Thư viện trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng: Giáo trình lý thuyết truyền thông

Abstract:  Nội dung của toàn bộ giáo trình là sự giới thiệu, phân tích, minh
họa, đánh giá hệ thống lý thuyết truyền thông từ giai đoạn hình thành
sơ khai cho đến hiện nay. Các lý thuyết cơ bản được phân nhóm và rải
đều trong tất cả các chương của giáo trình. Ví dụ: nhóm lý thuyết về
quy trình truyền thông được trình bày trong chương 1, nhóm lý thuyết
về hiệu quả truyền thông được trình bày trong chương 5, nhóm lý
thuyết về đạo đức truyền thông được trình bày trong chương 6. Sở dĩ
có sự phân nhóm này vì mỗi lý thuyết được các nhà khoa học đưa ra
thường hướng đến một (hoặc một vài) vấn đề cơ bản của truyền thông.
Ví dụ: mô hình truyền thông của Shannon và Weaver, mô hình truyền
thông của Cutlip, Broom và Center giúp người học hiểu được quy trình
truyền thông diễn ra như thế nào nên được cấu trúc thuộc nhóm lý
thuyết về quy trình truyền thông nằm trong chương 1; thuyết Thiết lập
chương trình nghị sự của Maxwell McCombs và Donald Shaw, thuyết
Đường xoắn ốc của sự Im lặng của Noelle-Neumann giúp người học
hiểu được những hiệu quả của hoạt động truyền thông nên thuộc nhóm
lý thuyết về hiệu quả truyền thông. Cấu trúc của toàn bộ giáo trình
được thiết kế nhằm mục đích giúp sinh viên nắm được những lý thuyết
truyền thông cơ bản đã được các nhà khoa học đề ra nhằm giải thích
và phân tích những vấn đề cốt lõi của truyền thông: truyền thông là gì?
(khái niệm truyền thông), có những loại hình truyền thông nào? (phân
loại truyền thông), quy trình truyền thông diễn ra như thế nào? (các
mô hình truyền thông), truyền thông diễn ra trong môi trường như thế
nào? (bối cảnh truyền truyền thông), thông điệp truyền thông được thể
hiện như thế nào? (tín hiệu truyền thông), truyền thông tạo ra những
kết quả gì? (hiệu quả truyền thông), và người làm truyền thông cần
tuân thủ những quy tắc đạo đức nào? (đạo đức truyền thông). Đây là
những vấn đề cơ bản về lý luận truyền thông mà tất cả những người
làm truyền thông chuyên nghiệp như người làm báo chí, người làm
PR, người làm quảng cáo… đều phải nắm được, và đã được các nhà
khoa học khái quát thành các lý thuyết giúp người học hiểu rõ được
12
bản chất của vấn đề. Đối với mỗi vấn đề này, tác giả giáo trình đều
chọn lọc và giới thiệu, phân tích những lý thuyết tương ứng để người
đọc có thể hiểu sâu sắc vấn đề.
Thư viện trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng: Giáo trình lý thuyết truyền thông

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay