Nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?
Lươn và rau đều là những nguyên liệu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ. Sự kết hợp giữa thịt lươn cùng các loại rau sẽ tăng thêm gấp đôi phần dinh dưỡng, cũng như tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn. Vậy nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?
1. Tác dụng của lươn đối với sức khỏe của trẻ
Thịt lươn chứa rất nhiều các loại vitamin và chất khoáng có lợi như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6 hay chứa chất sắt, canxi, natri, kali. Ngoài ra, thịt lươn còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ, phong thấp, tiêu chảy và suy nhược cơ thể. Chính vì vậy, những món ngon từ lươn như cháo lươn, lươn xào,… rất phổ biến. Tuy nhiên, lươn lại là loài động vật mang tính hàn, nên dù nó rất bổ dưỡng và có nhiều tác dụng tốt thì phụ nữ đang mang thai không nên ăn thịt lươn.
XEM THÊM: Các món ăn giàu dinh dưỡng cho bé
Bạn đang đọc: Nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?
2. Nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?
Các vitamin và chất khoáng có trong thịt lươn đều có hiệu quả rất tốt trong việc tương hỗ tăng cường sức khỏe thể chất, có lợi cho xương khớp. Đặc biệt là so với trẻ nhỏ, món cháo lươn được rất nhiều mẹ lựa chọn đưa vào các bữa ăn cho bé. Tuy nhiên, để cân đối dinh dưỡng cần có trong khẩu phần ăn thì cha mẹ mẹ nên phối hợp cùng với các loại rau .
Vậy nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì là ngon nhất và tốt nhất? Dưới đây là một số công thức nấu cháo lươn kết hợp với các loại rau mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Nấu cháo lươn cho bé với rau ngót
Nguyên liệu :
- 1 con lươn;
- 100g rau ngót;
- 50g gạo tẻ;
- Muối;
- Nước.
Cách làm :
- Làm sạch lươn thật kỹ, sau đó đem đi luộc và lọc lấy thịt để riêng.
- Đối với phần rau ngót, bạn hãy ngâm sơ nước muối rồi rửa sạch và thái nhỏ để bé dễ ăn;
- Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu với nước theo tỉ lệ 1 gạo – 10 nước;
- Khi bạn thấy cháo đã gần chín, hãy cho lươn và rau ngót đã sơ chế vào đảo cho quyện;
- Nấu đến khi nào thấy cháo nhuyễn và thịt lươn mềm thì múc ra bát, để cho bớt nóng là có thể cho bé ăn được.
2.2. Nấu cháo lươn cho bé với bí đỏ
Nguyên liệu :
- Thịt lươn đồng;
- Bí đỏ;
- 4 muỗng canh bột gạo (khoảng 20g);
- 1 muỗng canh gạt dầu (5g);
- Ngò rí;
- 1 chén nước đầy (250 ml).
Cách làm:
- Sau khi sơ chế sạch sẽ lươn, bạn hãy luộc chín lươn rồi gỡ thịt. Đem thịt lươn xào cùng hành đã phi thơm;
- Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu thành cháo cùng với bí đỏ đã gọt vỏ;
- Khi cháo đã chín, bạn tắt bếp và cho lươn đã xào thơm đảo quyện;
- Thêm một muỗng nhỏ dầu ăn, bên cạnh đó có thể thêm một chút ngò rí nếu bé thích;
- Múc cháo ra bát đến khi ấm cho bé ăn.
2.3. Nấu cháo lươn cho bé với cà rốt
Nguyên liệu :
- 10g thịt lươn;
- 20g cà rốt (gọt vỏ và băm nhuyễn);
- 25g gạo tẻ;
- 1 thìa cà phê nước mắm;
- 1,5 thìa dầu ăn;
- 1 muỗng cà phê muối iốt.
Cách làm :
- Phần lươn sau khi sơ chế xong sẽ đem hấp hoặc luộc chín rồi lọc thịt, xé từng miếng nhỏ vừa ăn;
- Đem gạo đem vo sơ nhằm tránh mất chất dinh dưỡng bên ngoài, sau đó đổ nước cùng gạo vào nồi rồi nấu chín cùng cà rốt đã được băm nhỏ (cho ít nước để cháo đặc hơn);
- Hãy hòa cháo cà rốt vừa nấu trong 100ml nước để cháo loãng ra, bước tiếp theo là bắc cháo lên bếp đun sôi trở lại;
- Kế tiếp, cho một ít muối vào khuấy đều. Bạn đun cháo trên bếp thêm khoảng 7-10 phút thì tắt bếp và cho phần thịt lươn đã xé nhỏ ở trên vào;
- Sau khi cháo nguội, bạn thêm một thìa dầu ăn vào tô cháo và cho trẻ thưởng thức.
2.6. Nấu cháo lươn đậu xanh và bí đỏ
Nguyên liệu :
- Lươn đồng
- Đậu xanh bóc vỏ;
- Bí đỏ;
- Gạo tẻ;
- 1 thìa dầu ăn.
Cách làm :
- Làm sạch lươn thật kỹ, sau đó đem đi luộc và lọc lấy thịt để riêng.
- Đối với phần bí đỏ, bạn hãy gọt sạch vỏ và cắt miếng.
- Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu thành cháo cùng với bí đỏ cùng đậu xanh đã bóc vỏ;
- Khi thấy cháo đã gần chín, hãy cho lươn đã sơ chế vào đảo cho quyện;
- Nấu đến khi nào thấy cháo nhuyễn và thịt lươn mềm thì múc ra bát, để cho bớt nóng là có thể cho bé ăn được.
=>> Xem thêm Những lưu ý trong cách nấu cháo cho trẻ 9-12 tháng tuổi từ Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
3. Những điều cần lưu ý khi nấu cháo lươn cho bé
Để món cháo lươn có được hương vị hấp dẫn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ thì mẹ nên lưu ý những điều sau khi nấu cháo lươn cho bé:
Xem thêm: Hệ thống đại lý Chevrolet trên toàn quốc
- Ưu tiên chọn mua lươn tươi vừa được đánh bắt. Để nhận biết lươn đồng sắp mua tươi hay không có thể dựa vaog quan sát: lươn tươi là những con trườn, bò nhanh nhẹn, làn da có độ bóng và đường viền vàng trên thân thể rõ nét.
- Tuyệt đối không mua những con lươn đã chết, bởi chúng có hợp chất histamine làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho bé.
- Các mẹ chú ý phải lọc hết xương lươn để tránh lẫn vào cháo, có thể làm cho bé bị hóc xương.
- Khi lươn mới mua về sẽ còn rất nhiều chất bẩn, vì vậy hãy ngâm chúng với nước gạo từ 1 đến 3 tiếng để làm sạch bùn bẩn. Sau đó, để loại bỏ có lớp nhớt trên cơ thể, hãy ngâm lươn cùng nước chanh vài phút rồi tuốt. Có thể thay thế nước chanh bằng giấm hoặc tro và trấu.
- Sau khi rạch bụng lươn và loại bỏ sạch nội tạng thì nên dùng dùng muối hột để chà sát cả trong và ngoài thịt lươn một lần nữa. Thao tác này không chỉ giúp thịt lươn thêm sạch sẽ mà còn có thể loại bỏ mùi hôi.
- Lươn sau khi được làm sạch thì có thể đem luộc hoặc hấp. Có thể cho vào nước luộc hoặc hấp một lát nghệ hay gừng để loại bỏ mùi tanh hôi.
Ngoài các công thức nấu cháo lươn trên, cha mẹ hoàn toàn có thể tìm kiếm thêm các công thức khác như nấu cháo lươn với khoai tây, nấu cháo lươn Nghệ An, … nhằm mục đích phong phú các món cho trẻ .
=>>> 10 công thức nấu cháo giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên tham khảo
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, … để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Source: https://thomaygiat.com
Category: Bảo Dưỡng máy Giặt
Mã lỗi E35 máy giặt Electrolux cách tự sửa chữa
Mục ChínhMã lỗi E35 máy giặt Electrolux cách tự sửa chữaĐịnh nghĩa mã lỗi E35 ở máy giặt ElectroluxTầm Quan Trọng Của Lỗi E35 máy…
Máy Giặt Electrolux Báo Lỗi E22 Biện Pháp Khẩn Cấp
Mục ChínhMáy Giặt Electrolux Báo Lỗi E22 Biện Pháp Khẩn CấpLỗi E22 Trên Máy Giặt Electrolux Là Gì?Tại sao cần khắc phục lỗi E22 ngay…
Khắc phục lỗi E21 trên máy giặt Electrolux hiệu quả nhất là gì?
Mục ChínhKhắc phục lỗi E21 trên máy giặt Electrolux hiệu quả nhất là gì?Hiểu Rõ Lỗi E21 Trên Máy Giặt ElectroluxCác Nguyên Nhân Chính Gây…
14 Địa chỉ sửa máy giặt uy tín tại Hà Nội
Mục Chính14 Địa chỉ sửa máy giặt uy tín tại Hà NộiGiới thiệu dịch vụ sửa máy giặt tại Hà NộiƯu điểm khi chọn Ong…
Bảo dưỡng máy giặt tại Hà Nội 0984 666 352
Bảo dưỡng máy giặt tại Hà Nội 0984 666 352 Tại Hà Nội hiện nay có rất nhiều các trung tâm, cơ sở Bảo dưỡng…
Bảo dưỡng điều hòa tại quận Hà Đông chỉ 100k, BH 1 năm
Bảo dưỡng điều hòa tại quận Hà Đông chỉ 100k, BH 1 năm Bảo Dưỡng Điều Hòa Tại Quận Hà Đông: Chất Lượng Và Uy…