KHÁI NIỆM VỀ 3 DẢI TẦN SỐ ÂM THANH BASS – MID – TREB

KHÁI NIỆM VỀ 3 DẢI TẦN SỐ ÂM THANH BASS – MID – TREB

Đối với các kỹ sư âm thanh thì đã quá quen thuộc với các khái niệm liên quan tới tần số âm thanh như Bass, Mid hoặc Treble (âm trầm, âm trung và âm cao) nhưng đối với những người mới bắt đầu làm quen thì định nghĩa về tần số âm thanh như Bass, Mid hoặc Treble còn khá là mơ hồ. Hãy cùng Thonet & Vander xem định nghĩa chúng là gì nhé.

Bản chất của âm thanh là các sóng xê dịch cơ học ( thường xét ở trong môi trường tự nhiên không khí ), và một trong những đơn vị chức năng cơ bản nhất của âm thanh chính là tần số. Tai người có năng lực nghe được dải tần số âm thanh khoảng chừng từ 20H z đến 20 kHz ( tần số giao động từ 20 đến 20.000 lần / giây ). Và để dễ xác lập thì người ta thường chia dải tần số âm thanh này ra làm 3 khoảng chừng tần số cơ bản, đó chính là Bass, Mid và Treble. Những tần số nào vượt ra khỏi số lượng giới hạn từ 20H z đến 20 kHz sẽ được gọi là hạ âm ( thấp hơn 20H z ) và siêu âm ( cao hơn 20 kHz ) .

Bạn có thể nghe thử các tần số âm thanh ở video dưới đây. Tuy nhiên nên nghe bằng 1 cặp loa khá tốt trở lên mới cảm nhận được đầy đủ dải tần số này (nếu nghe bằng loa loa vi tính chất lượng quá kém thì bạn sẽ phát hiện ra là ở những tần số quá thấp hoặc quá cao bạn sẽ không nghe thấy gì cả, tức là do cặp loa mà bạn đang nghe không đủ khả năng phát ra được những tần số đó), ngoài ra cũng chống chỉ định với bạn nào bị “say tàu xe” nhé

1. Khái niệm về 3 dải âm : Bass, Mid và Treb.

Bass (âm trầm)
Dải tần số Bass cũng được chia nhỏ ra thành:
· Low bass (Deep bass) : ~ 20Hz – 80Hz
· Bass : ~ 80Hz – 320Hz
· Upper bass (High bass) : ~ 320Hz – 500Hz

Đây là dải tần số thường bị đánh giá sai lệch nhiều nhất trong âm thanh. Người nghe thiếu kinh nghiệm thường nhầm lẫn giữa “độ sâu” và “cường độ” của âm Bass. Tai nghe có âm Bass tốt sẽ thể hiện được những tần số rất thấp (Bass xuống rất sâu) ngay cả ở mức âm lượng không quá lớn, không bị rền, không có cảm giác âm Bass bị “kéo đuôi”.

Mid (trung âm)
Đây là dải tần số phổ biến nhất trong tự nhiên (giọng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng kêu của đa số loài động vật, âm thanh trong sinh hoạt hàng ngày…), đôi tai chúng ta nhạy cảm nhất và cũng đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Một âm Mid được coi là tốt khi có sự rõ ràng, chi tiết, trong trẻo.
· Low mid : ~ 500Hz – 1kHz
· Mid : ~ 1kHz – 2kHz
· High mid : ~ 2kHz – 6kHz

Treble (âm cao)
Có dải tần số âm thanh trải dài từ khoảng 6kHz đến 20kHz ( Nói vậy thôi chứ tai người nghe tới 17kHz là gọi là tốt lắm rồi ), âm Treble góp phần làm tăng độ chi tiết, tươi sáng, sắc bén của mọi âm thanh ta nghe thấy bản nhạc. tiếng Treble “ngon” sẽ không bị quá “bén” hoặc chói gắt, mà sẽ thánh thót và trong vắt. Theo nghiên cứu của những hãng âm thanh hàng đầu trên thế giới thì ở những tần số siêu âm (cao hơn 20kHz) con người tuy không nghe được những vẫn “cảm nhận” được, góp phần làm gia tăng “cảm xúc” khi nghe nhạc. Do đó nên các tai nghe hoặc loa có thể phát ra tần số cực cao, có khi hơn 40kHz.

2. Các khái niệm:

  • Airy: nói về không gian nghe và khả năng bay xa, bay cao của âm thanh. Thường thì sự bay cao bay xa này là lợi thế của những chiếc headphone opened-back

  • Analytical: một thuật ngữ khi nói về khả năng bóc tách các bè, các lớp của một bản nhạc

  • Balance: tính từ dùng để nói về chiếc tai nghe được cân chỉnh sao cho không dải âm nào vượt trội, lấn lướt, nghe lớn hơn các dải âm khác.

  • Bassy: một tai nghe gọi là bassy là khi những âm trầm từ 200Hz trở xuống được nhấn mạnh, có cường độ lớn.

  • Bloat: tính từ, thường dùng để chỉ những tiếng mid-bass tầm 250Hz thừa lượng, bị vang, nghe um um.

  • Boomy: cái này là gọi là bass rền, bass ù, âm tầm 125Hz bị dư về lượng, mất kiểm soát

  • Bright/ Brightness: thường dùng để nói về sự trong sáng và rõ ràng của âm trung cao và âm cao. Định nghĩa “sáng”, “rõ” này không hẳn là chói, gắt nên đừng lầm.

  • Congestion: âm này chồng lấp âm kia, dính tiếng.

  • Dark/ Dull: chỉ những tai nghe có trung cao và âm cao không nổi trội

  • Decay: dùng để đánh giá tốc độ lắng đọng của 1 ngón đàn piano, một tiếng búng guitar, tiếng ngân của giọng người.

  • Depth: chiều sâu của không gian nghe

  • Details: thông tin chứa thể hiện có tốt hay không, dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc, thể hiện gãy gọn, sắc sảo.

  • Forward: thường thấy nhất khi nói về dải trung âm. Ý chỉ trung âm có cường độ lớn hơn những âm khác.

  • Fun: một kiểu âm đầy năng lượng với upperbass đánh căng, lực, nghe lớn hơn những âm khác. Dễ thấy nhất là một vài tai nghe như AKG Y55, Philips A1 Pro.

  • Harsh: thường để chỉ hiện tượng chói gắt khi trung âm cao và âm treb bị đẩy quá mức, tầm 2kHz đến 6kHz. Harsh không chỉ là vấn đề riêng của tai nghe, nó còn xảy ra do các phối ghép không phù hợp, ví dụ amplifier có trở kháng ngõ ra cao mà lại phối với tai nghe có trở kháng thấp.

  • Imaging: đôi khi ta gọi nó là âm hình, sự định vị, sắp xếp nhạc cụ trong quá trình sử dụng. Để đánh giá tai nghe có âm hình chính xác hay không là một điều vô cùng khó khăn, phải nghe nhiều nhạc, nghe nhiều bài để lấy một âm hình chung và nhất thiết ta cần phải có một tai nghe tham chiếu để so sánh, đối chứng.

  • Lush: sự đầy đủ, quyến rũ, ấm áp bao trùm lên tổng thể âm thanh.

  • Microphonics: dây dẫn, bóng đèn, hấp thụ tác động cơ học như gõ, búng, gió thổi vào. Bạn có thắc mắc sao mấy con in-ear đeo trên tai gõ vào dây nghe bụp bụp ko, đó là hiện tượng microphonics. Đối với đèn, nếu cấu trúc cơ khí bóng đèn không tốt, lỏng lẻo thì khi gió quạt thổi vào ta cũng nghe tiếng “coong coong” kéo dài từ loa hoặc tai nghe.

  • Muddy: nghe mờ mịt, không rõ tiếng, bạn thử nhét cục bông vào lỗ tai rồi đi ra đường, tính từ “muddy” là vậy đó.

  • Openess: sự rộng mở, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng và độ cao của không gian nghe.

  • Sibilant: những âm chói gắt khó

Nguồn : Sưu tầm

Source: https://thomaygiat.com
Category : Nghe Nhìn

KHÁI NIỆM VỀ 3 DẢI TẦN SỐ ÂM THANH BASS – MID – TREB

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay