môi trường.

+Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây
cối.
Ý thức về bản ỉhân:

Mâu
giáo
nhỡ

+Tên, tuổi, giới tính.
-Thể hiện ý thức về bản thân: Nói được
họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên
bố mẹ; nói được điều mình thích, không
thích, những việc được làm.
-Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ tự chọn
đồ chơi, trò chơi theo ý thích; cố gắng
hoàn thành công việc được giao.
Thực hiện hành vi và quy tác. ứng xử xã
hội: Trẻ thực hiện được một số quy định
ờ lớp, gia đình (sau khi chơi biết xếp,
cất đồ chơi, giờ ngủ không gây ồn, vâng
lời người lớn). Trẻ biết chào hỏi, cám
ơn, Xin lỗi, chào hỏi 1ễ phép; chú ý
nghe khi cô, bạn nói với mình; biết chờ
đến lượt khi được nhác nhờ; biết trao
đổi thoả thuận với bạn để cùng thực

hiện hoạt động chung.

Mâu
giáo
lớn

Mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội
-Thể hiện sự tự tin,tự lực: Trẻ tự làm
một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh
cá nhân, trực nhật chơi…). Trẻ cố gắng
tự hoàn thành công việc được giao.
Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:
Trẻ thực hiện được một sổ quy định ở
lớp, gia đình và nơi công cộng (sau khi
chơi biết xếp, cẩt đồ chơi, không ồn ào
nơi công cộng, vâng lời người lớn,
muốn đi chơi phải xin phép). Trẻ biết
chào hỏi, cảm ơn, Xin lỗi, chào hỏi 1ễ
phép; chú ý nghe khi cô, bạn nói với
mình; không ngắt lời người khác; biết
chờ đến lượt; biết lắng nghe ý kiến, trao
đổi, thoả thuận chia sẽ kinh nghiệm với
bạn

+Sở thích, khả năng của bản thân.
– Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:
+Biết được một số quy định ở lớp và
ở gia đình và nơi công cộng.
+Lắng nghe ý kiến của người khác,
sử dụng cử chỉ, lời nói 1ễ phép.

+Chờ đến lượt hợp tác.
+Yêu mến quan tâm đến người thân
trong gia đình.
+Quan tâm, giúp đỡ bạn.
+Phân biệt hành vi “đúng – sai”, “tốt
– xấu”.
-Quan tâm đến môi trường sống.
+Tiết kiệm các nguồn vật liệu, nhiên
liệu.
+Giữ gìn vệ sinh môi trường.
+Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây
cối.
Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội
– Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:
+Biết được một số quy định ở lớp,
gia đình và nơi công cộng.
+Lắng nghe ý kiến của người khác,
sự dụng cử chỉ, lời nói 1ễ phép, lịch
sự.
+Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận.
+Yêu mến quan tâm, chia sẻ, giúp
đỡ bạn.
+Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi
“đúng-sai”, “tốt- xấu”
– Quan tâm đến môi trường sống
+Tiết kiệm các nguồn vật liệu, nhiên
liệu.
+Giữ gìn vệ sinh môi trường.
+Bảo vệ, chăm sóc con vật
– Quan tâm đến môi trường sống.

+Tiết kiệm các nguồn vật liệu, nhiên
liệu.
+Giữ gìn vệ sinh môi trường.
+Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây
cối.

2.2. Xác định phương pháp giáo dục

– HV nêu những phuơng pháp giáo dục phù hợp với việc triển khai các
nội dung nêu trên (Học viên liệt kê ra nháp).
19

– Hướng dẫn cách xác định phương pháp giáo dục đạt hiệu quả;
– Từ các phương pháp đã liệt kê, học viên trả lời các câu hỏi sau:
Sau đây là một số phương pháp giáo dục cụ thể:
a. Giao lưu tình cảm tiếp xúc gần gũi:
*Mục đích
– Phương pháp này nhằm tạo ra sự tin tưởng, gắn bó giữa trẻ với những
người xung quanh. Tăng cường sụ phát triển của các giác quan. Góp phần tích
cực phát triển các kỹ năng xã hội.
*Cách thực hiện
– Luôn để ý tới trẻ, tạo nhiều thời gian nhất có thể cho việc giao lưu với trẻ.
Giao lưu trọn vẹn đuợc hiểu là một quá trình gồm cả những thông tin bằng lời
nói, những cử chỉ điệu bộ thể hiện cảm xúc, ánh mắt, nét mặt của người giao
lưu cùng trẻ. Với trẻ nhỏ những âm thanh ngôn ngữ tuy không mang giá trị
nhiều Về mặt ngữ nghĩa song sự kết hợp giữa âm thanh, điệu bộ, đặc biệt là
nét mặt và ánh mắt sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình cảm, thái độ của người
cùng giao tiếp, trẻ sẽ có phản ứng hưởng ứng lại. Khi trẻ lớn hơn thì những
cuộc trò chuyện hướng vào một nội dung cụ thể (việc trẻ đang làm, một đối

tượng mà trẻ đang quan tâm, tâm trạng của trẻ…) mang ý nghĩa nhiều mặt:
Phát triển ngôn ngữ, tư duy, các chức năng tâm lí, tình cảm, kỹ năng giao tiếp
ứng xử.
– Với trẻ nhỏ, sự phát triển các giác quan có ý nghĩa to lớn bởi nó mở ra tấm
màn nhận thức thế giới rộng lớn xung quanh trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ, cần tạo
nhiều cơ hội để trẻ rèn luyện các giác quan với cấp độ tăng dần theo lứa tuổi,
ví dụ: Trẻ hài nhi có thể cảm nhận sự nhẹ nhàng qua tiếp xúc làn da (áp má,
xoa tay vào da bé và ngược lại, các động tác xoa nắn…), trẻ ấu nhi có thể
luyện xúc giác với các sắc thái tính chất rõ, mang tính đối lập như nhẵn mịn,
thô ráp, lạnh, ấm nóng; hoặc làm quen với các âm thanh khác nhau: tiếng nói,
tiếng chuông, tiếng vỗ tay; luyện tập phản ứng với cường độ âm thanh khác
nhau: thì thầm, nói đủ nghe, nói lớn…
– Phương pháp này nên áp dụug với trẻ ngay khi trẻ còn rất nhỏ và phải thực

hiện thường xuyên. Sự quan tâm, gần gũi của người lớn dành cho trẻ là rất
cần thiết song cần tạo cho trẻ những khoảng riêng để trẻ tự xoay sở nhằm
tránh những hệ quả tiêu cục như trẻ trở nên quá phụ thuộc, hay làm nũng,
luôn cần có người ở bên.
b. Dùng lời nói:
20

*Mục đích:
– Giúp trẻ nắm đuợc nội dung các yêu cầu cần thực hiện; giúp giáo viên
truyền tải tới trẻ một cách đầy đủ các vấn đề giáo dục.
*Cách thực hiện:
– Phương pháp này gồm các hình thức khác nhau như: trò chuyện, phân
tích, giảng giải. Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ em lứa tuổi mầm
non, phương pháp này nên sử dụng kết hợp cùng phương pháp trực quan.
Như vậy sẽ giúp trẻ nhận thức một cách đầy đủ và chính xác hơn.

– Giáo viên cần chuẩn bị trước Về cuộc trò chuyện với trẻ: Xác định mục
đích, những nội dung trò chuyện với trẻ, những lời dẫn dắt và cách dẫn dắt
(bằng một tình huống/ một đoạn truyện ngắn/ một đoạn phim…), những đoạn
trao đổi (lường trước các tình huống phản ứng của trẻ), chú ý tới cách dẫn dắt
bởi đây là điểm mấu chốt lôi cuốn hứng thú và sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tiếp
thu tốt hay không tốt các nội dung tiếp sau và phải duy trì tốt húng thú của trẻ
trong toàn bộ quá trình nói chuyện. Cách đặt câu hỏi, cách dùng câu từ và
thời gian trò chuyện phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng tập
trung của trẻ. Hầu như khó có trẻ nào dù là trẻ mẫu giáo lớn có thể kiên nhẫn
ngồi nghe một cuộc diễn thuyết chạy dài khoảng 15 – 20 phút. Độ phức tạp
của các câu kể, câu hỏi cần tuỳ thuộc vào đối tượng trò chuyện. Sự thay đổi
linh hoạt các hình thức trò chuyện (kết hợp sử dung các vật dụng trực quan,
kết hợp các hành động thể hiện,…) sẽ làm tăng hứng thú, tăng độ tập trung và
tăng hiệu quả ghi nhớ các nội dung được đề cập.
c. Sử dụng tình huống:
*Mục đích:
– Hình thành cho trẻ kỹ năng giải quyết những tình huống thường gặp trong
cuộc sống hằng ngày. Trẻ có sự gắn kết giữa những nội dung được dạy với
thực tế cuộc sống; dần nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động học tập
và rèn luyện.
*Cách thực hiện:
– Các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên loại
tình huống này không “sẵn có” làm ảnh hưởng tới tính chủ động của giáo
viên. Hơn nữa các tình huống khá đa dạng, thường ít khi lặp lại nguyên xi, do
vậy nó đòi hỏi ở giáo viên phải bao quát lớp xát sao, đặc biệt cần tinh ý để
phát hiện ra các tình huống có vấn đề, có thể tận dụng để giáo dục trẻ. Ngay
cả khi đã phát hiện ra tình huống có vấn để thì tùy từng giáo viên mà cách xử
lí các tình huống đó vào mục đích giáo dục cũng rất khác nhau. Điều này phụ
thuộc vào kinh nghiệm sư phạm, văn hoá cá nhân của giáo viên.
21

– Trên thực tế, nhiều tình huống hầu như ít khi, thậm chí không bao giờ xảy
ra trong môi trường trường mầm non. ví dụ như lạc đường, bị bắt cóc, giúp đỡ
người già… vì vậy, để trẻ đuợc luyện tập, giáo viên cần tạo ra các tình huống:
thông qua xây dựng kịch bản chơi trò chơi đóng kịch. Thông qua tình huống,
giáo viên dàn dụng để đưa trẻ vào hoạt động với tình huống đó. Những tình
huống giáo dục sẽ có giá trị tác động cao hơn khi được áp dụng cho một cá
nhân hoặc một nhóm nhỏ trẻ. vì vậy giáo viên nên quan sát kỹ trẻ để phát
hiện những vấn đề cần phải tác động, xây dựng “kịch bản tình huống” và có
kế hoạch triển khai. Sau khi trải nghiệm tình huống, giáo viên cần giúp trẻ
đúc kết lại để trẻ ghi nhớ đầy đủ và chính xác hơn. Bởi trong quá trình thực
hiện, nhiều khi trẻ bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc vào một vài chi tiết nào đó.
d. Sử dụng trò chơi:
*Mục đích:
– Trẻ đuợc học tập các kiến thức, kỹ năng một cách tự nhiên qua các trò
chơi, đồng thời đây cũng là cơ hội để trẻ trải nghiệm và kiểm tra lại vốn kiến
thức, kỹ năng của mình.
*Cách thực hiện:
– Đã từ lâu, hoạt động vui chơi được coi là hoạt động có ý nghĩa trong sự
phát triển toàn diện nhân cách trẻ em. Khi tham gia trò chơi, trẻ khám phá
môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Trẻ lĩnh hội được tư duy linh
hoạt, cách giải quyết vấn đề, hình thành những khái niệm. Hoạt động vui chơi
cũng đặt ra cho trẻ nhiều tình huống bất ngờ đòi hỏi ở trẻ sự linh hoạt, nhạy
bén và sáng tạo để giải quyết tình huống chơi. Trò chơi tạo cơ hội cho trẻ hợp
tác với nhau một cách tự nhiên trong hoạt động, từ đó giúp trẻ tăng cường khả
năng giao tiếp, phát triển tính đoàn kết, tương trợ giữa các trẻ trong lớp.
– Có nhiều dạng trò chơi mà giáo viên có thể khai thác để tổ chức cho trẻ.
Nguồn trò chơi có thể do sưu tầm hoặc do giáo viên sáng tạo ra những trò
chơi mới.

*Một số dạng trò chơi có thể tổ chúc cho trẻ:
Trò chơi học tập: Là những trò chơi thuộc nhóm trò chơi có luật được sử
dụng để ôn luyện lại một số kiến thức, kỹ năng nhất định nhằm mục đích phát
triển hoạt động trí tuệ và nhận thức.
– Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập. Các nhà sư phạm Liên Xô đã
chia trò chơi học tập theo tính chất sử đụng đồ chơi và tài liệu học tập, cụ thể
có các nhóm như sau:
22

+Trò chơi với vật thật: Trẻ sử dụng các vật thật như đồ dùng, đồ chơi, quả,
hoa… Những trò chơi này không chỉ củng cổ kiến thúc mà còn góp phần rèn
luyện các giác quan qua việc tiếp xúc trục tiếp với vật thật.
+Trò chơi với tranh ảnh, mô hình.
+Trò chơi dùng lời nói: Loại trò chơi này có thể áp dụng cho nhiều nội
dung khác nhau. Các trò chơi phổ biến như: đúng – sai, kể đủ các vật, bắt
chước tiếng kêu, hướng dẫn viên, ai là nhà thông thái…
– Ngoài ra, trò chơi học tập còn có thể chia thành các nhóm dựa trên mục
đích cơ bản mà trò chơi hướng tới:
+Trò chơi củng cố sự nhận biết các đối tượng cụ thể trong đó nội dung và
các hành động chơi hướng vào việc củng cố một biểu tượng cụ thể nào đó. Ví
dụ, xếp tranh theo thứ tự, miêu tả đối tượng để mọi người đoán…
+Trò chơi củng cố sự nhận biết và phân biệt các đối tượng: Nội dung và các
hành động chơi được hướng vào việc củng cố hai hay nhiều đối tượng và
phân biệt chúng theo các dấu hiệu, đặc điểm rõ nét.
+Những trò chơi luyện khả năng phân nhóm đối tượng: Những trò chơi này
giúp trẻ củng cố nhận biết Về những đặc điểm chung của các đối tượng và
phân nhóm chúng theo những dấu hiệu khác nhau.
Trò chơi “khoa học”: Là những trò chơi mang tính khám phá, thử nghiệm
nhằm cung cấp cho trẻ những tri thức tiền khoa học, khuyến khích và nuôi

dưỡng trí tò mò ham hiểu biết, góp phần phát triển trí tuệ và chuẩn bị những
kỹ năng nhận thức nhất định. Trò chơi khoa học không nhất thiết phải có luật,
kết quả chơi không nhất thiết là một kết quả duy nhất. Giáo viên có thể tổ
chức các trò chơi như các thí nghiệm về nam châm, về các trạng thái của
nước, sự phát triển của cây, sự kỳ diệu của các màu sắc…
Trò chơi đóng vai: Đây là dạng trò chơi trẻ tập hoá thân vào người khác và
các hoạt động chơi của trẻ nhằm tái hiện lại cuộc sống xung quanh dưới cách
nhìn của chính những đứa trẻ. Vốn kiến thúc và kinh nghiệm sống của từng
đứa trẻ sẽ được phản ánh qua các trò chơi dạng này.
Trò chơi dân gian: Là những trò chơi có xuất xứ trong dân gian, do nhân
dân nghĩ ra và dược chơi một cách phổ biến, chúng ta có thể lựa chọn nguyên
xi những trò chơi để dạy trẻ hoặc chọn lấy những yếu tố phù hợp trong trò
chơi dân gian để cải biến thành một trò chơi mới mang tính chất dân gian
nhằm giúp trẻ dễ chơi hơn và phục vụ mục đích giáo dục.
Ví dụ: Trò chơi ô ăn quan, nhảy ô, cờ lúa ngô, chuyền thẻ…
23

– Ngoài ra giáo viên có thể tận dụng những vật liệu tự nhiên như cát, nước,
sỏi, lá cây, hột hạt … để cho trẻ chơi các trò chơi cũng tương đối đa dạng như:
Xếp hình, xây dựng, chơi với nước …
e.Tham gia các hoạt động lao động
*Mục đích:
– Trẻ đuợc làm quen với hoạt động lao động và có tình cảm tích cực với
hoạt động này. Trẻ được rèn luyện nhiều kỹ năng; kỹ năng lao động, kỹ năng
nhận thức. Trẻ được được vận dụng kiến thức vào thực tế và trải nghiệm để
kiến thức thêm phong phú, chính xác; rèn cho trẻ ý thức làm việc có mục đích
và kế hoạch. Trẻ biết hợp tác với mọi người, biết làm việc độc lập để hoàn
thành công việc.
*Cách thực hiện:

– Nhà giáo dục N.C.Crupxkaia đã đánh giá cao vai trò của giáo dục lao
động. Đó vừa là nội dung, vừa là phương tiện để giáo dục con người. Hoạt
động lao động tạo cho trẻ nhiều cơ hội được hoạt động phục vụ bản thân, giúp
đỡ người khác, tạo ra sản phẩm nào đó. Từ đó trẻ cảm nhận được ý nghĩa của
lao động và có tình cảm tích cực với hoạt động lao động. Tham gia hoạt động
này, trẻ phải vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có hoặc
đang hình thành vào giải quyết công việc cụ thể. Qua đó trẻ còn thu được
thêm những kiến thức mới, học được những cách thức hành động mới.
– Hoạt động lao động có thể được tổ chức trong lớp hoặc ở không gian bên
ngoài lớp học. Khi tổ chức cho trẻ tham gia lao động, giáo viên tiến hành theo
các bước sau:
+ Lập kế hoạch gồm các ý:
*Mục đích của hoạt động.
*Nội dung hoạt động lao động.
*Địa điểm tiến hành.
*Các phương tiện hỗ trợ.
*Cách tiến hành.
+Trò chuyện với trẻ về hoạt động mà trẻ sắp tham gia, trò chuyện phải khơi
gợi ở trẻ sự thích thú, tự nguyện để thực hiện. Trẻ hiểu nhiệm vụ và chủ động
lên kế hoạch để giải quyết nhiệm vụ, cụ thể là bao gồm các ý sau:
• công việc trẻ sẽ thực hiện.
• Ý nghĩa cửa những việc làm (với trẻ bé, việc hiểu ý nghĩa hay không
không quan trọng bằng việc gợi hứng thú để trẻ tham gia vào công việc).
24

Trẻ có sẵn sàng để tham gia không.
• Để giải quyết công việc theo trẻ cần phải làm những gì, cần chuẩn bị
những gì. Trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn cần hiểu và giải thích được tại sao phải
làm như vậy.

+Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho trẻ.
+Tổ chức cho trẻ thực hiện: Quá trình trẻ lao động, giáo viên cần theo sát
trẻ để giám sát, nhắc nhở và hỗ trợ trẻ khi cần thiết. Giáo viên không nhất
thiết làm hộ trẻ mà có thể đặt các câu hỏi để giúp trẻ điều chỉnh lại hành
động.
+Kiểm tra kết quả và nhận xét: giai đoạn này giáo vĩÊn tổ chúc để tre cùng
tham gia đánh giá. với trẻ lớn, giáo viên tạo điều kiện để trẻ nói về quá trình
tổ chức hoạt động của mình, những kinh nghiệm (làm thế nào để đạt kết quả,
vì sao phải làm vậy), tự nhận thấy những thiếu sót và thứ xác định nguyên
nhân.
– Nhìn chung khi tổ chúc hoạt động lao động thì hình thức, nội dung lao
động phải phù hợp với sức khoẻ, tâm lí, sinh lí, chú ý tới yêu cầu giáo dục,
đặc điểm không gian hoạt động và đảm bảo an toàn cao nhất cho trẻ.
g.Giám sát, nhận xét, đánh giá:
*Mục đích:
– Việc động viên khuyến khích trẻ kịp thời, đúng lúc là biện pháp hữu hiệu
để duy trì hứng thú trong suốt quá trình hoạt động, với những lời khen ngợi,
tán thưởng, ánh mắt đồng tình… có thể tạo cho trẻ thêm sự tin tưởng, vui vẻ,
giúp trẻ thêm hào hứng, quyết tâm để thực hiện công việc của mình. Khi được
khen ngợi trẻ như được nhìn nhận và biết mình đang làm đúng. Cảm giác đó
thúc đẩy trẻ đến hoạt động, duy trì hứng thú của trẻ và làm nảy sinh ở trẻ
mong muốn tham gia những hoạt động khác.
– Mặt khác, khi đứa trẻ lúng túng hoặc làm sai, làm chậm hơn các bạn thì sự
động viên, khích lệ và hướng dẫn sửa sai giúp trẻ của giáo viên là vô cùng cần
thiết. Điều đó sẽ trờ thành động lực cho trẻ, trẻ cảm thấy yên tâm vì cháu vẫn
nhận đuợc sự quan tâm giúp đỡ của cô.

*Cách thực hiện:
– Đây là biện pháp mang tính bổ trợ cho các biện pháp khác, biện pháp này

giáo viên có thể sử dụng bất cứ khi nào miễn sao phải đúng lúc và hợp lí. Sự
đúng lúc và hợp lí được thể hiện như sau: Khen thưởng, khích lệ trẻ khi trẻ đi
đúng hướng, hành động đúng và đạt kết quả tốt; nhiều khi chỉ cần trẻ có
những tiến bộ hơn trước giáo viên cũng nên khen ngợi cháu. Khi khen trẻ,
giáo viên nên khen truớc cả lớp để bản thân trẻ cảm thấy tự hào đồng thời các
25

– Module này giúp làm rõ những đặc điểm phát triển về tình cảm và những kỹ năngxã hội của trẻ mầm non đồng thời nêu lên những tiềm năng và hiệu quả đơn cử cầnđạt được ở từng tiến trình lứa tuổi. Module hưởng tới việc tương hỗ cho nhữngngười chăm nom, giáo dục tre mầm non cơ sở để tiến hành những hoạt động giải trí giáodục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách hiệu suất cao. B.MỤC TIÊU – Người học nắm được những kiến thúc cơ bản về đặc điểm phát triển tình cảmvà những kỹ năng xã hội của trẻ mầm non. – Người học xác lập được tiềm năng về phát triển tình cảm và kỹ năng xãhội cho tre mầm non ở từng quy trình tiến độ lứa tuổi. – Người học xác lập được nội dung và giải pháp giáo dục tình cảm vàkỹ năng xã hội cho trẻ mầm non ở từng quá trình lứa tuổi. – Người học vận đụng tổ chức triển khai thực thi giáo dục phát triển tình cảm và kỹnăng xã hội cho trẻ. C.NỘI DUNG : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm, xác lập những tiềm năng về phát triểntình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mầm non. 1. Mục tiêu : – Giúp người học biết cách kiến thiết xây dựng khái niệm, nắm được khái niệm “ tìnhcảm ”, “ kỹ năng xã hội ” và những biểu lộ của tình cảm và kỹ năng xã hộitrong thực tiễn. Nắm được đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của từng độ tuổiMN, từ đó xác lập tiềm năng phát triển. 2. Cách triển khai : 2.1. Làm rõ những khái niệm : – Cách giúp học viên kiến thiết xây dựng khái niệm. Các biểu lộ củatình cảm trong thựctếMột số cách địnhnghĩavề “ tình cảm ” Khái niệm “ tình cảm ” – Sau khi triển khai theo sơ đồ trên, học viên đọc những thông tin sau : a. Tình cảm : – Tình cảm là những thái độ bộc lộ sụ rung cảm của con người đối vớinhững sự vật, hiện tượng kỳ lạ có tương quan tới nhu yếu và động cơ của họ. Tìnhcảm khi nào cũng gắn với một đối tượng người dùng đơn cử. – Trong thực tiễn, đời sống mỗi cá thể đều hoàn toàn có thể thấy rất nhiều biểu hiệnkhác nhau của tình cảm con người. ví như khi tất cả chúng ta đi xa và thấy như thathiết ngôi nhà và những người thân yêu của mình hoặc khi nghe tin dữ xảyđến với một người bạn, tất cả chúng ta thấy lo ngại, xót xa … Đó đều là những biểuhiện chân thực của tình cảm. – Cảm xúc là sự bộc lộ của tình cảm trong những thực trạng nhất định. – Ví dụ, khi nghe tin quân ta thắng lợi và tàn phá được rất nhiều quân củađịch, tất cả chúng ta có xúc cảm vui sướng hân hoan và hả hê trước những thất bạithảm hại của quân địch. Bởi ở đây có hai thứ tình cảm chủ yếu, đó là tình yêuquê hương quốc gia và sụ chán ghét những kẻ xâm lược phi nghĩa. – Tình cảm được chia thành tình cảm cấp cao và tình cảm cấp thấp : Tình cảm cấp thấp tương quan tới sự thỏa mãn nhu cầu hay không thỏa mãn nhu cầu những nhucầu sinh học của khung hình. – Tình cảm cấp cao tương quan tới sự thỏa mãn nhu cầu hay không thỏa mãn nhu cầu nhữngnhu cầu xã hội của con người. Tình cảm này gồm tình cảm đạo đức, tình cảmtrí tuệ và tình cảm thẩm mĩ. – Trẻ mầm non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ tiếpthu và học hỏi từ xung quanh để tạo nên sự phát triển và triển khai xong cá thể. Giáo dục tình cảm cho trẻ phải khởi đầu từ những điều đơn thuần, thân thiện nhất. Trẻ phải phân biệt được những biểu lộ cảm hứng của người khác để điềuchỉnh những biểu lộ và hành vi cho tương thích ; trẻ phân biệt những cảm hứng, tìnhcảm của mình và học cách biểu lộ tương thích. b. Kỹ năng xã hội : – Kỹ năng xã hội là những phương pháp xử lý những yếu tố trong cuộc sốngxã hội nhằm mục đích giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn. Tùy từng giaiđoạn phát triển, với sự lan rộng ra dần khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí, sự phong phú của cáchoạt động và sự đa dạng chủng loại của những nuối quan hệ thì những kỹ năng xã hội cũngphát triển dần lên. Các thiên nhiên và môi trường xã hội của con người khá rộng, từ mái ấm gia đình, trường học, tới những tổ chức triển khai hội đồng khác. Ở mỗi nơi với đặc điểm riêng sẽđòi hỏi những kỹ năng xã hội riêng. 2.2. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mầm non vànhững tiềm năng cần đạt : – Cách giúp học viên tiến hành : – Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội : Nghiên cứu tài liệu, lấy vídụ và nghiên cứu và phân tích ví dụ thực tiễn. – Mục tiêu cần đạt : – Mỗi quá trình trẻ nhỏ có những sự phát triển riêng về tâm, sinh lí nói chung vàtình cảm, kỹ năng xã hội nói riêng, do đó những nhu yếu Về mục tiê u giáo dục cũngkhác nhau. a. Đặc điểm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ lứa tuổi nhà trẻ vànhững tiềm năng cần đạt * Về tình cảm : – Ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã có những ứng xử làm cho người lớn phảiquan tâm như khóc, cười, bám níu, rúc tìm bầu sữa, muốn được âu yếm vỗvề … Những biểu lộ đó là sự biểu lộ của nhu yếu được giao lưu gắn bó vớingười lớn mà trước hết là với người mẹ. Nhu cầu gắn bó mẹ con đã đượcnhiều nhà khoa học chứng tỏ đó cũng là nhu yếu gốc chứ không phải chỉ lànhu cầu thứ sinh do yên cầu của nhu yếu ẩm thực ăn uống mà thành. Việc thườngxuyên gắn bó giữa mẹ và con là cơ sở cho sự phát sinh và phát triển những nhucầu tiếp xúc giữa trẻ với những người xung quanh, trẻ dần biết biểu lộ cảmxúc của mình khi tiếp xúc với mọi người : Cười khi nhìn thấy ai đó hoặc được “ hỏi chuyện ”, mếu, khóc khi người ta bỏ đi và trẻ chỉ có một mình. Đó chínhlà những phản ứng hoạt động xúc cảm đặc biệt quan trọng hướng tới người lớn, được gọilà “ phức cảm hớn hở ”. – Cho tới khoảng chừng 15 tháng, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với mọi người xungquanh là hoạt động giải trí chủ yếu của trẻ. Giao tiếp với người lớn có ảnh hưởngmạnh tới sự phát triển tâm lí của trẻ đặc biệt quan trọng là Về mặt xúc cảm. Khi giaotiếp, người lớn bế ẵm, cưng nựng, vỗ Về hỏi han trẻ, biểu lộ những cảmxúc rất rõ ràng trên nét mặt cho trẻ quan sát … Do đó đã khêu gợi lên nhữngcảm xúc tiên phong Về con người và những sắc thái khác nhau của sự biểu lộ cảmxúc để trẻ học theo. Trong quy trình tiến độ này có một mốc quan trọng của sự pháttriển tình cảm đó là sự phân biệt giữa người lạ và quen ( khoảng chừng tháng thứ 6 tháng thứ 8 ). Nếu trước kia trẻ hoàn toàn có thể cười và theo bất kỳ ai thì tới giai đoạnnày trẻ tỏ rõ sự lạ lẩm, sợ hãi trước người lạ ( khóc, quay mặt đi … ) bởi lúc nàyở trẻ đã định hình 1 số ít đối tượng người tiêu dùng tình cảm rõ nét nên thường quấn lấynhững người đó. Phản ứng này cũng lặp lại tương tự như khi trẻ gặp lại một kinhnghiệm không thoải mái và dễ chịu như nhìn thấy bác sĩ, nhìn hấy cốc thuốc, kim tiêm … – Cùng với việc tiếp xúc với người lớn, ở trẻ dần hình thành nhu yếu hoạtđộng với những vật phẩm và thế cho nên người lớn đã trở thành một “ chiếc cầu nối ” giúptrẻ tiếp xúc và mày mò quốc tế vật phẩm xung quanh. Sự phát triển mạnh mẽvà triển khai xong dần của hệ hoạt động giúp trẻ thực thi tốt hơn nhiều vận độngtừ đơn thuần đến phức tạp dần. Từ chỗ hầu hết triển khai những hoạt động thô, đến hơn 1 tuổi trở đi, trẻ tập những hoạt động tinh tốt dần lên và hoàn toàn có thể thực hiệnnhiêu hoạt động một cách khôn khéo. Các giác quan của trẻ cũng biểu lộ tínhnhạy cảm cao trong quy trình tìm hiểu và khám phá mày mò xung quanh. Trẻ nhỏ tỏ ra rấtnhạy cảm với âm nhạc và có những bộc lộ hòa mình vào những giai điệu. – Từ 2 tuổi trở lên, tình cảm của trẻ bộc lộ thêm những sắc thái mới. Trẻmong muổn được người lớn âu yếm, khen ngợi. Trẻ sợ khi bị chê hoặc khingười lớn tỏ ra không hài lòng. Sự khen ngợi của người lớn là nguồn cổ vũ đểhình thành ở trẻ tình cảm tự hào, vì thế trẻ thường nỗ lực làm những điềutốt để được khen ngợi. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc lỗi, sự không hài lòng, nhữnglời khiển trách của người lớn cũng làm Open tình cảm xấu hổ. Đây lànhững bộc lộ của tình cảm đạo đức mà nếu được giáo dục tốt chúng sẽ cótác dụng thôi thúc trẻ làm nhiều việc tốt. – Một điểm đáng chú ý quan tâm nữa là những hành vi, nhận thức của trẻ chịu ảnh hưởngrất lớn từ xúc cảm, tình cảm của trẻ và điều này lê dài khá lâu ; Ví như trongmắt mọi đứa trẻ, mẹ của bé khi nào cũng là người xinh đẹp nhất. Trẻ cũng dễbị lây lan cảm hứng từ người khác, trong một lớp nhà trẻ nếu có một vài cháukhóc thì hoàn toàn có thể khiến cả lớp òa khóc theo. * Như vậy dựa trên những đặc điểm về phát triển tình cảm của trẻ ở lứa tuổinhà trẻ, hoàn toàn có thể xác lập những tiềm năng cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảmcho trẻ tuổi nhà trẻ là : Nhận biết và biểu lộ xúc cảm với con người và sự vật thân mật : Sự nhận biếtcác sắc thái xúc cảm của mọi người xung quanh để kiểm soát và điều chỉnh những hành vi củabản thân, đồng thời qua đó học những cách biểu lộ cảm hứng. Đây là điều kiệnquan trọng giúp phát triển những mọi quan hệ và tăng cường sự hiểu biết Về conngười và quốc tế xung quanh. Cụ thể tiềm năng cho từng độ tuổi là : + Từ 3-6 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ thích hóng chuyện. Biểu lộ cảm hứng vớikhuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của người tiếp xúc cùng trẻ. Trẻ thú vị vớiđồ vật hoạt động, có sắc tố và hoạt động. + Từ 6 – 12 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ sự thích tiếp xúc bằng âm thanh, cử chỉvới người tiếp xúc cùng. Trẻ biểu lộ những xúc cảm với người xung quanh. Trẻthích chơi với những đồ chơi hoạt động, có sắc tố sặc sỡ và phát ra âmthanh. + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ sự thú vị tiếp xúc bằng cử chỉ, lờinói với những người thân thiện. Trẻ cảm nhận và biểu lộ cảm hứng vui, buồn, sợhãi của mình với người xung quanh. Trẻ thích chơi với đồ chơi, có đồ chơiyêu thích và quan sát một số ít đối tượng người dùng mê hoặc xung quanh ( con vật, vật phẩm ). + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ sự thú vị tiếp xúc bằng cử chỉ, lờinói với người khác. Trẻ nhận ra được trạng thái cảm hứng vui, buồn, sợ hãi. Trẻ biểu lộ những cảm hứng này qua nét mặt, cử chỉ. Trẻ biểu lộ sự thân thiện vớicác đối tượng người tiêu dùng quen thuộc ( con vật, vật phẩm, cây xanh … ). – Trẻ bộc lộ cảm hứng qua những hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ : Những cảmxúc thẩm mĩ là cơ sở để phát triển thành tình cảm thẩm mĩ. Trẻ được tiếp xúcvới những hoạt động giải trí, những đổi tượng mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ từ sớm Sẽ làmnảy sinh ở trẻ sự thương mến cái đẹp, húng thu với những hoạt động giải trí tạo ra cáiđẹp. + Từ 3-6 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ cảm hứng tích cực khi nghe hát, nghe những âmthanh ( nghe, cười, khua tay chân ). + Từ 6-12 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ cảm hứng tích cực khi nghe hát, nghe cácâm thanh ( nhún nhảy, vỗ tay, reo cười … ). + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Trẻ thích nghe hát và hoạt động theo nhạc. Thíchxem tranh vẽ, thích vẽ. + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Trẻ biết hát và hoạt động theo vài bài hát, bản nhạc. Trẻ thích xem tranh, ảnh, xếp hình, tô, vẽ ( cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc ). * Về những kỹ năng xã hội : – Bên cạnh những đặc điểm Về tình cảm của trẻ ( đã trình diễn tại mục trên ) có ảnh hưởng tác động tới sự hình thành và phát triển những kỹ năng xã hội, còn cần đềcập tới những yếu tố sau : – Nhờ sự dẫn dắt của người lớn, trẻ đến được với quốc tế vật phẩm xungquanh. Qua những hoạt động giải trí phối hợp với người lớn, trẻ phát sinh năng lực bắtchước những hành vi của người lớn. Đây là điều kiện kèm theo rất quan trọng để giúptrẻ tiếp thu những điều người lớn dạy bảo, từ đó lan rộng ra vốn kiến thức và kỹ năng vàkinh nghiệm cho trẻ. Đây là quy trình trẻ học những kiến thúc, kỹ năng hoạtđộng đúng với những đối tượng người tiêu dùng đồng thời trẻ cũng lĩnh hội những quy tắc hành vixã hội. Tuy nhiên việc trẻ bắt chước người lớn cũng khiến cho thái độ của trẻdễ bị phụ thuộc vào vào thái độ của người lớn đó. Do vậycác chuẩn mực về hành vi, lời nói, thái độ của người lớn có ý nghĩa rất lớntrong việc giáo dục trẻ. – Với quy trình tiếp xúc và sự phát triển ngôn từ ; mặc dầu tới cuốigiai đoạn nhà trẻ, trẻ vẫn chưa thực sự nói mạch lạc nhưng trẻ có thểnghe và lĩnh hội được những thông tin do người lớn phát ra và đặc biệt quan trọng làcác sắc thái giọng nói hoặc bộc lộ nét mặt, đã giúp trẻ học được một sốkỹ năng trong ứng xử và đặc biệt quan trọng là kỹ năng tiếp xúc, ví dụ, khi ngườilớn nói “ con lại đây ” với âm sắc nhẹ nhàng, có kèm theo nụ cười, ánhmắt trìu mến và bàn tay vẫy nhẹ thì đứa trẻ cảm thấy thiện ý và sẵn sàngvui Vẻ tiến đến. Nhưng vẫn câu nói đó nhưng cường độ giọng nói lớn, ánh mắt, Vẻ mặt đầy tức bực, tay vẫy mạnh thì đứa trẻ nhận ra ngay đólà những tín hiệu không thiện cảm và sẽ có những ứng xử như đứng imsợ hãi, khóc, lảng đi … – Dấu hiệu tiên phong của quy trình hình thành nhân cách là sự xuât hiện củasự tự ý thức. Đến khoảng chừng 2 tuổi, nhiều trẻ đã có năng lực gắn tên mình vớibản thân mà không như nhau mình với người khác như trước nữa. Ví dụ, khimuốn mẹ bế, trẻ đã biết nói “ mẹ bế con ” thay vì nói rằng “ mẹ bế nó ” nhưtrước đây. Việc biết được tên của mình gắn với bản thân mình và tách đuợcmình khỏi người khác là mốc rất quan trọng. Bởi ý thức Về bản thân sẽ khiếntrẻ muốn hành vi để phân biệt mình, do vậy những hoạt động giải trí sẽ mang tínhđộc lập nhiều hơn. Cũng trong thời hạn này, trẻ liên tục hiểu Về khung hình mình, chăm sóc đến từng bộ phân khung hình và đến giới tính. – Ở trẻ nhà trẻ đã Open năng lực nhìn nhận. Trẻ nhìn nhận người khác và tựđánh giá mình dù sự nhìn nhận của trẻ vẫn đa phần dựa theo nhận xét củangười lớn. Nhận xét của trẻ đa phần quy về “ ngoan ”, “ hư ”, “ xấu ”, “ đẹp ” vàtrẻ dựa vào thái độ của người lớn để phân biệt. Khi làm điều gì đó khiếnngười lớn vui Vẻ hài lòng thì đó là ngoan và trẻ sẽ cố gắng nỗ lực làm nhiều lần đểđược khen ngợi. Nhờ vậy trẻ hoàn toàn có thể được rèn luyện những thói quen tốt, bỏ dầncái xấu. Tuy nhiên, năng lực tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của trẻ còn rất hạn chế. Trẻ gặp khó khăn vất vả khi phải kiềm chế những mong ước của mình và phải làmnhững việc mà trẻ không hứng thú. Với đặc điểm này, yên cầu người lớn phảikiên nhẫn và sát sao với trẻ. – Đến cuối tuổi nhà trẻ, sẵn sàng chuẩn bị bước sang tuổi mẫu giáo, trẻ gặp phải “ khủng hoảng cục bộ tuổi lên 3 ”. Giai đoạn này trẻ phân biệt mình với người lớn. Trẻtự cảm nhận Về sự “ trưởng thành ” của mình, do đó chúng muốn làm nhữngviệc như người lớn. Nhu cầu tự khẳng định chắc chắn trẻ thành động lực can đảm và mạnh mẽ thúcđẩy trẻ hoạt động giải trí. Đây là tín hiệu của sự trưởng thành đáng để khuyến khích. Tuynhiên với trẻ lên 3 nhu yếu độc lập, tự chứng minh và khẳng định lại có phần thái quá khi trẻbướng bĩnh, ngang ngạnh và muốn “ tóm gọn ” mọi thú xung quanh. Do vậy, trẻ có những biểu lộ ích kỷ và không vâng lời, chống đối lại : trẻ thường nói “ của con chứ ”, “ để con tự làm ” … và nếu người lớn có làm giúp thì trẻ sẵnsàng phá đi để làm lại. Đây là quy trình tiến độ nhạy cảm và dễ gây stress trongquan hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh. Người chăm nom và giáo dục trẻcần nắm được đặc điểm này và có giải pháp giáo dục tương thích bởi nếu khônghậu quả của khủng hoảng cục bộ tuổi lên 3 hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng xấu tới sự phát triểnchung của trẻ Về sau. – Tóm lại, những kỹ năng xã hội so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ chính là những cáchthức trẻ cần có, giúp trẻ hòa nhập và phát triển những mối quan hệ xã hội tốt đẹpvới những người trong mái ấm gia đình, với những bạn ở lớp và những người khác màtrẻ tiếp xúc. * Như vậy dựa trên những đặc điểm có tương quan tới kỹ năng xã hội của trẻ ởlứa tuổi nhà trẻ, hoàn toàn có thể xác lập những tiềm năng cơ bản cần đạt trong giáo dục kỹnăng xã hội cho trẻ tuổi nhà trẻ là : – Biểu lộ sự nhận thức Về bản thân : Đây là mốc cơ bản để phát triển những kỹnăng xã hội của trẻ. Nhận thức Về bản thân là cách để hoàn thành xong và pháttriển. Ban đầu trẻ phân biệt bản thân với quốc tế xung quanh, sau đó là nhậnthức về bản thân, phân biệt mình vòi những người khác. Quá trình nhận thúcbản thân bất đầu từ rất sớm và nó lê dài ngay cả khi con người đã trưởngthành. Đối với trẻ nhà trẻ, những tiềm năng đơn cử là : + Từ 3-6 tháng : Trẻ quay đầu Về phía phát ra âm thanh hoặc tiếng gọi. + Từ 6-12 tháng : Trẻ nhận ra tên của mình và có phản ứng khi nghe gọi tên. + Từ 12 – 24 tháng : Trẻ nhận ra mình trong gương, trong ảnh ( chỉ vào hìnhảnh của mình khi được hỏi ). + Từ 24 – 36 tháng : Trẻ nói được vài thông tin Về bản thân như tên, tuổi. Trẻ biết bộc lộ điều mình thích và không thích. – Thực hiện hành vi xã hội đơn thuần : Ở mức thấp nhất, trẻ cần thực hiệnđược 1 số ít hành vi mang tính xã hội ở múc đơn thuần tùy theo độ tuổi. Những kỹ năng xã hội này giúp mở cánh cửa cho trẻ tham gia vào cuộc sốngxã hội, tạo sự thân thiện, cởi mở và phát triển những mối quan hệ. + Từ 3-6 tháng tuổi : Trẻ đáp lại người tiếp xúc với mình bằng những phản ứngxúc cảm tích cực. + Từ 6 – 1 2 tháng tuổi : Trẻ bắt chước một vài hành vi đơn thuần biểu lộ tìnhcảm. + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Trẻ chào khi được nhắc nhở. Trẻ bắt chước một vàihành vi xã hội vẫn thường thấy ( bế búp bê, nghe điện thoại thông minh … ). Trẻ làm theomột số nhu yếu đơn thuần của người lớn. + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Trẻ biết chào, biết cảm ơn, biết thêm từ “ ạ ” khi nóivới người lớn. Biết thực thi 1 số ít hành vi xã hội đơn thuần qua game show giảbộ. Trẻ chơi thân thiện cạnh trẻ khác. Trẻ triển khai một số ít nhu yếu của ngườilớn. b. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ lứa tuổi mẫu giáobé ( 3-4 tuổi ) và những tiềm năng cần đạt : * Về tình cảm : – Trẻ mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi ) rất dễ xúc cảm và rất nhạy cảm. xúc cảm củatrẻ phát sinh nhanh gọn và mất đi cũng thuận tiện do đó tình cảm của trẻ chưaổn định và chưa bền vững và kiên cố. Mọi hành vi của trẻ đều bị chi phối bởi tìnhcảm. – Tình cảm đạo đúc và thẩm mỹ và nghệ thuật được phát sinh, phát triển mạnh và luôn luôngắn quyện với nhau. Trẻ bất đầu rung động trước cái đẹp và thương mến cái đẹp, hứng thú tham gia những hoạt động giải trí nghệ thuật và thẩm mỹ như múa, hát, đọc thơ, kểchuyện, tạo hình. Trẻ trong bước đầu nhận ra được những hành vi đạo đức đơn giảntrong mối quan hệ giữa người với người : tốt / xấu, đúng / sai. * Như vậy những tiềm năng cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho trẻ mẫugiáo bé là : – Nhận biết và biểu lộ xúc cảm, tình cảm với con người, sự vật hiện tượngxung quanh : Cụ thể là trẻ nhận ra những cảm hứng vui, buồn, sợ hãi, tức giận quanét mặt giọng nói hoặc qua những hình ảnh trên tranh. Trẻ biết biểu lộ cámxúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận. – Cảm nhận và bộc lộ xúc cảm trước Vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên đời sống vàcác hoạt động giải trí mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật : Trẻ bộc lộ sự cảm nhận của mình trướcVẻ đẹp hoặc trước những hoạt động giải trí nghệ thuật và thẩm mỹ ( lắng nghe / nhìn ngắm, vuisướng, vỗ tay, nói những từ biểu lộ cảm nhận ). Trẻ thích những hoạt độngmang tính thẩm mỹ và nghệ thuật ( thích nghe, thích Xem, thích hát, đọc thơ, vẽ … ). * Về kỹ năng xã hội : – Ý thức về bản thân đã chớm phát sinh từ cuối tuổi nhà trẻ tuy nhiên vẫn hết sứcmờ nhạt. Nhiều trẻ vẫn chưa biết mình lên mấy, con nhà ai và giới tính củabản thân. Nhờ sự tiếp xúc với quốc tế xung quanh ngày càng rộng mở nên trẻphát hiện thêm được rằng xung quanh trẻ sống sót rất nhiều những nuối quan hệ, vừa phong phú vừa rắc rối mà trẻ không dễ gì tò mò và hiểu ngay ra được. Do đó, trẻ mượn những game show ( hầu hết là game show đóng vai theo chủ đề ) để tìmhiểu và thâm nhâp vào xã hội phức tạp của người lớn. Trong game show, trẻ họcđuợc nhiều điều mới, được rèn luyện những kỉ năng xã hội “ thật ” và “ giả ”. Trẻgắn kết nhiều hơn với những bạn xung quanh. – Tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên ýthức đó còn mang đặc điểm tự kỷ TT. Trẻ chưa phân biệt rõ được haithế giới : một là quốc tế chủ quan và hai là quốc tế khách quan sống sót bênngoài. Do đó, trẻ ở độ tuổi này còn rất chủ quan và ngây thơ. Từ sự chủ quanngây thơ đó nên trẻ hay đặt ra những nhu yếu phi lí nằm ngoài năng lực, ví dụkhi xem phim, trẻ rất thích nhân vật Tôn Ngộ Không. Tới đoạn phim khôngxuất hiện nhân vật này thì trẻ nằng nặc đòi phải đưa nhân vật Tôn Ngộ Khôngra. Với đặc điểm này cũng gây ra không ít rắc rối khi bắt trẻ tiếp thu và tuânthủ những nhu yếu quy tắc xã hội. Để xử lý những rắc rối này, người lớn chỉcó thể bằng cách kiên trì, tạo điều kiện kèm theo cho trẻ hoạt động giải trí nhiều với những đốitượng thuộc thiên nhiên và môi trường bên ngoài để giúp trẻ nhận ra sự khác nhau giữa ýmuốn cá thể với sự vật khách quan ; Trẻ nhận ra giữa mọi người luôn cónhững quy tắc nhất định phải tuân theo ; ở mỗi khu vực đều có những quyđịnh riêng không hề không triển khai. – Trẻ mẫu giáo bé đã hoàn toàn có thể tiếp thu kinh nghiệm tay nghề quan hệ tình cảm xã hội ởngười lớn, cảm nhận được sự chăm sóc và chăm nom của họ. Việc giáo dụcmọi quan hệ thân ái với mọi người xung quanh và tình cảm thân ái đã có thểbắt đầu hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ đã biểu lộ 1 số ít kỹ năng xã hội : chờ đến lượt, san sẻ và chăm sóc đến những người khác, tuy nhiên vẫn hayxảy ra những xung đột giữa trẻ với nhau. – Ở lứa tuổi này, trẻ ít nhờ vào hơn vào người khác. Trẻ hoàn toàn có thể tự chơitrong một khoảng chừng thời hạn dài hơn … Trẻ muốn chứng minh và khẳng định mình, mongmuốn đạt tới tính tự lực. thế cho nên, nguởi lớn cần phải nuôi dưỡng lòng mongmuốn độc lập, phân phối những nhu yếu tự lực và làm đa dạng và phong phú những hoạtđộng của trẻ một cách tương thích. * Như vậy dựa trên những đặc điểm có tương quan tới kỹ năng xã hội của trẻ ởlứa tuổi mẫu giáo bé, hoàn toàn có thể xác lập những tiềm năng cơ bản cần đạt trong giáodục kỹ năng xã hội cho trẻ là : – Thể hiện ý thức về bản thân : Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân ; nói được điều bé thích, không thích. – Thể hiện sự tự tin, tự lực : Trẻ mạnh dạn tham gia vào những hoạt động giải trí. Trẻcố gắng thực thi việc làm được giao. – Thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : Trẻ thực thi được một sốquy định ở lớp và mái ấm gia đình ( sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi ; không tranhgiành đồ chơi ; vâng lời người lớn ). Trẻ biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi khiđược nhắc nhở ; chú ý quan tâm nghe khi người khác nói với mình ; cùng chơi với cácbạn trong những game show theo nhóm nhỏ. c. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ lứa tuổi mẫu giáonhỡ ( 4-5 tuổi ) và những tiềm năng cần đạt : * Về tình cảm : – Trẻ mẫu giáo nhỡ, năng lực ngôn từ của trẻ phát triển hơn nên quan hệcủa trẻ với những người xung quanh được lan rộng ra một cách đáng kể. Do đó, đời sống tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến can đảm và mạnh mẽ, vừa đa dạng và phong phú, vừa thâm thúy hơn so với lứa tuổi trước. Các mối quan hệ của trẻ cũng đượcphát triển và lan rộng ra. – Trẻ mẫu giáo nhỡ rất thích sự trìu mến yêu thương, đồng thời rất lo sợtrước những thái độ hờ hững, lạnh nhạt của những người xung quanh đối vớimình. Nhu cầu được yêu thương của tre mẫu giáo nhỡ thật là lớn, nhưng điềuđáng chú ý quan tâm là sự thể hiện tình cảm của chúng rất can đảm và mạnh mẽ so với những nguởixung quanh, trước hết là với cha mẹ, anh chị, cô giáo. Tình cảm của trẻ pháttriển mãnh liệt, trẻ không riêng gì thể hiện tình cảm với mọi người mà còn thể hiệnnhững cảm hứng yêu thương trìu mến, thậm chí còn đồng cảm với cây cối, vật phẩm … Đây là một thời gian thuận tiện để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. 10 – Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảmthẩm mĩ đều ở vào thời gian phát triển thuận tiện nhất, đặc biệt quan trọng là tình cảmthẩm mĩ. Tình yêu cái đẹp trong tự nhiên và trong nghệ thuật và thẩm mỹ càng khiến trẻgắn bó hơn với con người và vạn vật thiên nhiên, từ đó mong muổn làm những điềutốt đẹp cho mọi người và cho thiên nhiên và môi trường sống. Như vậy qua giáo dục cáctình cảm thẩm mĩ đã có công dụng giáo dục cả tình cảm đạo đức bởi thực chấtvới trẻ nhỏ cái đẹp và cái tốt không thực sự được phân biệt rạch ròi. * Như vậy những tiềm năng cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho trẻ mẫugiáo như thể : – Nhận biết và bộc lộ xúc cảm, tình cảm với con người, sụ vật hiện tượngxung quanh : Trẻ phân biệt được những xúc cảm vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạcnhiên qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ hoặc qua những hình ảnh trên tranh. Trẻbiết biểu lộ xúc cảm vui, buồn, sợ hãi, tức giận. – Cảm nhận và biểu lộ cảm hứng trước Vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên đời sống vàcác hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ : Trẻ bộc lộ sự cảm nhận của mình trướcVẻ đẹp hoặc trước những hoạt động giải trí nghệ thuật và thẩm mỹ ( quan tâm lắng nghe / nhìn ngắm, vui sướng, vỗ tay, dùng những từ quyến rũ để bộc lộ cảm nhận ). Trẻ thíchcác hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ ( thích nghe, thích xem, mở màn có một sốvận động hòa theo … ). * Về kỹ năng xã hội : – vào tuổi này, quốc tế nội tâm của trẻ đã khởi đầu đa dạng và phong phú nên đậm cá tính củatrẻ thể hiện rõ ràng. Mỗi đứa trẻ một Vẻ riêng, do đó trẻ bất đầu có khuynhhướng tìm cho mình những người bạn tri kỷ, hợp ý nhau để cùng chơi. Nhữngđôi bạn hoặc nhóm bạn như vậy gắn bó khá tốt và tlhường biết vì nhau : nằmngủ cạnh nhau, ăn cạnh nhau, bênh vực khi có bạn bắt nạt, san sẻ cùng chơi. Thông thường trong nhóm trẻ sẽ có một vài trẻ điển hình nổi bật hẳn được những bạn yêumến, luôn thích chơi cùng, luôn nghe theo những quan điểm tuy nhiên cũng có nhữngcháu bị những bạn không ưa và thường tẩy chay khỏi mọi nhóm hoạt động giải trí, cảhai đối tượng người tiêu dùng trẻ này đều dẽ rơi vào những yếu tố không hay hoàn toàn có thể lệch lạctrong sự phát triển tâm lí và giáo viên nên chú ý quan tâm để có những can thiệp phùhợp. – Trong “ xã hội trẻ nhỏ ” cũng có những dư luận chung. Các dư luận này cóthể bắt nguồn từ nhận xét của người lớn hoặc do chính trẻ nhận xét lẫn nhau. Các dư luận này ảnh hường khá lớn so với sự lĩnh hội những chuẩn mực hànhvi đạo đức của trẻ và ảnh hưởng tác động tới nhân cách của từng trẻ. Nếu với những cháuở độ tuổi nhỏ hơn, quan điểm của bạn này không tác động ảnh hưởng gì tới bạn khác thì trẻmẫu giáo nhỡ đã biết nghe quan điểm của những bạn và phục tùng theo số đông ngaycả khi quan điểm đó trái với kiến thức và kỹ năng và kinh nghiệm tay nghề trẻ đã có. Tính a dua này sẽdần mất đi nếu trẻ được người lớn dạy bảo và cho trẻ rèn luyện tính tự tin. – Lúc này, những động cơ đã Open trước đây như muốn được khẳngđịnh, muốn được sống và thao tác như người lớn, muốn nhận thức sự vật và11hiện tượng xung quanh đều được phát triển can đảm và mạnh mẽ. Đặc biệt những độngcơ đạo đức, biểu lộ thái độ của trẻ với những người khác có một ý nghĩa hếtsức quan trọng trong sự phát triển những động cơ hành vi. Những động cơ nàygắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mục và những quy tấc đạođức của những hành vi trong xã hội. * Như vậy dựa trên những đặc điểm có tương quan tới kỹ năng xã hội của trẻở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, hoàn toàn có thể xác lập những tiềm năng cơ bản cần đạt tronggiáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ là : – Thể hiện ý thức về bản thân : Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên cha mẹ. Trẻ nói được điều mình thích, không thích, những việc trẻ đượclàm. – Thể hiện sự tự tin, tự lực : Trẻ tự chọn đồ chơi, game show theo ý thích, cốgắng triển khai xong việc làm được giao. – Thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : Trẻ thực thi được một sốquy định ở lớp, mái ấm gia đình ( sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, giờ ngủ khônggây ồn, vâng lời người lớn ). Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễphép. Chú ý nghe khi cô, bạn nói với mình ; biết chở đến lượt khi được nhắcnhờ ; biết trao đổi thỏa thuận hợp tác với bạn để cùng triển khai hoạt động giải trí chung. d. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ lứa tuổi mẫu giáolớn ( 5-6 tuổi ) và những tiềm năng cần đạt : * Về tình cảm : – Tình cảm của trẻ đã khá rõ nét và không thay đổi hơn những độ tuổi trước. với sựphát triển của ngôn từ và tư duy, trẻ hoàn toàn có thể sử dụng những sắc thái khác nhaucủa ngôn từ, những từ ngữ phong phú và đa dạng biểu cảm, điệu bộ để biểu lộ xúc cảm, tình cảm của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có thể nói Về tình cảm của mình cho người khácnghe ( lý giải vì sao có xúc cảm hay tình cảm đó, đưa ra nhận xét … ). – Trẻ biết cách bộc lộ sự chăm sóc, san sẻ với bè bạn, người thân quen. Tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức liên tục phát triển và được củng cố. Trẻkhông chỉ có những rung động trước cái đẹp, cái tốt đẹp mà còn có mongmuốn được hoạt động giải trí tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ lẽ phải. Tình cảmtrí tuệ cũng rất phát triển ở quá trình này. Các cháu bé thực sự mong ước vàyêu thích những hoạt động giải trí tò mò phát triển nhận thức. Trẻ tỏ rõ sự hiếu kìtrước những điều mới lạ mà mình chưa biết rõ và có nhu yếu tìm hiểu và khám phá Vềchúng. Trẻ không thuận tiện gật đầu những câu vấn đáp qua quýt hoặc lảng tránh. Đây là những đặc điểm dáng quý mà người lớn tất cả chúng ta cần trân trọng vàkhai thác để giúp trẻ phát triển tốt hơn. * Như vậy những tiềm năng cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho trẻ mẫugiáo lớn là : – Nhận biết và biểu lộ cảm hứng, tình cảm vói con người, sự vật, hiện tượngxung quanh : Trẻ nhận ra được những cảm hứng vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc12nhiên, xấu hổ … Qua nét mặt giọng nói, cử chỉ hoặc qua những hình ảnh trêntranh, trẻ biết biểu lộ cảm hứng vui, buồn, sợ hãi, túc giận, quá bất ngờ, xấuhổ … – Cảm nhận và bộc lộ cảm hứng trước Vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên đời sống vàcác hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ : Trẻ biểu lộ sự cảm nhận của mình truớcVẻ đẹp hoặc trước những hoạt động giải trí thẩm mỹ và nghệ thuật ( chú ý quan tâm lắng nghe / nhìn ngắm, vui sướng, vỗ tay, dùng những từ quyến rũ để bộc lộ cảm nhận ). Trẻ thíchcác hoạt động giải trí mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật ( thích nghe, thích xem, khởi đầu có một sốvận động hòa theo … ) và biểu lộ tình cảm trong những hoạt động giải trí mang tínhnghệ thuật mà trẻ thực thi. – Trẻ biểu lộ những tình cảm trí tuệ tích cực : Trẻ biểu lộ niềm vui, sựham thích được tìm hiểu và khám phá những sự vật hiện tượng kỳ lạ, kiên trì khi thực thi cácnhiệm vụ nhận thức, có thái độ trân trọng những tác dụng đạt được. * Về kỹ năng xã hội : – Sự chuyển tiếp sang tuổi mẫu giáo lớn tương quan đến sự biến hóa vị thế Vềtâm lí của trẻ. Trẻ bất đầu cảm nhận mình là người lớn nhất trong toàn bộ cáctrẻ ở trường mầm non. – Khả năng kiềm chế của trẻ ở độ tuổi này tốt hơn so trước. Do vậy, trẻ cóthể phục tùng những mục tiêu, trách nhiệm, nhu yếu của ngựời lớn, tuy nhiên những nhiệmvụ đưa ra phải rõ ràng và dễ hiểu, những nhu yếu phải tương thích với độ tuổi. Trongkhi hành vi, trẻ không bị phụ thuộc vào vào những tình huổng trực tiếp trong tròchơi và những hoạt động giải trí khác. Trẻ hành vi tương thích với những mục tiêu xa hơnvà tự kiềm chế mình trong thời hạn lâu hơn. Tuy năng lực kiềm chế tốt hơnở độ tuổi trước nhưng trẻ vẫn chưa thể kiềm chế được những xung động củamình và những xúc cảm trực tiếp. Trẻ mẫu giáo lớn biểu lộ tính kiên trì thườngxuyên và có ý thức hơn. Trẻ đã hoàn toàn có thể nhìn nhận những trở ngại một cách đúnghơn và biết lượng sức mình để khắc phục những trở ngại đó. Sự động viênkhuyến khích của người lớn có ảnh hưởng tác động tích cực và làm cho trẻ tin vào sứclực và khả nang của mình, ngược lại sự nhìn nhận một cách nóng bức và tiêu cựcsẽ làm cho trẻ nản chí. Ở độ tuổi này, trẻ khởi đầu có sự chăm sóc đến những bạntrong nhóm. Tình bạn không thay đổi mở màn phát sinh, chúng chuẩn bị sẵn sàng san sẻ vớicác bạn và việc có bạn khởi đầu trở nên quan trọng so với trẻ. Hầu hết trẻ ở độtuổi này đều cảm thấy tự tin và bộc lộ bản thân mình trải qua những thànhtích của bản thân chúng. Trẻ muốn được khẳng định chắc chắn, muốn được sống và làmviệc như người lớn, muốn nhận thức sự vật và hiện tượng kỳ lạ xung quanh. Đặcbiệt những động Cơ đạo đức, biểu lộ thái độ của trẻ với những người kháccó một ý nghĩa rất là quan trọng trong sự phát triển những động cơ hành vi, gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực và những quy tắc đạođức trong xã hội. 13 * Như vậy dựa trên những đặc điểm có tương quan tới kỹ năng xã hội của trẻ ởlứa tuổi mẫu giáo lớn, hoàn toàn có thể xác lập những tiềm năng cơ bản cần đạt trong giáodục kỹ năng xã hội cho trẻ là : – Thể hiện ý thức về bản thân : Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên cha mẹ, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại cảm ứng. Trẻ nói được điều mình thích, không thích, những việc trẻ được làm và không được làm. Nói được nhữngđiểm giống và khác bạn ( dáng Vẻ bên ngoài, giới tính, sở trường thích nghi và năng lực ). Biết vị trí của mình trong mái ấm gia đình. Biết vâng lời, giúp sức người lớn nhữngviệc vừa sức. – Thể hiện sự tự tin, tự lực : Cụ thể là trẻ tự làm 1 số ít việc đơn thuần hằngngày ( vệ sinh cá thể, trực nhật, chơi … ). Trẻ cố gắng nỗ lực tự hoàn thành công việcđược giao. – Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : Trẻ triển khai được một số ít pháp luật ởlớp, mái ấm gia đình và nơi công cộng ( sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không gâyồn ào nơi công cộng, vâng lời người lớn, muốn đi chơi phải xin phép ). Trẻbiết chào hỏi, cảm ơn, Xin lỗi, chào hỏi lễ phép, chú ý quan tâm nghe khi cô, bạn nóivới minh, không ngắt lời người khác ; biết chữ đến luợt. Biết lắng nghe quan điểm, trao đổi, thỏa thuận hợp tác, chia Sẻ kinh nghiệm tay nghề với bạn. 1.3. Câu hói tự kiểm tra hoạt động giải trí 1 * Hoạt động 2. Xây dựng nội dung và xác lập giải pháp giáo dục trẻmầm non để đạt mục tiêu1. Mục tiêu – Học viên nắm được cơ sở xác lập nội dung, kiến thiết xây dựng được những nội dungcần giáo dục trẻ ở mỗi độ tuổi. – Học viên lựa chọn được chiêu thức giáo dục tương thích để tiến hành cácnội dung nhằm mục đích đạt tiềm năng giáo dục. Cơ sở kiến thiết xây dựng nội dung : + Chương trình giáo dục mầm non ( tìm hiểu thêm cuốn Chương trình giáodục mầm non ). + Đặc điểm phát triển và tiềm năng cầnđạt cho từng độ tuổi ( tìm hiểu thêm phần 1.2 những tài liệu gợi ý, quan sát thực tiễn ở cácnhóm trẻ ) Nội dung giáo dục cụthể cho từng độ tuổiSau khi đọc những mục gợi ý, học viên tự phác thảo nội dung giáo dục cụ thểcho từng độ tuổi. Sau đó đọc những thông tin dưới đây : a. Về nội dung giáo dục tình cảm : 14M ục tiêu giáo dục tình cảmNhà trẻ – Nhận biết và biểu lộ xúc cảm vớicon nguời, sự vật thân mật : + Từ 3 – 6 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ thíchhóng chuyện, biểu lộ cảm hứng với khuônmặt, giọng nói, cử chỉ của người giao tiếpcùng trẻ. Trẻ thú vị với vật phẩm chuyểnđộng, có sắc tố và hoạt động. + Từ 6 – 12 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ sựthích tiếp xúc bằng âm thanh, cử chỉ vớingười tiếp xúc cùng. Trẻ biểu lộ những cảmxúc với người xung quanh. Trẻ thích chơivới những đồ chơi hoạt động, có màu sắcsặc sỡ và phát ra âm thanh. + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ sựthích thú tiếp xúc bằng cử chỉ, lời nói vớinhững người gẩn gũi. Trẻ cảm nhận vàbiểu lộ xúc cảm vui, buồn, sợ hãi cửamình với người xung quanh. Trẻ thíchchơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu dấu vàquan sát một số ít đối tượng người dùng mê hoặc xungquanh ( con vật, vật phẩm ). + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ sựthích thú tiếp xúc bằng cử chỉ, lời nói vớingười khác. Trẻ phân biệt được trạng tháicảm xúc vui, buồn, sợ hãi. Trẻ biểu lộ cáccảm xúc này qua nét mặt, cử chỉ. Trẻ biểulộ sự thân thiện với những đối tượng người tiêu dùng quenthuộc ( con vật, vật phẩm, cây cối … ). – Trẻ bộc lộ xúc cảm qua những hoạtđộng mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ + Từ 3 – 6 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ cảmxúc tích cực khi nghe hát nghe những âmthanh ( nghe, cưòi, khua tay chân ). + Từ 6 – 12 tháng tuổi : Trẻ biểu lộ cảmxúc tích cực khi nghe hát nghe những âmthanh ( nhún nhảy, vỗ tay, reo cười … ). + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Trẻ thích nghehát và hoạt động theo nhac. Thích xemtranh ảnh, thích vẽ. + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Trẻ biết hát vàvận động theo vài bài hát, bản nhac. Trẻthích xem tranh vẽ, xếp hình, tô vẽnghuệch ngoạc. Mục tiêu giáo dục tình cảmNội dung giáo dụcNhận biết và biểu lộ 1 số ít trạngthái cảm hứng + Từ 3 – 12 tháng tuổi : Tập biểuhiện tình cảm, cảm hứng. + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Biểu lộcảm xúc khác nhau với nhữngngười xung quanh. + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Nhận biếtvà bộc lộ một 5 ở trạng thái cảmxúc : Vui, buồn, tức giận. Phát triển cảm hứng thẩm mỹ và nghệ thuật + Từ 3 – 12 tháng tuổi : nghe âmthanh một sổ vật phẩm, đồ chơi ; nghehát ru, nghe nhạc. + Từ 12 – 24 tháng tuổi : nghe hát, nghe nhac, âm thanh của những nhaccụ ; hát theo và tập hoạt động đongiản theo nhac ; tập cầm bút vẽ, xemtranh. + Từ 24 – 36 tháng tuổi : nghe hát, nghe nhạc với những giai điệu khácnhau, âm thanh của những nhạc cụ ; Hát và tập hoạt động đơn thuần theonhac. Vẽ những đường nét khác nhau, di màu, Xé, vò, xếp hình ; xemtranh. Nội dung giáo dục15-Nhận biết và biểu lộ xúc cảm, tình cảmMẫu giáo vớị – con người, sự vật hiện tượng kỳ lạ xungbéquanh : Trẻ nhận ra những xúc cảm vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọngnói hoặc qua những hình ảnh trên tranh. Trẻ biết biểu lộ xúc cảm vui, buồn, sợhãi, tức giận. – Cảm nhận và bộc lộ cảm hứng trước vẻđẹp của vạn vật thiên nhiên đời sống và những hoạtđộng mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ : Trẻ thể hiệnsự cảm nhận của mình trước Vẻ đẹp hoặctrước những hoạt động giải trí nghệ thuật và thẩm mỹ ( lắngnghe / nhìn ngắm, vui sướng, vỗ tay, nóinhững từ biểu lộ cám nhận ). Trẻ thíchcác hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ ( thíchnghe, thích xem, thích hát đọc thơ, vẽ … ). Mẫu giáo – Nhận biết và biểu lộ cảm hứng, tình cảmnhỡvới – con nguời, sự vật hiện tượng kỳ lạ xungquanh : Trẻ nhận ra được những cảm xúcvui, buồn, sợ hãi, túc giận, ngạc nhiênqua nét mặt, giọng nói, cử chỉ hoặc quanhững hình ảnh trên tranh. Trẻ biết biểulộ cảm hứng vui, buồn, sợ hãi, tức giận. Cảm nhận và biểu lộ xúc cảm trước vẻđẹp của vạn vật thiên nhiên đời sống và cáchoạt động mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật : Trẻ thểhiện sự cảm nhận của mình trước Vẻ đẹphoặc trước những hoạt động giải trí thẩm mỹ và nghệ thuật ( chúý lắng nghe / nhìn ngắm, vui sướng, vỗtay, dùng những từ quyến rũ để thể hiệncảm nhận ). Trê thích những hoạt động giải trí mangtính thẩm mỹ và nghệ thuật ( thích nghe, thích xem, bất đầu có 1 số ít hoạt động hòa theo … ). – Nhận biết và biểu lộ xúc cảm, tình cảm với – con người, sự vậthiện tượng xung quanh : + Nhận biết một sổ trạng thái cảmxúc : vui, buồn, sợ hãi, túc giận. + Biểu lộ trạng thái cám xúc qua cúchỉ, giọng nói, nét mặt. 1. Cảm nhận và biểu lộ cảm xứctnrỏc vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên cuộcsống và những hoạt động giải trí mang tínhnghệ thuật : + Quan tâm đến những cảnh đẹp xungquanh, một số ít 1 ễ hội của quê hươngđất nước. + Tham gia vào những hoạt động giải trí mangtính thẩm mỹ và nghệ thuật tương thích. + Biểu lộ những xúc cảm tích cực trướcVẻ đẹp của cánh vật những âm thanh dễchịu, những hoạt động giải trí mang tính nghệthuật. – Nhận biết và biểu lộ cảm hứng, tình cảm với – con người -, sự vậthiện tượngxung quanh : + Nhận biết một số ít trạng thái cảmxúc : Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạcnhiên. + Biểu lộ trạng thái cảm hứng qua cửchỉ, giọng nói, nét mặt. Cảm nhận và bộc lộ cảm xứctrước vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên cuộcsống và những hoạt động giải trí mang tínhnghệ thuật : + Quan tâm đến những cánh đẹp xungquanh. + Tham gia vào những hoạt động giải trí mangtính thẩm mỹ và nghệ thuật tương thích. + Biểu lộ những xúc cảm tích cực trướcVẻ đẹp của cảnh vật những âm thanh dễchịu, những hoạt động giải trí mang tính nghệthuật. Mẫu giáo Nhận biết và biểu lộ cảm hứng, tình cảm – Nhận biết và bộc lộ cảm hứng, tìnhlớnvới – con người, sự vật hiện tượng kỳ lạ xung cảm với – con người, sự vật hiệnquanh : Tre phân biệt được những cảm xúc16vui, buồn, 5 sợ hãi, tức giận, ngac nhiên, xấu hổ … qua nét mặt giọng nói, cử chỉhoặc qua những hình ảnh trên tranh. Trẻbiết biểu lộ cảm hứng vui, buồn, sợ hãi, tứcgiận, kinh ngạc, xấu hổ. – Cảm nhận và bộc lộ cảm hứng trước vẻđẹp của vạn vật thiên nhiên đời sống và những hoạtđộng mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật : Trẻ thể hiệnsự cảm nhận của mình trước Vẻ đẹp hoặctrước những hoạt động giải trí nghệ thuật và thẩm mỹ ( chú ýlắng nghe, nhìn ngắm, vui sướng vỗ tay, dùng những từ quyến rũ để biểu lộ cảmnhận ). Trẻ thích những hoạt động giải trí mang tínhnghệ thuật ( thích nghe, thích xem, bất đầucó 1 số ít hoạt động hòa theo … ) và thểhiện tình cảm trong những hoạt động giải trí mangtính thẩm mỹ và nghệ thuật mà trẻ thục hiện. – Trẻ bộc lộ những tình cảm trí tuệ tíchcực : Trẻ biểu lộ niềm vui, sự ham thíchđược khám phá những sự vật hiện tượng kỳ lạ xungquanh ; kiên trì khi triển khai những nhiệmvụ nhận thức ; có thái độ trân trọng cáckết quả đạt được. tượng xung quanh : + Nhận biết một số ít trạng thái cảmxúc : vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạcnhiên, xấu hổ qua những hình thức khácnhau. + Biểu lộ trạng thái xúc cảm qua cửchỉ, giọng nói, nét mặt. + Bày tỏ tình cảm tương thích với trạngthái xúc cảm của người khác trongcác trường hợp tiếp xúc khác nhau. + Mối quan hệ giữa hành vi của trẻvới xúc cảm của người khác. – Cảm nhận và bộc lộ cảm xúctrước vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên của quêhương, quốc gia và những hoạt độngmang tính nghệ thuật và thẩm mỹ ; lòng kính yêulãnh tụ : + Quan tâm đến những cảnh đẹp xungquanh những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang 1 số ít lễhội của quê nhà quốc gia. + Tham gia vào những hoạt động giải trí mangtính thẩm mỹ và nghệ thuật tương thích. + Biểu lộ những xúc cảm tích cực trướcVẻ đẹp của cảnh vật những âm thanh dễchịu, những hoạt động giải trí mang tính nghệthuật. + Lòng kính yêu Bác Hồ, những anhhùng dân tộc bản địa. – Biểu hiện cảm hứng tích cực trướccác đối tượng người dùng và hoạt động giải trí nhậnthức : + Thể hiện niềm vui, sự ham thíchkhi được tìm hiểu và khám phá những sự vật, hiệntượng xung quanh. + Kiên trì thục hiện trách nhiệm đượcgiao. + Trân trọng tác dụng đạt đượcb. Về nội dung giáo dục kỹ năng xã hội : Nhà trẻMục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội – Biểu lộ sự nhận thức về bản thân : + Từ 3 – 6 tháng : Trẻ quay đầu về phíaphát ra âm thanh hoặc tiếng gọi. + Từ 6 – 12 tháng : Trẻ nhận ra tên củamình và có phản ứng khi nghe gọi tên. + Từ 12 – 24 tháng : Trẻ nhận ra mình17Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội – Ý thức về bản thân : + Từ 3 – 12 tháng tuổi : Chơi với bàntay, bàn chân của bản thân, làm quenvới tên gọi của mình. + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Nhận biếttên gọi, hình ảnh bản thân. trong gương, trong ảnh ( chỉ vào hìnhảnh của mình khi được hỏi ). + Từ 24 – 36 tháng : Trẻ nói được vàithông tin VẺ bản ứiâii như tÊn, tuổi. Tre biết bộc lộ điểu mình thích vàkhông thích. – Thực hiện hành vi xã hội đơn gịản : + Từ 3 – 6 tháng tuổi : Trẻ đáp lại ngườigiao tiếp với mình bằng những phản ứngxúc cảm tích cực. + Từ 6 – 12 tháng tuổi : Trẻ bắt chướcmột vài hành vi đơn thuần bộc lộ tìnhcảm + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Trẻ chào khiđược nhắc nhở. Trẻ bắt chước một vàihành vi xã hội vẫn thường thấy ( bế búpbê, nghe điện thoại cảm ứng … ). Trẻ làm theo mộtsố nhu yếu đơn thuần của người lớn. + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Trẻ biết chào, biết cảm ơn, biết thêm từ “ ạ ”, “ dạ ” khinói với nguởi lớn. Biết triển khai một sốhành vi xã hội đơn thuần qua game show giảbộ. Trẻ chơi thân thiện cạnh trẻ khác. Trẻ thực thi một số ít nhu yếu của ngườilớn. + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Nhận biếttên gọi, 1 số ít đặc điểm bên ngoàibản thân ; Nhận biết 1 số ít vật dụng, đồ chơi thương mến của mình. – Mối – quan hệ tích cực với connguời và sự vật thân thiện : + 3 – 1 2 tháng tuổi : Giao tiếp vớingười khác bằng âm thanh, hànhđộng, chơi với đồ chơi, vật phẩm. + 12-24 tháng tuổi : Giao tiếp với côvà bạn ; tập sử dụng vật dụng, đồchơi, chăm sóc đến những vật nuôi. + 24 – 36 tháng tuổi : Giao tiếp vớinhững người xung quanh, chơi thânthiện với bạn ( chơi cạnh bạn, khôngtranh giành, không đánh bạn ). Quantâm đến những con vật nuôi. Thực hiệnyêu cầu đơn thuần mà người khác ( người thân quen ) nhu yếu. Hành vi văn hỏa đơn gỉan : + Từ 3 – 12 tháng tuổi : Làm theohướng dẫn : Chào, tạm biệt. + Từ 12 – 24 tháng tuổi : Thực hiệnmột số nhu yếu trong tiếp xúc : Chào, tạm biệt cảm ơn, nói từ “ ạ ” “ dạ ” + Từ 24 – 36 tháng tuổi : Thực hiệnMâugiáobé-Thể hiện ý ỉhức về bản thân : Trẻ nóiđuợc tên, tuổi, giới tính của bản thân ; nói được điều bé thích, không thích. – Thể hiện sự tự tin, tự lực. đơn cử là trẻmạnh dạn tham gia vào những hoạt động giải trí, Trẻ nỗ lực thực thi việc làm đượcgiao. – Thực hiện hành vi và quy tắc. ứng xửxã hội : Trẻ triển khai được một số ít quyđịnh ở lớp và mái ấm gia đình ( sau khi chơi biếtxếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồchơi, vâng lởi người lớn ). Trẻ biết chàohỏi, cám ơn, Xin lỗi khi được nhắc nhờ, quan tâm nghe khi người khác nói vớimình, cùng chơi với những bạn trong cáctrò chơi theo nhóm nhỏ. 18 một số ít hành vi văn hóa truyền thống trong giaotiếp : chào khi gặp và khi tạm biệt, cám ơn, nói từ “ ạ ”, “ dạ ”, “ vâng ạ ”. Thực hiện 1 số ít pháp luật đơn giảntrong hoạt động và sinh hoạt ở nhóm, lớp ( xếphàng chờ đến lượt, cất đồ vào nơiquy định ). – Ý thức về bản thân : + Tên, tuổi, giới tính. + Những điều bé thích, không thích. – Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : + Biết được một số ít lao lý ở lớp vàở mái ấm gia đình. + Cử chỉ, lời nói lễ phép. + Chờ đến lượt + Yêu mến bố, mẹ, anh chị em tronggia đình. + Chơi hòa thuận với những bạn. + Nhận biết hành vi “ đúng – sai ”, “ tốt – xấu ”. – Quan tâm đến môi trường tự nhiên sống + Tiết kiệm những nguồn vật tư, nhiênliệu. + Giữ gìn vệ sinh môi trường tự nhiên. + Bảo vệ, chăm nom con vật và câycối. Ý thức về bản ỉhân : Mâugiáonhỡ + Tên, tuổi, giới tính. – Thể hiện ý thức về bản thân : Nói đượchọ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tênbố mẹ ; nói được điều mình thích, khôngthích, những việc được làm. – Thể hiện sự tự tin, tự lực : Trẻ tự chọnđồ chơi, game show theo ý thích ; cố gắnghoàn thành công việc được giao. Thực hiện hành vi và quy tác. ứng xử xãhội : Trẻ thực thi được 1 số ít quy địnhờ lớp, mái ấm gia đình ( sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, giờ ngủ không gây ồn, vânglời người lớn ). Trẻ biết chào hỏi, cámơn, Xin lỗi, chào hỏi 1 ễ phép ; chú ýnghe khi cô, bạn nói với mình ; biết chờđến lượt khi được nhác nhờ ; biết traođổi thỏa thuận hợp tác với bạn để cùng thựchiện hoạt động giải trí chung. MâugiáolớnMục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội-Thể hiện sự tự tin, tự lực : Trẻ tự làmmột số việc đơn thuần hằng ngày ( vệ sinhcá nhân, trực nhật chơi … ). Trẻ cố gắngtự hoàn thành xong việc làm được giao. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : Trẻ triển khai được một sổ lao lý ởlớp, mái ấm gia đình và nơi công cộng ( sau khichơi biết xếp, cẩt đồ chơi, không ồn àonơi công cộng, vâng lời người lớn, muốn đi chơi phải xin phép ). Trẻ biếtchào hỏi, cảm ơn, Xin lỗi, chào hỏi 1 ễphép ; quan tâm nghe khi cô, bạn nói vớimình ; không ngắt lời người khác ; biếtchờ đến lượt ; biết lắng nghe quan điểm, traođổi, thỏa thuận hợp tác chia sẽ kinh nghiệm tay nghề vớibạn + Sở thích, năng lực của bản thân. – Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : + Biết được 1 số ít lao lý ở lớp vàở mái ấm gia đình và nơi công cộng. + Lắng nghe quan điểm của người khác, sử dụng cử chỉ, lời nói 1 ễ phép. + Chờ đến lượt hợp tác. + Yêu mến chăm sóc đến người thântrong mái ấm gia đình. + Quan tâm, giúp sức bạn. + Phân biệt hành vi “ đúng – sai ”, “ tốt – xấu ”. – Quan tâm đến môi trường tự nhiên sống. + Tiết kiệm những nguồn vật tư, nhiênliệu. + Giữ gìn vệ sinh môi trường tự nhiên. + Bảo vệ, chăm nom con vật và câycối. Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội – Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : + Biết được 1 số ít lao lý ở lớp, mái ấm gia đình và nơi công cộng. + Lắng nghe quan điểm của người khác, sự dụng cử chỉ, lời nói 1 ễ phép, lịchsự. + Tôn trọng, hợp tác, đồng ý. + Yêu mến chăm sóc, san sẻ, giúpđỡ bạn. + Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “ đúng-sai ”, “ tốt – xấu ” – Quan tâm đến môi trường tự nhiên sống + Tiết kiệm những nguồn vật tư, nhiênliệu. + Giữ gìn vệ sinh môi trường tự nhiên. + Bảo vệ, chăm nom con vật – Quan tâm đến thiên nhiên và môi trường sống. + Tiết kiệm những nguồn vật tư, nhiênliệu. + Giữ gìn vệ sinh thiên nhiên và môi trường. + Bảo vệ, chăm nom con vật và câycối. 2.2. Xác định giải pháp giáo dục – HV nêu những giải pháp giáo dục tương thích với việc tiến hành cácnội dung nêu trên ( Học viên liệt kê ra nháp ). 19 – Hướng dẫn cách xác lập giải pháp giáo dục đạt hiệu suất cao ; – Từ những giải pháp đã liệt kê, học viên vấn đáp những câu hỏi sau : Sau đây là 1 số ít chiêu thức giáo dục đơn cử : a. Giao lưu tình cảm tiếp xúc thân mật : * Mục đích – Phương pháp này nhằm mục đích tạo ra sự tin cậy, gắn bó giữa trẻ với nhữngngười xung quanh. Tăng cường sụ phát triển của những giác quan. Góp phần tíchcực phát triển những kỹ năng xã hội. * Cách thực thi – Luôn chú ý tới trẻ, tạo nhiều thời hạn nhất hoàn toàn có thể cho việc giao lưu với trẻ. Giao lưu toàn vẹn được hiểu là một quy trình gồm cả những thông tin bằng lờinói, những cử chỉ điệu bộ biểu lộ xúc cảm, ánh mắt, nét mặt của người giaolưu cùng trẻ. Với trẻ nhỏ những âm thanh ngôn từ tuy không mang giá trịnhiều Về mặt ngữ nghĩa tuy nhiên sự phối hợp giữa âm thanh, điệu bộ, đặc biệt quan trọng lànét mặt và ánh mắt sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình cảm, thái độ của ngườicùng tiếp xúc, trẻ sẽ có phản ứng hưởng ứng lại. Khi trẻ lớn hơn thì nhữngcuộc trò chuyện hướng vào một nội dung đơn cử ( việc trẻ đang làm, một đốitượng mà trẻ đang chăm sóc, tâm trạng của trẻ … ) mang ý nghĩa nhiều mặt : Phát triển ngôn từ, tư duy, những công dụng tâm lí, tình cảm, kỹ năng giao tiếpứng xử. – Với trẻ nhỏ, sự phát triển những giác quan có ý nghĩa to lớn bởi nó mở ra tấmmàn nhận thức quốc tế to lớn xung quanh trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ, cần tạonhiều thời cơ để trẻ rèn luyện những giác quan với Lever tăng dần theo lứa tuổi, ví dụ : Trẻ hài nhi hoàn toàn có thể cảm nhận sự nhẹ nhàng qua tiếp xúc làn da ( áp má, xoa tay vào da bé và ngược lại, những động tác xoa nắn … ), trẻ ấu nhi có thểluyện xúc giác với những sắc thái đặc thù rõ, mang tính trái chiều như nhẵn mịn, thô ráp, lạnh, ấm nóng ; hoặc làm quen với những âm thanh khác nhau : lời nói, tiếng chuông, tiếng vỗ tay ; rèn luyện phản ứng với cường độ âm thanh khácnhau : thủ thỉ, nói đủ nghe, nói lớn … – Phương pháp này nên áp dụug với trẻ ngay khi trẻ còn rất nhỏ và phải thựchiện tiếp tục. Sự chăm sóc, thân thiện của người lớn dành cho trẻ là rấtcần thiết tuy nhiên cần tạo cho trẻ những khoảng chừng riêng để trẻ tự xoay sở nhằmtránh những hệ quả tiêu cục như trẻ trở nên quá nhờ vào, hay làm nũng, luôn cần có người ở bên. b. Dùng lời nói : 20 * Mục đích : – Giúp trẻ nắm được nội dung những nhu yếu cần thực thi ; giúp giáo viêntruyền tải tới trẻ một cách không thiếu những yếu tố giáo dục. * Cách thực thi : – Phương pháp này gồm những hình thức khác nhau như : trò chuyện, phântích, giảng giải. Để tương thích với đặc điểm nhận thức của trẻ nhỏ lứa tuổi mầmnon, chiêu thức này nên sử dụng phối hợp cùng giải pháp trực quan. Như vậy sẽ giúp trẻ nhận thức một cách vừa đủ và đúng mực hơn. – Giáo viên cần chuẩn bị sẵn sàng trước Về cuộc trò chuyện với trẻ : Xác định mụcđích, những nội dung trò chuyện với trẻ, những lời dẫn dắt và cách dẫn dắt ( bằng một trường hợp / một đoạn truyện ngắn / một đoạn phim … ), những đoạntrao đổi ( lường trước những trường hợp phản ứng của trẻ ), chú ý quan tâm tới cách dẫn dắtbởi đây là điểm mấu chốt hấp dẫn hứng thú và sự chú ý quan tâm của trẻ, giúp trẻ tiếpthu tốt hay không tốt những nội dung tiếp theo và phải duy trì tốt húng thú của trẻtrong hàng loạt quy trình trò chuyện. Cách đặt câu hỏi, cách dùng câu từ vàthời gian trò chuyện phải tương thích với đặc điểm nhận thức và năng lực tậptrung của trẻ. Hầu như khó có trẻ nào dù là trẻ mẫu giáo lớn hoàn toàn có thể kiên nhẫnngồi nghe một cuộc diễn thuyết chạy dài khoảng chừng 15 – 20 phút. Độ phức tạpcủa những câu kể, câu hỏi cần tùy thuộc vào đối tượng người tiêu dùng trò chuyện. Sự thay đổilinh hoạt những hình thức trò chuyện ( phối hợp sử dung những đồ vật trực quan, tích hợp những hành vi bộc lộ, … ) sẽ làm tăng hứng thú, tăng độ tập trung chuyên sâu vàtăng hiệu suất cao ghi nhớ những nội dung được đề cập. c. Sử dụng trường hợp : * Mục đích : – Hình thành cho trẻ kỹ năng xử lý những trường hợp thường gặp trongcuộc sống hằng ngày. Trẻ có sự kết nối giữa những nội dung được dạy vớithực tế đời sống ; dần nhận thức được sự thiết yếu của những hoạt động học tậpvà rèn luyện. * Cách triển khai : – Các trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên loạitình huống này không “ sẵn có ” làm ảnh hưởng tác động tới tính dữ thế chủ động của giáoviên. Hơn nữa những trường hợp khá phong phú, thường ít khi lặp lại nguyên xi, dovậy nó yên cầu ở giáo viên phải bao quát lớp xát sao, đặc biệt quan trọng cần tinh ý đểphát hiện ra những trường hợp có yếu tố, hoàn toàn có thể tận dụng để giáo dục trẻ. Ngaycả khi đã phát hiện ra trường hợp có vấn để thì tùy từng giáo viên mà cách xửlí những trường hợp đó vào mục tiêu giáo dục cũng rất khác nhau. Điều này phụthuộc vào kinh nghiệm tay nghề sư phạm, văn hóa truyền thống cá thể của giáo viên. 21 – Trên trong thực tiễn, nhiều trường hợp phần đông ít khi, thậm chí còn không khi nào xảyra trong thiên nhiên và môi trường trường mầm non. ví dụ như lạc đường, bị bắt cóc, giúp đỡngười già … thế cho nên, để trẻ được rèn luyện, giáo viên cần tạo ra những trường hợp : trải qua thiết kế xây dựng ngữ cảnh chơi game show đóng kịch. Thông qua trường hợp, giáo viên dàn dụng để đưa trẻ vào hoạt động giải trí với trường hợp đó. Những tìnhhuống giáo dục sẽ có giá trị tác động ảnh hưởng cao hơn khi được vận dụng cho một cánhân hoặc một nhóm nhỏ trẻ. thế cho nên giáo viên nên quan sát kỹ trẻ để pháthiện những yếu tố cần phải tác động ảnh hưởng, thiết kế xây dựng “ ngữ cảnh trường hợp ” và cókế hoạch tiến hành. Sau khi thưởng thức trường hợp, giáo viên cần giúp trẻđúc kết lại để trẻ ghi nhớ không thiếu và đúng mực hơn. Bởi trong quy trình thựchiện, nhiều khi trẻ bị chi phối bởi yếu tố xúc cảm vào một vài cụ thể nào đó. d. Sử dụng game show : * Mục đích : – Trẻ được học tập những kiến thức và kỹ năng, kỹ năng một cách tự nhiên qua những tròchơi, đồng thời đây cũng là thời cơ để trẻ thưởng thức và kiểm tra lại vốn kiếnthức, kỹ năng của mình. * Cách triển khai : – Đã từ lâu, hoạt động giải trí đi dạo được coi là hoạt động giải trí có ý nghĩa trong sựphát triển tổng lực nhân cách trẻ nhỏ. Khi tham gia game show, trẻ khám phámôi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Trẻ lĩnh hội được tư duy linhhoạt, cách xử lý yếu tố, hình thành những khái niệm. Hoạt động vui chơicũng đặt ra cho trẻ nhiều trường hợp giật mình yên cầu ở trẻ sự linh động, nhạybén và phát minh sáng tạo để xử lý trường hợp chơi. Trò chơi tạo thời cơ cho trẻ hợptác với nhau một cách tự nhiên trong hoạt động giải trí, từ đó giúp trẻ tăng cường khảnăng tiếp xúc, phát triển tính đoàn kết, tương hỗ giữa những trẻ trong lớp. – Có nhiều dạng game show mà giáo viên hoàn toàn có thể khai thác để tổ chức triển khai cho trẻ. Nguồn game show hoàn toàn có thể do sưu tầm hoặc do giáo viên phát minh sáng tạo ra những tròchơi mới. * Một số dạng game show hoàn toàn có thể tổ chúc cho trẻ : Trò chơi học tập : Là những game show thuộc nhóm game show có luật được sửdụng để ôn luyện lại 1 số ít kiến thức và kỹ năng, kỹ năng nhất định nhằm mục đích mục tiêu pháttriển hoạt động giải trí trí tuệ và nhận thức. – Có nhiều cách phân loại game show học tập. Các nhà sư phạm Liên Xô đãchia game show học tập theo đặc thù sử đụng đồ chơi và tài liệu học tập, cụ thểcó những nhóm như sau : 22 + Trò chơi với vật thật : Trẻ sử dụng những vật thật như vật dụng, đồ chơi, quả, hoa … Những game show này không chỉ củng cổ kiến thúc mà còn góp thêm phần rènluyện những giác quan qua việc tiếp xúc trục tiếp với vật thật. + Trò chơi với tranh vẽ, quy mô. + Trò chơi dùng lời nói : Loại game show này hoàn toàn có thể vận dụng cho nhiều nộidung khác nhau. Các game show thông dụng như : đúng – sai, kể đủ những vật, bắtchước tiếng kêu, hướng dẫn viên du lịch, ai là nhà thông thái … – Ngoài ra, game show học tập còn hoàn toàn có thể chia thành những nhóm dựa trên mụcđích cơ bản mà game show hướng tới : + Trò chơi củng cố sự nhận ra những đối tượng người tiêu dùng đơn cử trong đó nội dung vàcác hành vi chơi hướng vào việc củng cố một hình tượng đơn cử nào đó. Vídụ, xếp tranh theo thứ tự, miêu tả đối tượng người dùng để mọi người đoán … + Trò chơi củng cố sự nhận ra và phân biệt những đối tượng người dùng : Nội dung và cáchành động chơi được hướng vào việc củng cố hai hay nhiều đối tượng người tiêu dùng vàphân biệt chúng theo những tín hiệu, đặc điểm rõ nét. + Những game show luyện năng lực phân nhóm đối tượng người dùng : Những game show nàygiúp trẻ củng cố nhận ra Về những đặc điểm chung của những đối tượng người tiêu dùng vàphân nhóm chúng theo những tín hiệu khác nhau. Trò chơi “ khoa học ” : Là những game show mang tính tò mò, thử nghiệmnhằm cung ứng cho trẻ những tri thức tiền khoa học, khuyến khích và nuôidưỡng trí tò mò ham hiểu biết, góp thêm phần phát triển trí tuệ và sẵn sàng chuẩn bị nhữngkỹ năng nhận thức nhất định. Trò chơi khoa học không nhất thiết phải có luật, tác dụng chơi không nhất thiết là một hiệu quả duy nhất. Giáo viên hoàn toàn có thể tổchức những game show như những thí nghiệm về nam châm từ, về những trạng thái củanước, sự phát triển của cây, sự kỳ diệu của những sắc tố … Trò chơi đóng vai : Đây là dạng game show trẻ tập hóa thân vào người khác vàcác hoạt động giải trí chơi của trẻ nhằm mục đích tái hiện lại đời sống xung quanh dưới cáchnhìn của chính những đứa trẻ. Vốn kiến thúc và kinh nghiệm tay nghề sống của từngđứa trẻ sẽ được phản ánh qua những game show dạng này. Trò chơi dân gian : Là những game show có nguồn gốc trong dân gian, do nhândân nghĩ ra và dược chơi một cách thông dụng, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn nguyênxi những game show để dạy trẻ hoặc chọn lấy những yếu tố tương thích trong tròchơi dân gian để cải biến thành một game show mới mang đặc thù dân giannhằm giúp trẻ dễ chơi hơn và ship hàng mục tiêu giáo dục. Ví dụ : Trò chơi ô ăn quan, nhảy ô, cờ lúa ngô, chuyền thẻ … 23 – Ngoài ra giáo viên hoàn toàn có thể tận dụng những vật tư tự nhiên như cát, nước, sỏi, lá cây, hột hạt … để cho trẻ chơi những game show cũng tương đối phong phú như : Xếp hình, kiến thiết xây dựng, chơi với nước … e. Tham gia những hoạt động giải trí lao động * Mục đích : – Trẻ được làm quen với hoạt động giải trí lao động và có tình cảm tích cực vớihoạt động này. Trẻ được rèn luyện nhiều kỹ năng ; kỹ năng lao động, kỹ năngnhận thức. Trẻ được được vận dụng kiến thức và kỹ năng vào trong thực tiễn và thưởng thức đểkiến thức thêm đa dạng và phong phú, đúng mực ; rèn cho trẻ ý thức thao tác có mục đíchvà kế hoạch. Trẻ biết hợp tác với mọi người, biết thao tác độc lập để hoànthành việc làm. * Cách thực thi : – Nhà giáo dục N.C.Crupxkaia đã nhìn nhận cao vai trò của giáo dục laođộng. Đó vừa là nội dung, vừa là phương tiện đi lại để giáo dục con người. Hoạtđộng lao động tạo cho trẻ nhiều thời cơ được hoạt động giải trí ship hàng bản thân, giúpđỡ người khác, tạo ra mẫu sản phẩm nào đó. Từ đó trẻ cảm nhận được ý nghĩa củalao động và có tình cảm tích cực với hoạt động giải trí lao động. Tham gia hoạt độngnày, trẻ phải vận dụng những kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm tay nghề, kỹ năng đã có hoặcđang hình thành vào xử lý việc làm đơn cử. Qua đó trẻ còn thu đượcthêm những kiến thức và kỹ năng mới, học được những phương pháp hành vi mới. – Hoạt động lao động hoàn toàn có thể được tổ chức triển khai trong lớp hoặc ở khoảng trống bênngoài lớp học. Khi tổ chức triển khai cho trẻ tham gia lao động, giáo viên triển khai theocác bước sau : + Lập kế hoạch gồm những ý : * Mục đích của hoạt động giải trí. * Nội dung hoạt động giải trí lao động. * Địa điểm triển khai. * Các phương tiện đi lại tương hỗ. * Cách triển khai. + Trò chuyện với trẻ về hoạt động giải trí mà trẻ sắp tham gia, trò chuyện phải khơigợi ở trẻ sự thú vị, tự nguyện để triển khai. Trẻ hiểu trách nhiệm và chủ độnglên kế hoạch để xử lý trách nhiệm, đơn cử là gồm có những ý sau : • việc làm trẻ sẽ triển khai. • Ý nghĩa cửa những việc làm ( với trẻ bé, việc hiểu ý nghĩa hay khôngkhông quan trọng bằng việc gợi hứng thú để trẻ tham gia vào việc làm ). 24T rẻ có sẵn sàng chuẩn bị để tham gia không. • Để xử lý việc làm theo trẻ cần phải làm những gì, cần chuẩn bịnhững gì. Trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn cần hiểu và lý giải được tại sao phảilàm như vậy. + Phân nhóm và giao trách nhiệm cho trẻ. + Tổ chức cho trẻ triển khai : Quá trình trẻ lao động, giáo viên cần theo sáttrẻ để giám sát, nhắc nhở và tương hỗ trẻ khi thiết yếu. Giáo viên không nhấtthiết làm hộ trẻ mà hoàn toàn có thể đặt những câu hỏi để giúp trẻ kiểm soát và điều chỉnh lại hànhđộng. + Kiểm tra tác dụng và nhận xét : tiến trình này giáo vĩÊn tổ chúc để tre cùngtham gia nhìn nhận. với trẻ lớn, giáo viên tạo điều kiện kèm theo để trẻ nói về quá trìnhtổ chức hoạt động giải trí của mình, những kinh nghiệm tay nghề ( làm thế nào để đạt hiệu quả, vì sao phải làm vậy ), tự nhận thấy những thiếu sót và thứ xác lập nguyênnhân. – Nhìn chung khi tổ chúc hoạt động giải trí lao động thì hình thức, nội dung laođộng phải tương thích với sức khỏe thể chất, tâm lí, sinh lí, quan tâm tới nhu yếu giáo dục, đặc điểm khoảng trống hoạt động giải trí và bảo vệ bảo đảm an toàn cao nhất cho trẻ. g. Giám sát, nhận xét, nhìn nhận : * Mục đích : – Việc động viên khuyến khích trẻ kịp thời, đúng lúc là giải pháp hữu hiệuđể duy trì hứng thú trong suốt quy trình hoạt động giải trí, với những lời khen ngợi, tán thưởng, ánh mắt đống ý … hoàn toàn có thể tạo cho trẻ thêm sự tin yêu, vui tươi, giúp trẻ thêm hào hứng, quyết tâm để triển khai việc làm của mình. Khi đượckhen ngợi trẻ như được nhìn nhận và biết mình đang làm đúng. Cảm giác đóthúc đẩy trẻ đến hoạt động giải trí, duy trì hứng thú của trẻ và làm phát sinh ở trẻmong muốn tham gia những hoạt động giải trí khác. – Mặt khác, khi đứa trẻ lúng túng hoặc làm sai, làm chậm hơn những bạn thì sựđộng viên, khuyến khích và hướng dẫn sửa sai giúp trẻ của giáo viên là vô cùng cầnthiết. Điều đó sẽ trờ thành động lực cho trẻ, trẻ cảm thấy yên tâm vì cháu vẫnnhận được sự chăm sóc trợ giúp của cô. * Cách thực thi : – Đây là giải pháp mang tính hỗ trợ cho những giải pháp khác, giải pháp nàygiáo viên hoàn toàn có thể sử dụng bất kể khi nào miễn sao phải đúng lúc và phải chăng. Sựđúng lúc và phải chăng được bộc lộ như sau : Khen thưởng, khuyến khích trẻ khi trẻ điđúng hướng, hành vi đúng và đạt hiệu quả tốt ; nhiều khi chỉ cần trẻ cónhững tân tiến hơn trước giáo viên cũng nên khen ngợi cháu. Khi khen trẻ, giáo viên nên khen trước cả lớp để bản thân trẻ cảm thấy tự hào đồng thời các25

Mô đun bdtx2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI, MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ – Tài liệu text

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay