[Vinmec – Hỏi đáp cùng chuyên gia] Số 02: Sức khỏe trẻ em mùa nắng nóng (Phần 1)
Thời tiết nắng nóng khiến trẻ nhỏ dễ bị mất nước và điện giải do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt. Do sức đề kháng còn non yếu, trẻ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa… Việc chăm sóc sức khỏe trẻ em mùa nắng nóng đúng cách sẽ giúp trẻ thích nghi tốt với thời tiết và tăng sức đề kháng với những tác nhân gây hại xung quanh.
Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe trẻ em mùa nắng nóng được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec:
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
- Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
- Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
1. Bạn Đinh Thị Thu Trang (35 tuổi, Phường Ngã tư sở, quận Đống Đa, Hà Nội): Bác sĩ ơi, con trai em bị tiêu chảy 5 ngày nay mà chưa thấy đỡ. Trước đi học con từng bị rối loạn tiêu hóa nên từ lúc thấy con bị tiêu chảy, gia đình đã cho cháu ăn uống nhạt hơn và bù nước bằng oresol liên tục nhưng chỉ đỡ tần suất xì xoẹt chứ chưa dứt hẳn. Bình thường con có bị tiêu chảy thì uống thuốc xong 1 – 2 ngày là đỡ nên em lo quá. Bác sĩ cho em bệnh tiêu chảy mấy ngày thì khỏi và khi nào thì cần đi khám?
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Chào bạn! Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đại tiện phân lỏng trên 3 lần/24 giờ, bệnh nhân sẽ có thời gian bệnh kéo dài 2 tuần. Như vậy con của bạn bị tiêu chảy cấp. Thông thường trẻ tiêu chảy điều trị trong 5 đến 7 ngày. Trường hợp con của bạn đã điều trị 5 ngày vẫn còn đại tiện phân lỏng thì bạn nên kiểm tra lại các loại thuốc đang dùng, cho con đi khám, xét nghiệm phân xem có tình trạng loạn khuẩn, nhiễm nấm, vi khuẩn… trong phân hay không.
2. Anh Phạm Thanh Sơn (Phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh): Chào Bác sĩ, bé nhà tôi năm nay 4 tuổi và đang đi học mẫu giáo. Được cô giáo báo gần đây ở lớp cháu xuất hiện nhiều bé bị tiêu chảy. Tôi có tìm hiểu trên mạng thì bệnh tiêu chảy có lây truyền từ bé này sang bé khác nên tôi khá băn khoăn không biết có nên để cho bé nghỉ ở nhà 1 thời gian hay không. Vậy bệnh tiêu chảy có lây truyền được không và có cách nào phòng bệnh cho con thưa bác sĩ?
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Chào bạn! Tiêu chảy là bệnh có lây truyền. Những nguồn lây nhiễm bệnh bao gồm:
- Phân của bệnh nhân hoặc người lành mang virus Rota. Phân sẽ làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
- Ngoài ra, có thể gây ô nhiễm thực phẩm và các vật dụng khác.
Phương thức lây truyền :
- Virus Rota lây truyền qua đường phân – miệng, ngoài ra có thể lây theo đường hô hấp. Trẻ em có thể nhiễm cả trước và sau khi bị ốm kèm theo tiêu chảy.
- Nhiễm khuẩn thực phẩm: chọn thực phẩm không còn tươi, do không giữ vệ sinh trong nấu ăn, lẫn thức ăn sống và thức ăn chín, thức ăn nấu xong để quá lâu, vật dụng chứa thức ăn không sạch.
- Không rửa tay trước khi nấu ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vệ sinh cho trẻ.
Bạn nên để bé ở nhà, đề nghị cô giáo báo cho các phụ huynh có trẻ đang có biểu hiện tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hóa nghỉ học chăm sóc tại nhà khỏi hẳn bệnh mới đi lớp, để cách ly với các trẻ lành. Báo lại với nhà trường kiểm soát lại an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng dẫn, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước và sau sinh ăn cơm cũng như đi vệ sinh.
Các phương pháp phòng trẻ bị tiêu chảy:
- Cách ly nguồn lây (người bị bệnh).
- Không ăn chung bát đũa, uống nước để tránh con bị nhiễm các bệnh khác cũng như lây bệnh cho người khác (vì sức đề kháng đang kém).
- Thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sạch, dụng cụ chế biến thức ăn, người chế biến thức ăn cho trẻ đủ điều kiện sức khỏe.
- Thay đổi chế độ ăn phù hợp lứa tuổi.
- Vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đại tiện.
- Nếu bệnh tái diễn liên tục thì cần thay đổi thói quen ăn uống an toàn vệ sinh thực phẩm (tuyệt đối Không đi ăn hàng quán), nếu sau 1 thời gian thực hiện mà thấy không còn tiếp diễn nữa thì là do thay đổi thói quen sinh hoạt tốt.
- Nếu không khỏi, cần đi khám để tìm nguyên nhân.
3. Độc giả Hoàng Hà Thu (Giáo viên tiểu học tại Gia Lâm, Hà Nội): Chào Bệnh viện, tôi cần tư vấn xem khi tiêu chảy có được truyền dịch không và nên truyền dịch gì? Con tôi năm nay 3 tuổi, sau khi đi du lịch 3 ngày về thì cháu bị sốt kèm tiêu chảy. Hiện con đi khám tiêu hóa thì được kê uống oresol và chỉ định truyền thêm nước hoa quả nếu con không ăn được. Tuy nhiên 2 hôm nay, tôi chỉ cho cháu ăn cháo nấu loãng với uống oresol nhưng cứ uống hết lại trớ liên tục như vậy. Ngoài oresol ra thì khi bị tiêu chảy nên truyền dịch gì nếu như con tôi không uống được oresol? Trong 3 ngày đi biển vì cháu không ăn được hải sản và đồ lạ nên gia đình vẫn duy trì thói quen cho cháu ăn cơm và thức ăn hàng ngày nên không sao, gần về thì sốt nhẹ, về nhà ăn lại đồ ăn ở nhà thì lại đau bụng, tiêu chảy, trớ liên tục.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Chào bạn! Nếu bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên cho bé uống nước bù điện giải oresol đúng cách, nếu trẻ nôn, không uống được, hoặc uống ORS đúng cách mà trẻ vẫn bị tiêu chảy mất nước thì cần truyền dịch.
Dung dịch bù nước điện giải : lactate ringer, natri clorua 0,9 %, bicarbonate natri 1,4 % … ) .Trường hợp con bạn vừa nôn, sốt, đại tiện phân lỏng, cháu đã được uống ORS nhưng trẻ không đỡ vì thế bạn nên cho trẻ đến cơ sở Y tế để khám và điều trị .
4. Chị Nguyễn Thị Mai Anh (28 tuổi, nhân viên văn phòng): Thưa bác sĩ, con tôi 6 tuổi, đang điều trị tiêu chảy 3 ngày nay, ngoài ăn cháo, uống oresol ra thì cháu rất lười uống nước mặc dù tôi biết là bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nên phải bù nước liên tục. Việc uống oresol là việc bắt buộc nên tôi phải nghiêm khắc thì cháu mới chịu uống còn ngoài ra, cháu chỉ thích uống những thứ nước có ga, sữa,.. mà những thứ đó thì lại gây khó khăn trong việc tiêu hóa khi bị tiêu chảy. Tôi định cho cháu uống các loại nước hoa quả để thay đổi nhưng đọc trên mạng thì lại thấy rằng nước hoa quả cũng chứa nhiều đường nên tránh khi bị tiêu chảy. Vậy tiêu chảy có nên uống nước trái cây không và nên uống nước trái cây gì thưa Bác sĩ?
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: ORS là dung dịch bù nước điện giải tốt nhất, trường hợp trẻ không chịu uống thì có thể thay thế bằng nước dừa.
Nước dừa là một trong những bài thuốc truyền kiếp để ngăn ngừa mất nước, bù điện giải – thường gây ra do tiêu chảy .Nước dừa rất giàu chất điện giải và khoáng chất, không riêng gì bổ trợ những khoáng chất bị mất khỏi khung hình mà còn giúp giảm mất nước, vô hiệu những chất ô nhiễm, bằng cách đó giúp khung hình nhanh gọn phục sinh .Bạn nên cho cháu uống nước dừa 2-3 giờ / lần .
