Phương pháp luyện tập để có giọng nói hay

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP ĐỂ
CÓ GIỌNG NÓI HAY
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP
ĐỂ CÓ GIỌNG NÓI HAY
Tác giả: NGUYỄN BÌNH NGUYÊN LỘC
Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNG
Bài 2. CÁC BÀI TẬP LUYỆN ÂM
Bài 3. BÀI TẬP LUYỆN TẠO NGỮ ĐIỆU VÀ SỨC TRUYỀN CẢM
Bài 4. BÀI TẬP LUYỆN TỐC ĐỘ

Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNG
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP ĐỂ CÓ GIỌNG NÓI HAY
1. Sơ lược về giọng nói
Nhận thấy tầm quan trọng của một giọng nói hay, chuẩn, đẹp; bằng những hiểu biết
kém cỏi, tôi biên soạn “chương trình” nhỏ này cho tôi và cho những ai muốn gây
ảnh hưởng tích cực đến người khác bằng giọng nói của mình.
Những bài tập trong chương trình được tôi tuyển chọn từ những quyển sách, các tập
thơ mà tôi thấy là phù hợp với mục đích “luyện giọng”. Đặc biệt phần quan trọng
của chương trình là phần phát âm được tôi lấy từ “Từ điển vần” của GS. Hoàng Phê
và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của GS.Nguyễn Lân.
Những bài tập trong đây nếu được nghiêm túc tập luyện với những hiểu biết về
phương pháp, chắc chắn rằng bạn sẽ có sự thay đổi về giọng nói sau 2 tuần luyện
tập.
Giọng nói chiếm 38% sức mạnh thông điệp truyền tải khi bạn giao tiếp với người
khác. Người có giọng nói hay không những có thể gây ấn tượng tốt trong mắt người
khác mà mức độ thành công và hạnh phúc trong cuộc sống so với những người chỉ
có giọng nói bình thường cũng cao hơn. Cùng một nội dung, nhưng người đã qua
quá trình luyện tập giọng nói, nói sẽ khác hơn nhiều so với một người trước giờ
chưa bao giờ quan tâm đến giọng nói của mình.
Giọng nói hay một phần do trời phú, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể
luyện tập. Tất cả là do sự cố gắng và quyết tâm của bạn.
Giọng nói của Bắc, Trung, Nam có những điểm khác nhau cơ bản; không có giọng
nào hay hơn giọng nào, bởi mỗi giọng có âm vực-sắc điệu riêng biệt làm nên cái
“chất đẹp” của từng miền. Tuy nhiên, để dễ dàng trong quá trình giao tiếp thì giọng
nói phải theo chuẩn phổ thông, không sử dụng phương ngữ địa phương, và đặc biệt
không được phát âm sai chính tả.
Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Để sửa lại những điều chưa đúng, chưa đẹp, chưa chuẩn đó không có cách nào khác
là tập luyện.
Đối với một luật sư, một giáo viên, một chuyên viên tư vấn, một nhân viên tiếp thị
sản phẩm, phát thanh viên,.v.v…, những người có liên quan đến việc nói năng để
truyền tải thông tin thì một giọng nói hay là điều không thể thiếu.
2. Bí mật của giọng nói hay
a. Thở bụng
Giọng nói hay trước tiên phải có độ vang, mạnh và rõ ràng. Để được những hoa trái
đó không có cách nào khác ngoài việc ta gieo trồng.
Thở bụng chính là hạt giống của một giọng nói vang, mạnh và rõ ràng.
Chú ve sầu trên cây, chú ếch ộp ngoài bờ ao đều thở bụng, đều sử dụng bụng của
mình để chứa hơi nên âm thanh mới to, rõ và vang vọng như thế.
Có một điều vui và lý thú thế này, bạn có để ý rằng những em bé thường khóc to
hơn người lớn không? Là vì em bé sử dụng bụng để thở đấy!
Ngày còn bé, chúng ta cũng sử dụng bụng để thở, nhưng lớn dần lên tự nhiên chúng
ta lại chuyển sang thở ngực. Thở ngực thì hơi ít hơn, nói dễ đứt hơi, không thể nói
dài trong một buổi thuyết trình được, hoặc giọng nói nghe có vẻ gấp gáp, ngang phè
phè không có nhịp điệu và trầm bổng.
Bạn có thể tự kiểm tra xem mình đang thở bụng hay thở ngực bằng cách quan sát
cách thở của mình. Nếu thở vào bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống là thở bụng.
Ngược lại nếu thở vào ngực phình lên và thở ra ngực xẹp xuống là thở ngực.
Sau khi quan sát cách thở của mình rồi, bạn cần điều chỉnh lại cho phù hợp, nếu bạn
đang thở ngực thì bạn nên chuyển sang thở bụng.
Ban đầu tập chưa quen, nhưng dần khi tạo được phản xạ rồi bạn sẽ chuyển sang thở
bụng một cách tự nhiên.
Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Cách tập: Việc đầu tiên là bạn phải trở về với hơi thở của bạn. Có nghĩa là khi bạn
thở vào bạn biết là mình thở vào và thở ra thì biết là mình thở ra. Đó gọi là hơi thở
có ý thức.
Bạn thở vào chầm chậm đếm từ 1-6 giây, giữ lại 3 giây sau đó thở ra chầm chậm
cũng từ 1-6 giây.
Nhớ là, khi thở vào bụng bạn phình lên, và thở ra bụng bạn xẹp xuống.
Bạn có thể điều chỉnh số giây thở vào, giữ lại và thở ra cho phù hợp với sức của
bạn, đừng cố gắng nín thở. Quan trọng là hít thở tự nhiên, biết mình đang thở, và
thở bằng bụng.
Bạn có thể đi, đứng, nằm, ngồi quan sát hơi thở và cách thở của mình, một thời gian
ngắn bạn sẽ dần quen.
Thở bụng ngoài việc giữ hơi để giọng nói của bạn vang, ấm, trầm hơn nó còn giúp
bạn an tĩnh tinh thần mỗi khi mệt mỏi.
Khi bạn đã thở bụng được, tích trữ hơi được thì như một đại tài chủ, muốn sử dụng
tài sản của mình thế nào cũng được; bạn muốn giọng mình vang nó sẽ vang, muốn
ấm nó sẽ ấm, muốn trầm bổng thì nó sẽ trầm bổng!
b. Phát âm rõ ràng
Như đã nói ban đầu, do đặc điểm vùng miền nên chất giọng và âm sắc của mỗi
miền có phần khác nhau. Ngoài những nét đẹp riêng thì bên cạnh đó có những chỗ
chưa được hài hòa, đặc biệt là phần phát âm không rõ và sai chính tả.
Về phần này tôi đã soạn lại những âm cơ bản để luyện tập.
Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian 30 phút luyện tập những âm này vào buổi sáng.
Bạn thấy mình sai nhiều ở chỗ nào thì tập nhiều ở chỗ đó.
Nếu bạn thường phát âm sai chữ “R” và chữ “G” thì bạn tìm đến phần bài tập phát
âm “R” và “G” đễ luyện.
Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Ví dụ: Ga, gà, gá, gả, gạ, gác, gạc, gạch, gai, gái, gãi, gam…
Ra, rà, rá, rã, rạ, rác, rạc, rách, rạch, rái, rải…
Nếu bạn thường phát âm sai chữ “Ch” và chữ “Tr” thì bạn tìm đến phần bài tập phát
âm “Ch” và “Tr” đễ luyện.
Ví dụ: Cha, chà, chả, chạ, chác, chách, chạch, chai, chài, chải, cham, chàm, chạm…
Tra, trà, trá, trả, trã, trác, trạc, trách, trạch, trai, trài, trái, trải, trại, tràm, trám…
Những âm thường sai khác như “L” và “N”, “S” và “X”, “” và “Ă”,…
Để luyện môi cho mềm mại thì bạn luyện phần bài tập các âm “B” và “M”.
Đọc rõ ràng, chính xác.
Khi giao tiếp, nói chuyện với mọi người ta phát âm ra từng từ, từng chữ, từng câu
như là đọc văn bản một cách nghiêm túc thì là được.
c. Tốc độ
Theo các nghiên cứu tâm lý thì người ta thường thích những ai nói chậm hơn họ,
hoặc bằng họ. Khi bạn nói nhanh hơn người khác, vô hình trung bạn tạo một áp lực
cho người lắng nghe mình.
Nói quá chậm sẽ làm người nghe buồn ngủ (chúng ta sẽ trở thành một chiến sĩ gây
mê tài ba!), nói quá nhanh sẽ khiến người nghe mệt mỏi vì lượng thông tin ào ạt
không tiếp thu kịp.
Tốc độ chuẩn và vừa phải là 150 từ/phút.
Trong phần bài tập tôi đã soạn một số đoạn văn tương đương 150 từ (có đoạn nhiều
hơn, đoạn ít hơn một chút), bạn có thể thử đọc những bài đó. Khi đọc bạn sử dụng
một chiếc đồng hồ để canh thời gian. Nếu bạn đọc nhanh thì bạn phải đọc chậm lại.

Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP ĐỂ
CÓ GIỌNG NÓI HAY
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP
ĐỂ CÓ GIỌNG NÓI HAY
Tác giả: NGUYỄN BÌNH NGUYÊN LỘC
Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNG
Bài 2. CÁC BÀI TẬP LUYỆN ÂM
Bài 3. BÀI TẬP LUYỆN TẠO NGỮ ĐIỆU VÀ SỨC TRUYỀN CẢM
Bài 4. BÀI TẬP LUYỆN TỐC ĐỘ

Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNG
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP ĐỂ CÓ GIỌNG NÓI HAY
1. Sơ lược về giọng nói
Nhận thấy tầm quan trọng của một giọng nói hay, chuẩn, đẹp; bằng những hiểu biết
kém cỏi, tôi biên soạn “chương trình” nhỏ này cho tôi và cho những ai muốn gây
ảnh hưởng tích cực đến người khác bằng giọng nói của mình.
Những bài tập trong chương trình được tôi tuyển chọn từ những quyển sách, các tập
thơ mà tôi thấy là phù hợp với mục đích “luyện giọng”. Đặc biệt phần quan trọng
của chương trình là phần phát âm được tôi lấy từ “Từ điển vần” của GS. Hoàng Phê
và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của GS.Nguyễn Lân.
Những bài tập trong đây nếu được nghiêm túc tập luyện với những hiểu biết về
phương pháp, chắc chắn rằng bạn sẽ có sự thay đổi về giọng nói sau 2 tuần luyện
tập.
Giọng nói chiếm 38% sức mạnh thông điệp truyền tải khi bạn giao tiếp với người
khác. Người có giọng nói hay không những có thể gây ấn tượng tốt trong mắt người
khác mà mức độ thành công và hạnh phúc trong cuộc sống so với những người chỉ
có giọng nói bình thường cũng cao hơn. Cùng một nội dung, nhưng người đã qua
quá trình luyện tập giọng nói, nói sẽ khác hơn nhiều so với một người trước giờ
chưa bao giờ quan tâm đến giọng nói của mình.
Giọng nói hay một phần do trời phú, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể
luyện tập. Tất cả là do sự cố gắng và quyết tâm của bạn.
Giọng nói của Bắc, Trung, Nam có những điểm khác nhau cơ bản; không có giọng
nào hay hơn giọng nào, bởi mỗi giọng có âm vực-sắc điệu riêng biệt làm nên cái
“chất đẹp” của từng miền. Tuy nhiên, để dễ dàng trong quá trình giao tiếp thì giọng
nói phải theo chuẩn phổ thông, không sử dụng phương ngữ địa phương, và đặc biệt
không được phát âm sai chính tả.
Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Để sửa lại những điều chưa đúng, chưa đẹp, chưa chuẩn đó không có cách nào khác
là tập luyện.
Đối với một luật sư, một giáo viên, một chuyên viên tư vấn, một nhân viên tiếp thị
sản phẩm, phát thanh viên,.v.v…, những người có liên quan đến việc nói năng để
truyền tải thông tin thì một giọng nói hay là điều không thể thiếu.
2. Bí mật của giọng nói hay
a. Thở bụng
Giọng nói hay trước tiên phải có độ vang, mạnh và rõ ràng. Để được những hoa trái
đó không có cách nào khác ngoài việc ta gieo trồng.
Thở bụng chính là hạt giống của một giọng nói vang, mạnh và rõ ràng.
Chú ve sầu trên cây, chú ếch ộp ngoài bờ ao đều thở bụng, đều sử dụng bụng của
mình để chứa hơi nên âm thanh mới to, rõ và vang vọng như thế.
Có một điều vui và lý thú thế này, bạn có để ý rằng những em bé thường khóc to
hơn người lớn không? Là vì em bé sử dụng bụng để thở đấy!
Ngày còn bé, chúng ta cũng sử dụng bụng để thở, nhưng lớn dần lên tự nhiên chúng
ta lại chuyển sang thở ngực. Thở ngực thì hơi ít hơn, nói dễ đứt hơi, không thể nói
dài trong một buổi thuyết trình được, hoặc giọng nói nghe có vẻ gấp gáp, ngang phè
phè không có nhịp điệu và trầm bổng.
Bạn có thể tự kiểm tra xem mình đang thở bụng hay thở ngực bằng cách quan sát
cách thở của mình. Nếu thở vào bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống là thở bụng.
Ngược lại nếu thở vào ngực phình lên và thở ra ngực xẹp xuống là thở ngực.
Sau khi quan sát cách thở của mình rồi, bạn cần điều chỉnh lại cho phù hợp, nếu bạn
đang thở ngực thì bạn nên chuyển sang thở bụng.
Ban đầu tập chưa quen, nhưng dần khi tạo được phản xạ rồi bạn sẽ chuyển sang thở
bụng một cách tự nhiên.
Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Cách tập: Việc đầu tiên là bạn phải trở về với hơi thở của bạn. Có nghĩa là khi bạn
thở vào bạn biết là mình thở vào và thở ra thì biết là mình thở ra. Đó gọi là hơi thở
có ý thức.
Bạn thở vào chầm chậm đếm từ 1-6 giây, giữ lại 3 giây sau đó thở ra chầm chậm
cũng từ 1-6 giây.
Nhớ là, khi thở vào bụng bạn phình lên, và thở ra bụng bạn xẹp xuống.
Bạn có thể điều chỉnh số giây thở vào, giữ lại và thở ra cho phù hợp với sức của
bạn, đừng cố gắng nín thở. Quan trọng là hít thở tự nhiên, biết mình đang thở, và
thở bằng bụng.
Bạn có thể đi, đứng, nằm, ngồi quan sát hơi thở và cách thở của mình, một thời gian
ngắn bạn sẽ dần quen.
Thở bụng ngoài việc giữ hơi để giọng nói của bạn vang, ấm, trầm hơn nó còn giúp
bạn an tĩnh tinh thần mỗi khi mệt mỏi.
Khi bạn đã thở bụng được, tích trữ hơi được thì như một đại tài chủ, muốn sử dụng
tài sản của mình thế nào cũng được; bạn muốn giọng mình vang nó sẽ vang, muốn
ấm nó sẽ ấm, muốn trầm bổng thì nó sẽ trầm bổng!
b. Phát âm rõ ràng
Như đã nói ban đầu, do đặc điểm vùng miền nên chất giọng và âm sắc của mỗi
miền có phần khác nhau. Ngoài những nét đẹp riêng thì bên cạnh đó có những chỗ
chưa được hài hòa, đặc biệt là phần phát âm không rõ và sai chính tả.
Về phần này tôi đã soạn lại những âm cơ bản để luyện tập.
Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian 30 phút luyện tập những âm này vào buổi sáng.
Bạn thấy mình sai nhiều ở chỗ nào thì tập nhiều ở chỗ đó.
Nếu bạn thường phát âm sai chữ “R” và chữ “G” thì bạn tìm đến phần bài tập phát
âm “R” và “G” đễ luyện.
Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Ví dụ: Ga, gà, gá, gả, gạ, gác, gạc, gạch, gai, gái, gãi, gam…
Ra, rà, rá, rã, rạ, rác, rạc, rách, rạch, rái, rải…
Nếu bạn thường phát âm sai chữ “Ch” và chữ “Tr” thì bạn tìm đến phần bài tập phát
âm “Ch” và “Tr” đễ luyện.
Ví dụ: Cha, chà, chả, chạ, chác, chách, chạch, chai, chài, chải, cham, chàm, chạm…
Tra, trà, trá, trả, trã, trác, trạc, trách, trạch, trai, trài, trái, trải, trại, tràm, trám…
Những âm thường sai khác như “L” và “N”, “S” và “X”, “” và “Ă”,…
Để luyện môi cho mềm mại thì bạn luyện phần bài tập các âm “B” và “M”.
Đọc rõ ràng, chính xác.
Khi giao tiếp, nói chuyện với mọi người ta phát âm ra từng từ, từng chữ, từng câu
như là đọc văn bản một cách nghiêm túc thì là được.
c. Tốc độ
Theo các nghiên cứu tâm lý thì người ta thường thích những ai nói chậm hơn họ,
hoặc bằng họ. Khi bạn nói nhanh hơn người khác, vô hình trung bạn tạo một áp lực
cho người lắng nghe mình.
Nói quá chậm sẽ làm người nghe buồn ngủ (chúng ta sẽ trở thành một chiến sĩ gây
mê tài ba!), nói quá nhanh sẽ khiến người nghe mệt mỏi vì lượng thông tin ào ạt
không tiếp thu kịp.
Tốc độ chuẩn và vừa phải là 150 từ/phút.
Trong phần bài tập tôi đã soạn một số đoạn văn tương đương 150 từ (có đoạn nhiều
hơn, đoạn ít hơn một chút), bạn có thể thử đọc những bài đó. Khi đọc bạn sử dụng
một chiếc đồng hồ để canh thời gian. Nếu bạn đọc nhanh thì bạn phải đọc chậm lại.

Bí Quyết Luyện Phát Âm Chuẩn Và Giọng Nói Lôi Cuốn
http://biquyethoctap.com/luyen-phat-am-giong-noi

Source: https://thomaygiat.com
Category : Nghe Nhìn

Phương pháp luyện tập để có giọng nói hay

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay