Cho mạch điện như hình vẽ các nguồn giống nhau mỗi nguồn có e=3v
I/ Tóm tắt lý thuyết.
1/ Bộ nguồn nối tiếp:
cực âm của nguồn 1 nối tiếp cực dương của nguồn 2, cứ thế liên tiếp không rẽ nhánh
E$_{b}$ = E1 + E2 + .. + E$_{n}$
r$_{b}$ = r1 + r2 + .. + r$_{n}$các nguồn giống nhau:
E $ _ { b } $ = nE ; r $ _ { b } $ = n. r 2/ Bộ nguồn giống nhau mắc song song
cực âm của cả bộ nguồn cùng mắt vào 1 điểm; cực dương của bộ nguồn mắc vào một điểm
E $ _ { b } $ = E ; r $ _ { b } $ = r / n 3/ mắc xung đối:
cực âm của nguồn 1 nối với cực âm của nguồn 2 hoặc ngược lại
E $ _ { b } $ = | E1 – E2 | ; r $ _ { b } $ = r1 + r2 4/ mắc hỗn hợp đối xứng: m nguồn giống nhau mắc nối thành n dãy song song
Bài tập 2. có N = 60nguồn điện giống nhau, suất điện động và điện trở trong mỗi nguồn E = 1,5V; r = 0,6Ω ghép thành bộ nguồi đối xứng có m dãy song song mỗi dãy có n nguồn nối tiếp. Mạch ngoài là điện trở R = 9Ω. Tính m và n khi
a/ Mạch ngoài tiêu thụ công suất 36W
b/ mạch ngoài tiêu thụ công suất cực đại.
Hướng dẫn
Bài tập 3. Hai nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r1 và r2. công suất cực đại do nguồn thứ nhất cung cấp cho mạch ngoài P1 = 12W; do nguồn thứ hai là P2 = 18W. Hỏi mạch ngoài sẽ nhận được công suất cực đại là bao nhiêu khi
a/ hai nguồn trên mắc nối tiếp
b/ Hai nguồn trên mắc song song.
Hướng dẫn
Bài tập 4. Cho mạch điện như hình vẽ
Bài tập 5. Một nguồn điện có suất điện động 24V điện trở trong r = 6V dùng để thắp sáng các loại bóng đèn 6V-3W.
a/ Có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào.
b/ Nếu chỉ có 6 bóng đèn thì phải mắc như thế nào để chúng sáng bình thường. Trong các cách mắc đó cách mắc nào lợi hơn.
Hướng dẫn
Bài tập 6. Một bộ nguồn gồm 8 pin mỗi pin có E = 1,5V; r = 1Ω được mắc như hình vẽ
a/ Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
b/ Mắc bộ nguồn trên với một bóng đèn 4V – 4W. Tìm cường độ dòng điện qua bóng đèn.
Bài tập 7. Cho mạch điện như hình vẽ
Bài tập 8. Cho mạch điện như hình vẽ.
Bài tập 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ
Bài tập 10. Cho mạch điện như hình vẽ.
Bài tập 11. Một nguồn có E=24V, r=6 Ω mắc vào mạch có bóng đèn 6V – 3W.
a) Xác định cách mắc và số bóng đèn tối đa mắc vào trong mạch để đèn sáng bình thường.
b) Nếu chỉ có 6 bóng đèn thì phải mắc chúng thế nào để các bóng đèn sáng bình thường. Trong các cách mắc đó cách mắc nào lợi hơn.
Hướng dẫn
E=18 V, r=6 Ω; 6V – 3W => R$_{đ}$=12 Ω; I$_{đ}$= 0,5 A; P$_{đ}$=3W
a) Gọi N là số bóng đèn được thắp sáng. Khi chúng sáng bình thường thì công suất tiêu thụ của mạch ngoài là:
P=N.P$_{đ}$=U.I=(E – I.r).I => 2I2 – 8I + N=0 (1).
Δ’ = 16 – 2N ≥ 0 => N ≤ 8. Vậy số bóng đèn tối đa là 8 bóng.
Với N=8 => I=2 A.
Mắc bóng đèn thành n dãy => I=n.I$_{đ}$ => n=4 (dãy);
Số lượng bóng trên một dãy => m=N/4=2 (bóng)
Vậy phải mắc thành 4 dãy, mỗi dãy có 2 bóng.
b) Với N=6 phương trình (1) có nghiệm I1=1 A và I2=3 A.
Với I1=1 A, lập luận tương tự ta có m=3 (bóng) ; n=2 (dãy)
=> R1=3R$_{đ}$/2=18 Ω => H1=0,75.
