Đề tài: Nghiên cứu về nhận dạng giọng nói tiếng Việt và ứng dụng trong điều khiển

Sau đây là mẫu Khóa luận khác  với đề tài là Nghiên cứu về nhận dạng giọng nói tiếng Việt và ứng dụng trong điều khiển. Hy vọng đề tài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết Khóa luận tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết Khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài khóa luận tại bài viết này.

.1. Giới thiệu đề tài Đề tài này mang tên “Nghiên cứu về nhận dạng giọng nói tiếng Việt và ứng dụng trong điều khiển”. Để thực hiện được việc nhận dạng giọng nói, ta phải xây dựng một hệ thống gọi là Hệ thống nhân dạng tiếng nói tự động (Automatic Speech Recognition -ASR), đây là hệ thống chuyển đổi chuỗi âm thanh tiếng nói thành chuỗi từ. Việc xây dựng một hệ nhận dạng tiếng nói không phải là một công việc đơn giản, đòi hỏi nhóm phát triển phải am hiểu các kỹ thuật, lý thuyết từ nhiều kiến thức khác nhau như: âm học – vật lý, ngữ âm học, ngôn ngữ học, lý thuyết xác suất thống kê, máy học, trí tuệ nhân tạo, … Trên thế giới, nhiều nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công hệ nhận dạng tiếng nói cho các ngôn ngữ lớn như: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, … nhưng giải pháp nhận dạng cho tiếng Việt vẫn còn nhiều mặt hạn chế. 1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến khóa luận 1.2.1. Trên thế giới Giao tiếp người-máy là một lĩnh vực nghiên cứu lớn và khó nhưng lại có nhiều ứng dụng thực tiễn. Tiếng nói là một phương tiện giao tiếp tự nhiên nhất của con người và vì vậy, nghiên cứu để máy tính có thể hiểu tiếng nói của con người, hay còn gọi là nhận dạng tiếng nói tự động (Automatic Speech Recognition –ASR), đã trải qua quá trình 70 năm phát triển. Những nỗ lực nghiên cứu đầu tiên về ASR đã được tiến hành trong thập niên 50 với ý tưởng chính là dựa trên ngữ âm. Do kĩ thuật xử lí tín hiệu số cũng như khả năng máy tính còn giới hạn, các hệ thống nhận dạng lúc đó chỉ tập trung khai thác đặc trưng phổ cộng hưởng (spectral resonances) đối với các nguyên âm của tín hiệu, sau khi đi qua các bộ lọc tương tự. Trong giai đoạn này, có các hệ thống đáng chú ý như: hệ thống nhận dạng ký số rời rạc của Bell-lab (1952), bộ nhận dạng 13 âm vị của trường đại học College–Anh (1958) [1, p. 8]… Trong thập kỉ 1960, điểm đáng ghi nhận nhất là ý tưởng của tác giả người Nga, Vintsyuk khi ông đề xuất phương pháp nhận dạng tiếng nói dựa trên qui hoạch động theo thời gian (Dynamic Time Warping –DTW) [2, p. 1]. Đáng tiếc là mãi đến những năm 1980, phương pháp này mới được thế giới biết đến.

Source: https://thomaygiat.com
Category : Nghe Nhìn

Đề tài: Nghiên cứu về nhận dạng giọng nói tiếng Việt và ứng dụng trong điều khiển

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay