Giáo án Lớp 9 – Môn Công nghệ – Tiết 12 – Tuần 12 – Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Lớp 9 – Môn Công nghệ – Tiết 12 – Tuần 12 – Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12 - Tuần 12 Ngày soạn : 08/11/2008 Bài 6. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu chức năng của bảng điện . Hiểu sơ đồ nguyên lí của một mạch điện bảng điện. 2. Kỹ năng : Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện. 3. Thái độ : Đảm bảo an toàn điện và an toàn lao động khi lắp ráp. Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1 - Giáo viên: Bảng phụ hình 6.1, 6.2 SGK. 2 -Học sinh: Đọc trước bài “Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện”. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức: (1’ )Điểm danh, ghi tên HS vắng. 9A1 (32) Vắng : .. 9A2 (32 ) Vắng : .... 9A3 (33) Vắng : ..... 9A4 (33) Vắng : ... 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) H1: Nêu các yêu cầu của mối nối. Nêu quy trình chung nối dây dẫn điện? TL1: Các yêu cầu của mối nối: -Dẫn điện tốt: điện trở mối nối nhỏ. -Có độ bền cơ học cao: chịu được sức kéo, sự rung chuyển. -An toàn điện: được cách điện tốt. -Đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối gọn, đẹp. Quy trình chung nối dây dẫn điện :-Bóc vỏ cách điện, làm sạch lõi, nối dây, kiểm tra mối nối, hàn mối nối, cách điện mối nối. H2: Trình bày nội dung chính các bước nối thẳng hai dây dẫn lõi nhiều sợi? TL2: Nội dung chính các bước nối thẳng hai dây dẫn lõi nhiều sợi là: -Bóc vỏ cách điện: Bóc vỏ cách điện hai đầu dây. Độ dài lớp vỏ cách điện cần bóc khoảng từ 15-20 lần đường kính dây. Gồm: Bóc cắt vát như gọt bút chì và bóc phân đoạn. -Làm sạch lõi: Dùng giấy ráp làm sạch lõi. -Nối dây: -Lồng lõi: Xòe đều các sợi của lõi thành hình nan quạt. Lồng các sợi lõi đan chéo vào nhau như đan nong mốt. -Vặn xoắn: Quấn và miết đều những sợi của lõi này lên lõi của dây kia. -Kiểm tra mối nối: xoay nhẹ, lắc nhe, kéo nhẹ để biết mối nối đủ chặt là được -Hàn mối nối:Làm sạch mối nối. Láng nhựa thông. Hàn thiếc mối nối. -Cách điện mối nối: Quấn băng cách điện lớp băng sau chồøng lên lớp băng trước ½ chiều rộng của băng 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài : (1’) Để lắp một mạch điện ta phải thực hiện những bước nào ? Bài mới “THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN” các em tìm hiểu cách lắp đặt một mạch điện. b. Tổ chức hoạt động dạy và học: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 07’ Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của bảng điện 1. Chức năng của bảng điện a)Bảng điện chính: Có nhiện vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu chì, công tắc, cầu dao b)Bảng điện nhánh: Có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện. Trên bảng điện nhánh thường lắp công tắc hoặc áptômát, ổ điện, hộp số quạt trần *Hãy quan sát hình 6.1 SGK. HTB-Y:Mạch điện trong nhà có những loại bảng điện nào? HK:Nhiệm vụ của bảng điện chính ? HTB:Trên bảng điện chính có những thiết bị điện gì ? HK-TB:Nhiệm vụ của bảng điện nhánh? HY:Trên bảng điện nhánh thường có những thiết bị gì? *GV nhấn mạnh “Kích thước của bảng điện phụ thuộc số lượng và kích thước của các thiết bị lắp trên đó”. HCL: Hãy mô tả cấu tạo của một số bảng điện nhánh của mạng điện lớp học hoặc nhà em ? *HS quan sát hình 6.1 SGK . TL:Gồm: Bảng điện chính và bảng điện nhánh. TL:Nhiệm vụ của bảng điện chính là cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. TL:Thường có: cầu dao, cầu chì, áp tô mát. TL: Nhiệm vụ của bảng điện nhánh là cung cấp điện đến đồ điện. TL:Thường có: công tắc, áptômát, ổ điện, cầu chì, hộp số quạt *HS tiếp thu. TL:Trên bảng điện có cầu chì, công tắc, ổ điện, hộp số quạt trần 10’ Hoạt động 2:Tìm hiểu về sơ đồ lắp đặt của một mạch điện: 2. Sơ đồ lắp đặt mạch điện: a) Sơ đồ nguyên lí: Thể hiện mối liên hệ điện giữa các thiết bị điện trong mạch điện. b) Sơ đồ lắp đặt: Thể hiện vị trí, cách sắp xếp, lắp ráp các thiết bị điện của mạch điện. *Hãy quan sát hình 6.2 SGK. HTB-Y:Mạch điện gồm những thiết bị nào ? HK:Chúng nối với nhau như thế nào ? HG:Sơ đồ nguyên lí thể hiện gì ? HK:Sơ đồ nguyên lí dùng để làm gì ? HK:Sơ đồ lắp đặt thể hiện gì ? HG:Sơ đồ lắp đặt dùng để làm gì **GV giới thiệu các yếu tố cần xác định để vẽ sơ đồ lắp đặt. HN: Hãy thảo luận nhóm tìm các bước vẽ sơ đồ lắp đặt. GV nhận xét kết quả hoạt động của HS. GV nhấn mạnh vai trò của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt. Nhấn mạnh từ sơ đồ nguyên lí vẽ được sơ đồ lắp đặt và ngược lại. *HS quan sát hình 6.2 SGK. TL:Gồm hai cầu chì, một ổ cắm điện, một công tắc, và một bóng đèn. TL:Một cầu chì và ổ cắm điện mắc nối tiếp. Cầu chì còn lại và công tắc và bóng đèn mắc nối tiếp. Hai hệ thống trên mắc song song. TL: Thể hiện mối liên hệ điện giữa các thiết bị điện trong mạch điện. TL:Dùng để nghiên cứu mối liên hệ điện giữa các thiết bị có trong mạch điện. TL:Thể hiện vị trí, cách sắp xếp, cách lắp ráp các thiết bị điện của mạch điện. TL:Dùng xác định vị trí, cách lắp đặt, dự trù vật liệu và thiết bị. **HS quan sát. N: HS hoạt động nhóm tìm các bước vẽ sơ đồ lắp đặt. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm: +Vẽ đường dây nguồn. +Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn. +Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện. +Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí. *HS lắng nghe, tiếp thu. 14’ Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình lắp đặt: 3. Quy trình mạch điện bảng điện: Quy trình lắp đặt: Vạch dấu – Khoan lỗ BĐ – Nối dây TBĐ của BĐ – Lắp TBĐ vào BĐ – Kiểm tra. Bước 1: Vạch dấu Đánh dấu vị trí lắp đặt, vị trí luồn dây, vị trí bắt vít của các thiết bị điện. Bước 2: Khoan lỗ bảng điện Khoan lỗ không xuyên để bắt vít. Khoan lỗ xuyên để luồn dây. Bước 3: Nối dây thiết bị của bảng điện +Đo và luồn dây qua lỗ luồn dây của bảng điện. +Nối các đầu dây vào các thiết bị của bảng điện. Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện Lắp các thiết bị điện lên bảng điện vào các vị trí đã được vạch sẵn. Bước 5: Kiểm tra -Kiểm tra bảng điện: +Kiểm tra việc lắp đặt và đi dây theo đúng sơ đồ. +Các mối nối chắc chắn. +Bố trí các thiết bị gọn đẹp. -Nối dây nguồn và kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. -Vận hành thử mạch điện. TBCL: Cho HS tham khảo SGK các bước tiến hành lắp mạch điện bảng điện. HTB:Lắp đặt bảng điện được tiến hành theo quy trình nào ? HTB:Bước vạch dấu làm những công việc gì ? HG:Bước khoan lỗ bảng điện thực hiện như thế nào? HK:Bước nối dây thiết bị của của bảng điện gồm những công việc gì ? HY:Bước lắp thiết bị vào bảng điện thực hiện thế nào? HCL:Những công việc của bước kiểm tra ? HG:Trình bày quy trình lắp đặt mạch bảng điện? **GV giáo dục an toàn điện và an toàn lao động: +Khi lắp đặt dây nguồn đang có điện thì phải cắt điện. Nếu không cắt điện được thì khi lắp đặt phải dùng dụng cụ bảo hộ lao động về điện, thận trọng không để chạm vào phần mang điện của dây dẫn. +Tiến hành các bước lắp đặt phải thận trọng, cẩn thận tránh gây ra tai nạn lao động. +HS đọc SGK các bước tiến hành lắp mạch điện bảng điện. TL:Vạch dấu – Khoan lỗ BĐ – Nối dây TBĐ của BĐ – Lắp TBĐ vào BĐ –Kiểm tra. TL:Đánh dấu vị trí lắp đặt các thiết bị trên bảng điện. Xác định vị trí luồn dây, vị trí bắt vít của các thiết bị điện. TL:Khoan lỗ không xuyên để bắt vít. Khoan lỗ xuyên để luồn dây. TL:+Đo và luồn dây qua lỗ luồn dây của bảng điện. +Nối các đầu dây vào các thiết bị của bảng điện. TL:Lắp các thiết bị điện lên bảng điện vào các vị trí đã được vạch sẵn. TL:-Kiểm tra bảng điện: +Kiểm tra việc lắp đặt và đi dây theo đúng sơ đồ. +Các mối nối chắc chắn. +Bố trí các thiết bị gọn đẹp. -Nối dây nguồn và kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. -Vận hành thử mạch điện. TL: Quy trình lắp đặt mạch bảng điện: Bước 1: Vạch dấu Đánh dấu vị trí lắp đặt, vị trí luồn dây, vị trí bắt vít của các thiết bị điện. Bước 2: Khoan lỗ bảng điện Khoan lỗ không xuyên để bắt vít. Khoan lỗ xuyên để luồn dây. Bước 3: Nối dây thiết bị của bảng điện +Đo và luồn dây qua lỗ luồn dây của bảng điện. +Nối các đầu dây vào các thiết bị của bảng điện. Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện Lắp các thiết bị điện lên bảng điện vào các vị trí đã được vạch sẵn. Bước 5: Kiểm tra -Kiểm tra bảng điện: +Kiểm tra việc lắp đặt và đi dây theo đúng sơ đồ. +Các mối nối chắc chắn. +Bố trí các thiết bị gọn đẹp. -Nối dây nguồn và kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. -Vận hành thử mạch điện. **HS lắng nghe, ghi nhớ ... 05’ Hoạt động : Củng cố, vận dụng : HG:Sơ đồ nguyên lí thể hiện gì ? HK:Sơ đồ nguyên lí dùng để làm gì ? HK:Sơ đồ lắp đặt thể hiện gì ? HG:Sơ đồ lắp đặt dùng để làm gì? HTB: Hãy trình bày các bước vẽ sơ đồ lắp đặt. HTB:Lắp đặt bảng điện được tiến hành theo quy trình nào ? HK-G:Trình bày nội dung của quy trình lắp đặt mạch bảng điện? TL: Thể hiện mối liên hệ điện giữa các thiết bị điện trong mạch điện. TL:Sơ đồ nguyên lí dùng để nghiên cứu mối liên hệ điện giữa các thiết bị có trong mạch điện. TL:Thể hiện vị trí, cách sắp xếp, cách lắp ráp các thiết bị điện của mạch điện. TL:Sơ đồ lắp đặt dùng xác định vị trí, cách lắp đặt, dự trù vật liệu và thiết bị. TL: Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt. +Vẽ đường dây nguồn. +Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn. +Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện. +Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí. TL:Vạch dấu – Khoan lỗ BĐ – Nối dây TBĐ của BĐ – Lắp TBĐ vào BĐ –Kiểm tra. TL: Quy trình lắp đặt mạch bảng điện: Bước 1: Vạch dấu Đánh dấu vị trí lắp đặt, vị trí luồn dây, vị trí bắt vít của các thiết bị điện. Bước 2: Khoan lỗ bảng điện Khoan lỗ không xuyên để bắt vít. Khoan lỗ xuyên để luồn dây. Bước 3: Nối dây thiết bị của bảng điện +Đo và luồn dây qua lỗ luồn dây của bảng điện. +Nối các đầu dây vào các thiết bị của bảng điện. Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện Lắp các thiết bị điện lên bảng điện vào các vị trí đã được vạch sẵn. Bước 5: Kiểm tra -Kiểm tra bảng điện:Kiểm tra việc lắp đặt và đi dây theo đúng sơ đồ. -Các mối nối chắc chắn. Bố trí các thiết bị gọn đẹp. -Nối dây nguồn và kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. -Vận hành thử mạch điện. 4. Dặn dò: (1’) Về nhà học kĩ bài. Vận dụng kiến thức vào đời sống. Cần chú ý an toàn điện khi lắp đặt mạch điện. Tiết sau tiến hành phần thực hành của bài. Chuẩn bị mỗi em một bảng điện gỗ 20cm x10 cm x 3cm, hai cầu chì, một công tắc, một ổ điện, một phích cắm điện, 2m dây sup (dây mềm đôi). bút chì Chuẩn bị mỗi nhóm: 01khoan tay, mũi khoan: 5 và 2 IV. RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG: ..
Source: https://thomaygiat.com
Category : Điện Tử
Sửa Tivi Sony
Sửa Tivi Sony Dịch Vụ Uy Tín Tại Nhà Hà Nội 0941 559 995 Hà Nội có tới 30% tin dùng tivi sony thì việc…
Sửa Tivi Oled
Sửa Tivi Oled- Địa Chỉ Uy Tín Nhất Tại Hà Nội: 0941 559 995 Điện tử Bách Khoa cung cấp dịch vụ Sửa Tivi Oled với…
Sửa Tivi Samsung
Sửa Tivi Samsung- Khắc Phục Mọi Sự cố Tại Nhà 0941 559 995 Dịch vụ Sửa Tivi Samsung của điện tử Bách Khoa chuyên sửa…
Sửa Tivi Asanzo
Sửa Tivi Asanzo Hỗ Trợ Sử Lý Các Sự Cố Tại Nhà 0941 559 995 Dịch vụ Sửa Tivi Asanzo của điện tử Bách Khoa…
Sửa Tivi Skyworth
Sửa Tivi Skyworth Địa Chỉ Sửa Điện Tử Tại Nhà Uy Tín 0941 559 995 Điện tử Bách Khoa chuyên cung cấp các dịch vụ…
Sửa Tivi Toshiba
Sửa Tivi Toshiba Tại Nhà Hà Nội Hotline: 0948 559 995 Giữa muôn vàn trung tâm, các cơ sở cung cấp dịch vụ Sửa Tivi…