Với I2=3 A, lập luận tương tự ta có m=6 (bóng) ; n=1 (dãy)
R2=R$_{đ}$/6=2Ω => H2=0,25.
=> mắc 6 bóng thành 2 dãy, mỗi dãy 3 bóng.
Bài tập 12. Cho mạch điện như hình vẽ.
E$_{1 }$= 6 V; E$_{ 2}$=2 V; r1=r2=0,4 Ω;
Đ: 6 V – 3 W; R1=0,2 Ω; R2=3 Ω; R3=4 Ω; R4=1 Ω.
Tính I mạch chính và U$_{MN}$
Hướng dẫn
Phân tích bài toán
Mạch gồm R1 nt [R$_{đ}$ //(R2 nt R4)] nt R3
Giải
E$_{ }$$_{b}$=E1 + E2=8 V; r$_{b}$=r1 + r2=0,8 Ω;
R$_{đ}$=12 Ω; R$_{24}$=4 Ω; R$_{đ24}$=3 Ω;
R=R1 + R$_{đ24}$ + R3=7,2 Ω;
I=\[\dfrac{E_{b}}{R + {r_b}}\]=1 A.
U$_{đ24}$=U$_{đ}$=U$_{24}$=IR$_{đ24}$=3 V;
I$_{24}$=I2=I4=U$_{24}$/R$_{24}$=0,75 A;
U$_{MN}$=V$_{M}$ – V$_{N}$=V$_{M}$ – V$_{A}$ + V$_{A}$ – V$_{N}$=U$_{MA}$ + U$_{AN}$
= -U$_{AM}$ + U$_{1 }$+ U$_{2 }$= I.r1 – E1 + I.R1 + I2R$_{2 }$= –3,15 V.
U$_{MN}$ < 0 => điện thế điểm M thấp hơn điện thế điểm N.
Bài tập 13. Cho mạch điện như hình vẽ.
7 nguồn E=2 V, r=0,2 Ω. Đ: 6 V – 12 W; R1=2,2 Ω; R2=4 Ω; R3=2 Ω.
Tính U$_{MN}$ ; đèn Đ sáng như thế nào? Tại sao?
Hướng dẫn
Phân tích bài toán
7 nguồn E=2 V, r=0,2 Ω. Đ: 6 V – 12 W; R1=2,2 Ω; R2=4 Ω; R3=2 Ω.
mạch ngoài: R1 nt [R$_{đ}$ // (R2 nt R3)
Giải
E$_{ b}$=10 V; r$_{b}$=0,8 Ω;
R$_{đ}$=3 Ω; R$_{23}$=R2 + R3=6 Ω; R$_{đ23}$=2 Ω;
R=R1 + R$_{đ23}$=4,2 Ω;
I=\[\dfrac{E_{b}}{R + r_{b}}\]=2 A.
U$_{đ}$=U$_{23}$=U$_{đ23}$=IR$_{đ23}$=4 V;
I2=I3=I$_{23}$=U$_{23}$/R$_{23 }$= 2/3A;
U$_{MN}$=V$_{M}$ – V$_{N}$=V$_{M}$ – V$_{A}$ + V$_{A}$ – V$_{N}$=U$_{MA}$ + U$_{AN}$= I(3r + R1) – 3E + I2R2=2,3 V.
U$_{đ}$=4 V < U$_{đm}$=6 V => đèn sáng yếu
Xem thêm: Sửa Tivi Sony Quận Tây Hồ
Bài tập 14. Có những nguồn điện giống nhau, suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là E = 1,5V và r = 1,5Ω. ghép thành bộ nguồi đối xứng (có m dãy song song và n dãy nối tiếp). Mạch ngoài là điện trở R = 8Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là I = 1,5a.
a/ Hỏi có bao nhiêu cách mắc thỏa mãn điều kiện trên.
b/ Với cách mắc nào sử dụng ít nguồn nhất. Khi đó tính công suất và hiệu suất của mỗi nguồn.