5. Độc giả Tạ Văn Trung (Địa chỉ email: Trungtavan…@gmail.com): Chào bác sĩ, tôi đang điều trị cho con thứ hai nhà tôi – 6 tuổi bị tiêu chảy gần 1 tuần nay. Đây không phải lần đầu con bị lâu như vậy nhưng hôm qua tôi thấy trong phân lỏng còn xuất hiện máu nên có hơi lo lắng. Tôi đọc trên mạng thì thấy tiêu chảy có thể dẫn đến biến chứng ra máu nhưng thường là ở người lớn. Không biết là trẻ em tiêu chảy ra máu là bệnh gì thưa Bác sĩ? Và cần điều trị như thế nào?
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Chào bạn. Tình trạng tiêu chảy ra máu ở trẻ em có thể do các nguyên nhân sau:
- Kiết lỵ: máu ca lẫn cùng với phân kèm theo chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, sốt, đau bụng món rặn.
- Lồng ruột: Trẻ đau bụng từng cơn, đại tiện ra máu tươi, nôn nhiều.
- Thương hàn: Tiêu chảy ra máu do thương hàn: đây là biến chứng do thương hàn gây nên làm loét hoặc thủng ruột.
- Xuất huyết đường tiêu hóa: có thể do tổn thương chảy máu ở dạ dày, tá tràng, niêm mạc đường ruột hay nhiễm trùng đường tiêu hóa gây tiêu chảy ra phân đen, đại tiện máu tươi khi viêm nứt kẽ hậu môn, Polip trực tràng.
Bạn cần đưa trẻ đi khám sớm để chẩn đoán đúng nguyên do, điều trị bệnh .
6. Bạn Nguyễn Hồng Hà (22 tuổi, sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà Nội): Chào các anh chị, cho em hỏi về mẹ bị ngộ độc thức ăn có nên cho con bú được không? Em mới sinh bé được 3 tháng và đang cho con bú. Từ hôm qua em bị ngộ độc thực phẩm liên tục cảm thấy đau đầu và buồn nôn, Hiện em chưa dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhưng ông bà cứ cản vì sợ lây sang con. Không biết mẹ bị ngộ độc thức ăn có nên cho con bú không, xin anh chị tư vấn giúp. Cháu đang ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng nên em sợ đổi sữa con lại không ăn.
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Nếu mẹ bị ngộ độc thực phẩm, nôn và phân lỏng thông thường, không có biểu hiện gì khác kèm theo thì vẫn cho con bú bình thường vì việc ngộ độc này không ảnh hưởng đến sữa.
Nếu trường hợp hoa mắt, co giật, run … tức là không phải bị rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn đơn thuần mà hoàn toàn có thể do trực khuẩn ngộ độc thịt, hoặc nấm độc, những độc tố của nấm độc hoặc của trực khuẩn ngộ độc thịt ngấm vào máu phân bổ khắp khung hình và hoàn toàn có thể ở sữa, nên trường hợp này mẹ không nên cho con bú sữa mẹ .
7. Anh Trần Văn Đông (Huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh): Thưa bác sĩ, sáng nay sau khi ăn sáng xong khoảng 30′ thì bé nhà tôi kêu buồn nôn. Sau khi nôn hết các thứ trong bụng thì cháu la mệt, không muốn ăn, uống nước cũng không chịu. Tôi nghĩ con bị ngộ độc thực phẩm nên động viên cháu cố nôn thì chỉ còn là nước. Tôi có cho cháu uống Oresol nhưng lo cháu đói mà lại không biết nên cho cháu ăn gì thì phù hợp, mong bác sĩ tư vấn giúp cho con sau khi bị ngộ độc thức ăn thì nên ăn gì để nhanh khỏe thưa bác sĩ?
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Trẻ có biểu hiện nôn, sau nôn nên cho trẻ nghỉ ngơi 30 phút đến 1 giờ cho trẻ ăn lại sữa bột hoặc cháo thịt nạc, thịt gà, ăn ít mộtù đủ nước và các chất điện giải cho bé bằng cách uống oresol từng thìa trẻ nhỏ, từng ngụm đối với trẻ lớn hoặc nước dừa.
- Nên lựa chọn chuối và ăn ít một sẽ giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.
- Cơm gạo trắng là thức ăn hoàn hảo sau ngộ độc thực phẩm do không kích thích dạ dày và đủ năng lượng cho cơ thể.
- Súp cà rốt sẽ cung cấp năng lượng và giúp ổn định dạ dày. Súp cà rốt dễ ăn và tiêu hóa tốt.
8: Độc giả Đinh Thị Hải Yến (Địa chỉ email: Haiyen195…@gmail.com): Chào bác sĩ, Bé nhà tôi 10 tuổi mới bị ngộ độc thực phẩm từ hôm qua. Đến hôm nay đã đỡ hơn nhưng con không chịu ăn cháo trắng mãi vì la ngán. Cháu đã ăn hơn 1 ngày nên tôi cũng sợ ăn mãi cháo trắng thì không đủ chất và ngon miệng, liệu có loại cháo nào mà khi bị ngộ độc thực phẩm có thể ăn được không, nhờ bác sĩ tư vấn giúp để tôi đổi thực đơn cho cháu với. Cảm ơn bác sĩ!
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Cháo trắng, nấu thịt nạc băm, thịt gà, cà rốt hoặc Cơm gạo trắng là các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và không kích thích dạ dày co bóp quá nhiều khi bị ngộ độc thực phẩm, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, số lượng mỗi bữa giảm hơn so với ngày thường.
Nếu cháo có nhiều gia vị và thực phẩm khác sẽ làm kích thích dạ dày khiến khung hình stress hơn. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể thay cháo bằng súp cà rốt, thịt gà cho dễ ăn .
9: Bạn Hoàng Thị Ngọc Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội): Thưa bác sĩ, cháu nhà tôi thi thoảng có bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, tôi thường điều chỉnh chế độ ăn uống là cháu trở lại bình thường và không cần uống thuốc. Hôm vừa rồi cháu có đi ăn với bạn về và có biểu hiện đau bụng và nôn ói. Tôi đã cho con nằm nghỉ và tiếp tục đổi ăn cháo với súp cho cháu dễ tiêu. Nhưng dạo gần đây, nhất là từ đợt nghỉ hè, cứ vài tuần lại bị nhưng cũng chỉ 2 – 3 ngày là hết. Tôi đang băn khoăn không biết là do mình tự điều trị ngộ độc tại nhà chưa đúng cách khiến cháu chưa được điều trị chưa dứt điểm hay không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp cách chữa bệnh ở nhà khi bị ngộ độc thức ăn và những điều cần cần lưu ý thêm gì! Trân trọng cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Để chữa bệnh ở nhà khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn và uống bù nước bằng oresol đúng cách (phải uống đúng cách, pha đúng tỉ lệ thì thuốc mới có tác dụng trẻ nhỏ uống từng thìa, trẻ lớn uống từng ngụm).
Không ăn chung bát đũa, uống nước để tránh con bị nhiễm những bệnh khác cũng như lây bệnh cho người khác ( vì sức đề kháng đang kém ) .Ăn uống nhạt hơn trong khi bị bệnh .Nếu bệnh tái diễn liên tục thì cần biến hóa thói quen nhà hàng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. ( tuyệt đối Không đi ăn hàng quán ), nếu sau 1 thời hạn thực thi mà thấy không còn tiếp nối nữa thì là do đổi khác thói quen hoạt động và sinh hoạt tốt .Nếu không khỏi, cần đi khám để tìm nguyên do .
10. Bạn Phạm Thu Thủy (Ứng Hòa, Hà Nội): Thưa Bác sĩ, con trai tôi đêm qua có biểu hiện nôn trớ liên tục, sau khi bé vừa uống hết 1 bình sữa thì 10′ sau thì bé trớ hết nguyên bình sữa và thức ăn chiều qua. Sau khi thay quần áo cho bé và cho uống oresol thì con thiu thiu ngủ được 15′ lại trớ hết, lần này chớ ra nguyên nước oresol vừa uống. Vừa trớ vừa ho, sau lần chớ này thì chỉ dám cho uống nước và cặp nhiệt độ thì thấy con không sốt cao nhưng lần này thì bé đã ngủ li bì nên sáng nay gia đình đã đưa bé đi khám, sau khi khám được kết luận là bé bị sốt kèm ngộ độc thức ăn dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ cho tôi hỏi đối với trẻ nhỏ bị ngộ độc thực phẩm thì nên cho con uống thuốc gì và có cần chú ý gì trong việc chăm sóc không? Con tôi đã hơn 1 tuổi nên ăn dặm cũng khá lâu rồi!
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Khi trẻ nôn, cần lưu ý tư thế cho trẻ nằm đầu thấp, nghiêng một bên. Tránh nằm ngửa vì nguy cơ hít vào phổi gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm tính mạng.
Sau khi nôn, để trẻ nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát nếu trẻ còn nôn, có dịch vàng xanh, hoặc đại tiện ra máu c cần đưa trẻ bệnh viện càng sớm càng tốt .Nếu bị nôn, tiêu chảy nhiều cần bù nước điện giải bằng uống dung dịch oresol ( pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp ), trẻ lớn từng ngụm, trẻ nhỏ từng thìa, hoặc nước dừa. Chế độ ăn nên cho trẻ ăn cháo cùng thịt băm, thịt gà, cà rốt nấu kĩ .
11. Bạn Ngọc Trang (Tòa D5, KĐT Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội): Bé nhà tôi mới 2,5 tuổi, cứ thay đổi thời tiết là cháu lại sốt kèm ho, chảy nước mũi, biếng ăn và có lần kèm tiêu chảy nhẹ nhưng mấy lần đi khám Bác sĩ đều kết luận sốt siêu vi và không kê kháng sinh. Lần này con sốt tôi chưa cho con đi khám mà chỉ vệ sinh mũi họng và tự chữa bằng quất hấp đường phèn (trộm vía cháu hợp thuốc này). Tuy nhiên sau gần 1 tuần thì con có đỡ ho với sốt nhưng thấy xuất hiện thêm các nốt ban hồng trên ngực, bụng và lưng trước khi lan rộng đến hai tay và cổ. Tôi có để ý thì không thấy con có biểu hiện ngứa hay khó chịu. Tôi được người quen tư vấn là con bị sốt siêu vi và phát ban là bình thường, nghĩ là cháu sắp khỏi. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp như vậy có đúng không và khi cháu bị sốt siêu vi kèm phát ban như vậy thì có cần uống thuốc gì không?
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Chào bạn! Với tình trạng con của bạn, cần để trẻ nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt.
- Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Nếu bé sốt cao hơn 38.5°C, có thể cho bé uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
- Bổ sung đủ nước: nên khuyến khích bé uống đủ nước, chất điện giải bù khoáng, nước chanh, nước ép trái cây tươi… để tránh mất nước.
- Cho bé uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng, thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, sữa…
- Vệ sinh da, cơ thể đầy đủ, tránh kiêng gió, kỵ nước bằng cách trùm kín chăn, không vệ sinh cơ thể bé.
Nếu thực trạng sốt của trẻ không thuyên giảm, trẻ có hiểu hiện hôn mê, co giật …, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay .
12. Bạn Trần Thị Huệ (Trần Phú, Hà Đông): Chào Bác sĩ, Bé nhà em 3 tuổi, mấy hôm trước đột nhiên bị sốt, nổi hạch ở cổ, biếng ăn, quấy khóc. Tôi có cho đi khám thì bác sĩ kết luận sốt siêu vi và cho thuốc hạ sốt. Tuy nhiên sau khi hạ sốt cho bé thì 2 ngày nay thì con bị phát ban, toàn thân ngứa ngáy, đôi khi có chấm xuất huyết nhỏ ở cánh tay, đùi. Không biết là do sử dụng sai thuốc hạ sốt hay bé bị nhiễm thêm bệnh sốt phát ban do trong khi bị sốt thông thường hệ miễn dịch kém nên bị mắc thêm bệnh? Liệu cháu bé có bị nhiễm siêu vi không ạ? Tôi không dám cho con gãi nhưng cháu rất khó chịu. Bác sĩ tư vấn giúp tôi triệu chứng này có nguy hiểm không thưa Bác sĩ? Tôi nên cho con đi khám lại không? Mong bác sĩ trả lời sớm!
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất vẫn là virus đường hô hấp. Bệnh thường dễ lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, tiêu hóa, trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy khi bị bệnh thì cần tránh tiếp xúc để tránh lây lan cho mọi người xung quanh.
Triệu chứng thường là sốt cao, hoàn toàn có thể có triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên ( họng đỏ, ho, chảy nước mũi, .. ), đau mỏi body toàn thân, hoàn toàn có thể có rối loạn tiêu hóa, nổi hạch, phát ban nhỏ li ti 2-3 ngày sau sốt, hoặc đau mắt đỏ, viêm kết mạc …. bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày .
Với những triệu chứng của con bạn như bạn mô tả con bạn có thể đã bị sốt virus, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin từ hoa quả, cho trẻ nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Nếu trẻ có sốt ≥ 38.5 độ thì cần cho trể dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10- 15 mg/kg/ lần cách 4-6 giờ /lần, uống nhiều nước và bổ sung oserol để đề phòng mất nước.
Nếu thực trạng bệnh của trẻ không không đỡ, trẻ nổi ban nhiều, trẻ có ngứa gãi gây nhiễm trùng cần cho trẻ đến cơ sở y tế khám lại .
13. Độc giả Trần Trung Quân (Địa chỉ email: Trantrungquan…@Gmail.com): Vinmec ơi cho em hỏi nhiễm siêu vi có lây không và em nên làm gì bây giờ? Bé thứ hai nhà em mới 3 tuổi. Đêm qua cháu bị sốt cao và nôn ói, có lúc lên tới hơn 39 độ C. Em cho bé uống Paracetamol kèm theo oresol thì thấy đỡ nhưng vài giờ sau đó lại sốt lại. Đến sáng nay, tôi thấy bé bị phát ban khắp người làm tôi sợ quá, xin nghỉ học định cho đi khám thì cô giáo báo địa phương đang có dịch nhiễm siêu vi, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ tự khỏi nhưng phải cách li với chị kẻo lây. Vinmec cho em hỏi Nhiễm siêu vi có lây không và lây sang người lớn hay trẻ em chứ giờ hai đứa cùng ốm hay vợ chồng em ốm thì nguy vì nhà chỉ có mấy người mà em không nhờ được ông bà hỗ trợ! Giúp em gấp, gấp.
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Sốt virus (sốt siêu vi) là bệnh do virus gây nên nên có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, tiêu hóa. Vì vậy bạn cần tránh cho bé tiếp xúc với người xung quanh để ngăn ngừa lây lan.
Các tín hiệu sốt virus gồm có : sốt cao, viêm long đường hô hấp trên ( họng đỏ, ho, chảy nước mũi, .. ), đau mỏi body toàn thân, hoàn toàn có thể có rối loạn tiêu hóa, nổi hạch, phát ban nhỏ li ti 2-3 ngày sau sốt, hoặc đau mắt đỏ, viêm kết mạc ….Bạn hoàn toàn có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ siêu thị nhà hàng đủ chất dinh dưỡng, bổ trợ vitamin từ hoa quả, cho trẻ nghỉ ngơi, vệ sinh cá thể và môi trường tự nhiên xung quanh. Nếu trẻ có sốt ≥ 38.5 độ thì cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 – 15 mg / kg / lần cách 4-6 giờ / lần, uống nhiều nước và bổ trợ oserol để đề phòng mất nước .
14: Bạn Nguyễn Thị Thu (35 tuổi, Nhân viên văn phòng): Thưa bác sĩ, con trai tôi hôm qua đi học về thì kêu mệt rồi đi nằm luôn. Đến lúc ăn cơm thì cháu kêu buồn nôn, không chịu ăn. Tối thì lên cơn sốt, lúc cao nhất còn lên đến 39 độ. Tôi có cho uống hạ sốt và kiểm tra thì thấy họng cháu hơi đỏ. Cháu cũng kêu đau đầu. Sau khoảng 3-4h đỡ thì con bị sốt lại nên tôi tiếp tục cho uống viên thứ 2. Hỏi ra thì mới biết lớp cháu hiện đang có nhiều bạn đang phải nghỉ học vì bị sốt siêu vi nên tôi không rõ con bị viêm họng thông thường hay lâu sốt siêu vi từ các bạn. Nhờ bác sĩ trả lời giúp trẻ bị sốt siêu vi thì thường có những triệu chứng gì? Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Trẻ bị sốt siêu vi có dấu hiệu bao gồm:
- Toàn cơ thể: Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sau đó sốt cao 39 – 40 độ C. Biểu hiện sốt trong sốt siêu vi có thể nhẹ hoặc rất cao, liên tục hay ngắt quãng.
- Đường hô hấp: trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi, họng đỏ.
- Đường tiêu hóa: biếng ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy không máu có thể có nhầy hoặc bón. Bệnh rầm rộ từ 3 đến 5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh bình thường.
- Qua da: phát ban, xuất hiện 2 – 3 ngày sau khi sốt. Phát ban toàn thân gây ngứa, đôi khi có chấm xuất huyết nhỏ thường gặp ở mặt trong cánh tay, mặt trong đùi. Khi xuất hiện ban thì trẻ bớt sốt.
- Các nơi khác: Hạch to ở vùng đầu, cổ, có thể đau hoặc sờ thấy. Đỏ mắt và có ghèn, có cảm giác nóng ở hai hố mắt.
- Đau nhức: Đau đầu, mỏi cơ, uể oải quấy khóc.
15: Bạn Phạm Thị Thu Hà (30 tuổi, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội): Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay 4 tuổi, bị sốt liên tục mấy ngày. Gia đình đã mang cháu đi khám thì được kết luận là cháu bị nhiễm siêu vi và được cho dùng thuốc hạ sốt Paracetamol và điều trị tại nhà. Tôi muốn hỏi bác sĩ là chăm sóc trẻ bị nhiễm siêu vi như thế nào là tốt nhất để cháu nhanh hồi phục ạ?
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Sốt siêu vi là một bệnh cấp tính và lây lan nhanh do siêu vi trùng gây ra, diễn tiến từ 3 đến 7 ngày. Biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ là sốt cao đột ngột từ 39 – 40. Bệnh không có thuốc đặc hiệu mà chỉ chữa triệu chứng cùng với các biện pháp hỗ trợ.
Sốt siêu vi thường khỏi sau 5 – 7 ngày, khi chăm nom trẻ bị sốt siêu vi, cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ nhà hàng siêu thị đủ chất dinh dưỡng, bổ trợ vitamin từ hoa quả, cho trẻ nghỉ ngơi, vệ sinh cá thể và môi trường tự nhiên xung quanh. Nếu trẻ có sốt ≥ 38.5 độ thì cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 – 15 mg / kg / lần cách 4-6 giờ / lần. uống nhiều nước và bổ trợ oserol để đề phòng mất nước .Nếu thực trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm thì mái ấm gia đình cần cho trẻ đến cơ sở y tế để khám .
Các câu hỏi của bạn đọc tiếp tục được bác sĩ giải đáp trong phần tiếp theo.
Source: https://thomaygiat.com
Category custom BY HOANGLM with new data process: Hỏi Đáp
Máy Giặt Electrolux Lỗi E-45 Kiểm Tra Ngay!
Mục ChínhMáy Giặt Electrolux Lỗi E-45 Kiểm Tra Ngay!Định Nghĩa Mã Lỗi E-45 Máy Giặt ElectroluxNguyên nhân lỗi E-45 máy giặt Electrolux1. Cảm biến cửa…
Hướng dẫn sửa Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 chi tiết và an toàn
Mục ChínhHướng dẫn sửa Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 chi tiết và an toànLỗi H-28 Trên Tủ Lạnh Sharp Là Gì?Dấu Hiệu Nhận Biết Lỗi…
Máy giặt Electrolux gặp lỗi E-44 điều bạn nên làm
Mục ChínhMáy giặt Electrolux gặp lỗi E-44 điều bạn nên làmĐịnh nghĩa mã lỗi E-44 máy giặt Electrolux5 Nguyên nhân gây ra mã lỗi E-44…
Khắc phục sự cố Lỗi H27 trên tủ lạnh Sharp
Mục ChínhKhắc phục sự cố Lỗi H27 trên tủ lạnh SharpĐịnh nghĩa mã lỗi H-27 tủ lạnh SharpTầm quan trọng của việc hiểu mã lỗi…
Lỗi E-42 máy giặt Electrolux tự kiểm tra an toàn
Mục ChínhLỗi E-42 máy giặt Electrolux tự kiểm tra an toànĐịnh nghĩa lỗi E-42 trên máy giặt ElectroluxNguyên nhân gây ra lỗi E-42 máy giặt…
Tủ lạnh Sharp lỗi H12 khi nào nên gọi thợ
Mục ChínhTủ lạnh Sharp lỗi H12 khi nào nên gọi thợĐịnh nghĩa mã lỗi H12 trên tủ lạnh SharpDấu hiệu nhận biết mã lỗi H12Nguyên…