Hướng dẫn
a/ Giả sử các nguòn được mắc thành m hàng, mỗi hàng có n nguồn mắc nối tiếp nhau
=> E$_{b}$ = nE; r$_{b}$ = n.r/m
=> I = E$_{b}$/(R + n.r/m) => 8m + 1,5n = n.m
=> 16m – 2nm + 3n = 0 => 2n(8 – n) + 3n – 24 + 24 = 0
=> 2m*8-n) + 3(n-8) = -24 => n – 8 = 24/(2m – 3)
n – 8 là số nguyên => 24 phải chia hết cho (2m – 3)
=> 2m – 3 = 1; 2; 3;4;6;8;12;24
m nguyên => 2m – 3 = 1 => m = 2 => n =22
2m – 3 = 3 => m = 3 => n = 16
b/ cách mắc nguồn ít nhất => m = 3; n =16
=> I1 = I/m = 0,5A => P1 = E1I1 = 0,75W => H = U1/E$_{1 }$= (E1 – I1r1)/E1 = 50%
Bài tập 15. Hai nguồn giống nhau mắc vào mạch có R=2Ω, nếu bộ nguồn mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,75A. Nếu hai nguồn mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,6A. Tính E,r của nguồn điện.
Hướng dẫn
Phân tích bài toán
R=2Ω; I1=0,75A; I2=0,6A
Giải
Bộ nguồn mắc nối tiếp 2E=I1(R + 2r) (1)
Bộ nguồn mắc song song E=I2(R + r/2) (2)
=> r=1 Ω; E=1,5 V.
Bài tập 16. Cho 120 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 1,5V và r = 0,2Ω, mắc thành x dãy song song mỗi dãy gồm y nguồn nối tiếp. Điện trở mạch ngoài 6Ω. Tìm x để cường độ dòng điện qua điện trở R đạt giá trị cựcd đại. Tính I max khi đó.
Hướng dẫn
E$_{b}$ = yE; r$_{b}$ = y.r/x
I = E$_{b}$/(R + r$_{b}$) => I = 1,5/(6/y + 0,2/x)
I$_{max}$ => mẫu min theo bất đẳng thức cosi => (6/y + 0,2/x) ≥ 2√(1,2/xy) = 0,2
=> I$_{min}$ = 7,5A dấu bằng xảy ra khi
6/y = 0,2/x và xy = 120 => x = 2; y = 60
Bài tập17. Cần dùng bao nhiêu nguồn điện giống nhau: suất điện động E = 3V, r = 1Ω để mắc đối xứng cho ta một nguồn có suất điện động 36V, r = 2Ω. Dùng bộ nói trên để thắp sáng các bóng đèn 6V – 3W sao cho các bóng đều sáng bình thường. Hỏi có bao nhiêu cách mắc. Cách mắc nào cho phép thắp sáng nhiều bóng đèn nhất.
Hướng dẫn
Giả các nguồn được mắc thành x hàng mỗi hàng có y nguồn nối tiếp nhau.
E$_{b}$ = yE; r$_{b}$ = y.r/x
36 = 3y => y = 12; 2 = y/x => x = 6
Vậy cần có 72 nguồn mắc thành 6 hàng mỗi hàng có 12 nguồn nối tiếp nhau.
Giả sử các bóng đèn được mắc thành m hàng mỗi hàng có n bóng nối tiếp
R$_{đ}$ = 12Ω; I$_{đ}$ = 0,5A
Tổng trở mạch ngoài R$_{n}$ = 12n/m
cường độ dòng điện mạch chính I = 0,5m
I = E$_{b}$/(R$_{n}$ + r$_{b}$) => n = (36 – m)/6
=> (m = 6; n = 5); (m =12; n = 4); (m = 18; n = 3); (m = 24; n = 2); (m = 30; n = 1);
=> co 5 cách mắc; cách mắc 18 hàng mỗi hàng 3 bóng thì được nhiều bóng nhất.
Bài tập 18. Phải dùng bao nhiêu pin giống nhau có E = 1,5V, r = 0,75Ω và mắc như thế nào để có bộ nguồn e = 6V, r = 1Ω.
a/ Dùng bộ nguồn trên để thắp 9 đèn 1,5V – 0,75W. Mắc như thế nào để 9 đèn sáng bình thường. Cách nào hiệu suất cao nhất.
b/ Dùng bộ nguồn trên để thắp sáng bình thường cho tối đa bao nhiêu đèn 1,5V-0,75W và mắc như thế nào.
Hướng dẫn
Giả sử các nguồn được mắc thành m hàng mỗi hàng có n nguồn nối tiếp nhau
E$_{b}$ = nE = 1,5n = 6 => n = 4
r$_{b}$ = n.r/m = 0,75n/m = 1 => m = 3
Vậy mắc thành 3 hàng mỗi hàng 4 nguồn nối tiếp nhau.
Giả sử các bóng đèn được mắc thành x hàng mỗi hàng có y bóng nối tiếp
R$_{đ}$ = 3Ω; I$_{đ}$ = 0,5A
=> I = 0,5x; R$_{N }$= 3y/x
I = E$_{b}$/(R$_{N}$ + r$_{b}$) => 1,5y + 0,5x = 6 (1)
mặt khác xy = 9 thay (1) vào => y = 3 hoặc y = 1
y = 3 => x = 3 => I = 1,5A => H = (1 – I.r$_{b}$/E$_{b}$) = 0,75
y = 1 => x = 9 => I = 4,5A => H = (1 – I.r$_{b}$/E$_{b}$) = 0,25
b/ ta có 1,5y + 0,5x = 6 (2) giả sử: x.y =N thay vào (2)
=>. 1,5y2 – 6y + 0,5N = 0 (*)
Δ’ = 9 – 0,75N
Để phương trình (*) có nghiệm => Δ’ = 9 – 0,75N ≥ 0 => N ≤ 12 => N$_{max}$ = 12
=> y = 2 => x = 6
Bài tập 19. Có 80 pin giống nhau, mỗi chiếc có E = 1,5V, r = 1Ω, mạch ngoài có R = 5Ω. Tìm cách mắc để dòng điện qua mạch ngoài là lớn nhất. Tính cường độ dòng điện khi đó. Tìm công suất lớn nhất ở mạch ngoài khi đó.
Hướng dẫn
Giả sử các nguồn được mắc thành m hàng mỗi hàng có n nguồn
=> E$_{b}$ = 1,5n; r$_{b}$ = n/m
I = E$_{b}$/(R$_{N}$ + r$_{b}$) = > I(R + n/m) = 1,5n
n.m = 80 => I(mR + n) = 1,5.80 = 120
Theo cosi => mR + n ≥ 2√(mnR) = 8√(5R) => I$_{max}$ = 120/ \[8\sqrt{5R}\]
R = 5 => I$_{max}$ = 3A => 5m = n và n.m = 80 => m = 4; n = 20
P = I2R = 45W
Bài tập 20. Có 16pin mỗi pin có E = 1,8V, r = 0,4Ω mắc thành hai dãy, dãy thứ nhất có x pin mắc nối tiếp, dãy thứ hai có y pin mắc nối tiếp. Nếu chọn mạch ngoài có R = 6Ω thì dòng không qua dãy thứ 2. Xác định số pin mỗi dãy.
Hướng dẫn
Gọi E$_{bx}$; r$_{bx}$; E$_{by}$; r$_{by}$ lần lượt là suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn x và bộ nguồn y.
Vì dòng không qua nhánh y => U$_{AB}$ = E$_{by}$ = 1,8y = U$_{R}$
Dòng điện trong mạch I = U$_{R}$/R = E$_{bx}$/(R + r$_{bx}$)
=> 6x = 6y + 0,4xy (1)
Mặt khác: x + y = 16 (2)
từ (1) và (2) => x = 10 => y = 6
Bài tập 21. Một động cơ điện nhỏ có điện trở trong R = 2Ω khi hoạt động bình thường cần một hiệu điện thế U = 9V và cường độ I = 0,75A.
a/ Tính công suất và hiệu suất của động cơ. Tính suất phản điện của động cơ khi hoạt động bình thường.
b/ Khi động cơ bị kẹt không quay được, tính công suất của động cơ, nếu hiệu điện thế đặt vào động cơ vẫn là U = 9V. Hãy rút ra kết luận thực tế.
c/ Để cung cấp cho động cơ hoạt động bình thường người ta dùng 18 nguồn mỗi nguồn có Eo = 2V, ro = 2Ω. Hỏi các nguồn phải mắc thế nào và hiệu suất của bộ nguồn là bao nhiêu.
Hướng dẫn
a/ Công suất của động cơ: P = UI = 6,75W
Công suất hao phí: P$_{hp}$ = I2R = 1,125W
Công suất có ích của động cơ: P$_{có ích}$ = P – P$_{hp}$ = 5,625W
Hiệu suất của động cơ: H = P$_{có ích}$/P = 0,833
Gọi suất phản điện của động cơ là E
P$_{có ích }$= EI => E = 7,5V
U$_{đc}$ = E + IR => E = 7,5V
b/ khi động cơ bị kẹt không quay được, công suất của dòng điện cung cấp cho động cơ chỉ biến thành nhiệt bởi điện trở trong động cơ. Động cơ có tác dụng như một điện trở thuần.
Cường độ dòng điện qua động cơ I’ = U’$_{đc}$/R = 9/2 = 4,5A
Công suất tiêu thụ của động cơ: P’ = U’$_{đc}$.I’ = 40,5W
Khi động cơ không quay, cường độ dòng điện qua động cơ tăng cao, nhiệt lượng do động cơ tỏa ra lớn, động cơ sẽ rất dễ bị cháy.
c/ Giả sử các nguồn mắc thành m hàng, mỗi hàng n nguồn nối tiếp.
U$_{N}$ =E$_{b}$ – I.r$_{b}$ = nE$_{b}$ – I.n.ro/m
Vì động cơ hoạt động bình thường nên hiệu điện thế hai đầu bộ nguồn cũng chính là hiệu điện thế hai đầu động cơ => U$_{N}$ = 9V và cường độ dòng điện qua bộ nguồn I = 0,75A
=> 9 = 2n – 0,75.2n/m => 9m = 2m.n -1,5n
m.n = 18 => 6m + n = 24 và m.n = 18 => (m = 3; n =6) hoặc (m =1; n = 18)
Khi n = 6; m = 3 => H1 = U/E$_{b}$ = 0,75
Khi n = 18; m = 1 => H2 = U/E$_{b}$ = 0,25
Bài tập 22. Một máy phát điện cung cấp điện cho 1 động cơ. Suất điện động và điện trở trong của máy phát là E = 25V; r = 1Ω. Dòng điện chạy qua động cơ là 2A. Điện trở của cuộn dây trong động cơ là R = 1,5Ω.
a/ Tính công suất của nguồn và hiệu suất của nó.
b/ Tính công suất điện toàn phần và công suất cơ học của động cơ điện. Từ đó xác định hiệu suất của động cơ.
c/ Giả sử động cơ bị kẹt không quay được thì dòng điện qua động cơ có cường độ là bao nhiêu.
Hướng dẫn
Xem thêm: Sửa Tivi Sony Quận Long Biên
a/ Công suất của nguồn: P$_{ng}$ = EI = 50W
Hiệu suất của nguồn: H = U/E = ( 1 – I.r/E) = 0,92
b/ Công suất hao phí: P$_{hp}$ = I2r = 4W
Công suất toàn phần của động cơ: P$_{đc}$ = P – P$_{hp}$ = 46W
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên động cơ: P$_{hp2}$ = I2R = 6W
Công suất cơ học của động cơ: P$_{có ích}$ = P$_{đc}$ – P$_{hp2}$ = 40W
Hiệu suất của động cơ: H$_{đc}$ = P$_{có ích}$/P$_{đc}$ = 0,8696
c/ Khi động cơ bị kẹt không quay được, công suất của dòng điện cung cấp cho động cơ chỉ biến thành nhiệt bởi điện trở trong động cơ. Động cơ chỉ có tác dụng như một điện trở thuần
P$_{đc}$ = I’2R => I’ = 5,54A
xem thêm:
- Bài tập định luật Ôm cho toàn mạch, bộ nguồn điện
- Bài tập điện trở của dây dẫn, biến trở.
- Bài tập định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa điện trở
- Bài tập định luật Ôm cho mạch chứa tụ điện
- Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu
nguồn: bài tập vật lý phổ thông lớp 11
Source: https://thomaygiat.com
Category : Điện Tử
Sửa Tivi Sony
Sửa Tivi Sony Dịch Vụ Uy Tín Tại Nhà Hà Nội 0941 559 995 Hà Nội có tới 30% tin dùng tivi sony thì việc…
Sửa Tivi Oled
Sửa Tivi Oled- Địa Chỉ Uy Tín Nhất Tại Hà Nội: 0941 559 995 Điện tử Bách Khoa cung cấp dịch vụ Sửa Tivi Oled với…
Sửa Tivi Samsung
Sửa Tivi Samsung- Khắc Phục Mọi Sự cố Tại Nhà 0941 559 995 Dịch vụ Sửa Tivi Samsung của điện tử Bách Khoa chuyên sửa…
Sửa Tivi Asanzo
Sửa Tivi Asanzo Hỗ Trợ Sử Lý Các Sự Cố Tại Nhà 0941 559 995 Dịch vụ Sửa Tivi Asanzo của điện tử Bách Khoa…
Sửa Tivi Skyworth
Sửa Tivi Skyworth Địa Chỉ Sửa Điện Tử Tại Nhà Uy Tín 0941 559 995 Điện tử Bách Khoa chuyên cung cấp các dịch vụ…
Sửa Tivi Toshiba
Sửa Tivi Toshiba Tại Nhà Hà Nội Hotline: 0948 559 995 Giữa muôn vàn trung tâm, các cơ sở cung cấp dịch vụ Sửa Tivi…