Câu hỏi lý thuyết (thảo luận) môn luật ngân hàng (có đáp án)

Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng (có gợi ý đáp án) được biên soạn và sắp xếp theo nội dung chương trình học gồm 06 chương. Xin chia sẻ để bạn tham khảo!

..

Những nội dung liên quan:

..

Câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng

Download tài liệu về máy

[PDF] Câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Mục lục :

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng

  1. Khái quát về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
  2. Khái quát về luật ngân hàng
  3. Quan hệ pháp luật ngân hàng

Chương 2. Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương 3. Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

  1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình tổ chức tín dụng
  2. Thủ tục thành lập, điều kiện hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý tổ chức tín dụng.
  3. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát tổ chức tín dụng
  4. Hoạt động của tổ chức tín dụng

Chương 4. Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối (tự nghiên cứu)

  1. Pháp luật về quản lý về tiền tệ
  2. Pháp luật về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

Chương 5. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng

  1. Khái quát về tín dụng ngân hàng.
  2. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay
  3. Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng khác

Chương 6. Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

  1. Khái niệm dịch vụ thanh toán
  2. Quy chế pháp lý về tài khoản thanh toán
  3. Pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 1

( Những yếu tố lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng )

  1. Phân tích các tiền đề xuất hiện hoạt động ngân hàng? Nhận xét các hoạt động ngân hàng hiện nay so với hoạt động ngân hàng sơ khai.
  2. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt Nam? Nhận xét.
  3. Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai cấp.
  4. So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp. Rút ra ưu và nhược điểm.
  5. Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1988 là hệ thống ngân hàng mấy cấp? Tại sao mô hình này lại hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này?
  6. Khái niệm hoạt động ngân hàng? Phân tích các đặc điểm của hoạt động ngân hàng?
  7. Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình (phải xin phép ngân hàng Nhà nước khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến này.
  8. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có kinh doanh tiền tệ hay không?
  9. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?
  10. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác là gì? Nhận xét về điểm khác nhau này?
  11. Anh chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Sec, Hối phiếu, Trái phiếu, Kỳ phiếu…) có phải là tiền không? => Tiền là phương tiện thanh toán. Giấy tờ có giá là phương tiện thanh toán trong 1 số trường hợp. Hối phiếu, trái phiếu… là phương tiện thanh toán khi trao đổi giữa các ngân hàng với nhau.
  12. Theo anh (chị) đặc điểm gì cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động ngân hàng? Lý giải đặc điểm đó? => Rủi ro
  13. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?
  14. Tại sao nói “Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật ngân hàng Việt Nam là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”. Chứng minh điều đó?
  15. Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi ro nào là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này đối với pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?
  16. Phân tích vai trò quan trọng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế Việt Nam. Cho ví dụ chứng minh.
  17. Tại sao ví hoạt động ngân hàng như “chỗ trũng của nền kinh tế”? => Kiểm soát rủi ro thông qua hoạt động cho vay.
  18. Có nhận xét: “Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị đều xuất phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh (chị) có bình luận gì về nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn.
  19. Tại sao các chủ thể của hoạt động ngân hàng phải thống nhất hợp tác, liên kết lại với nhau? Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy minh hoạ sự hợp tác, liên kết này. => vấn đề phân tán rủi ro rủi ro, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng (do đối tượng kinh doanh là tiền tệ).
  20. Khái niệm luật ngân hàng? Khái niệm, phân loại đối tượng điều chỉnh luật ngân hàng? Anh (chị) có nhận xét gì về đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng?
  21. Nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng là gì? Nhận xét về nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng hiện nay ở Việt Nam?
  22. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật ngân hàng? Nhận xét gì về mức độ “tự do ý chí” của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng so với các quan hệ pháp luật khác?
  23. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng phải thoả mãn điều kiện gì? Nhận xét về các chủ thể này (phân loại, điều kiện).

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 2

( Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Nước Ta )

  1. Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình ngân hàng trung ương là cơ quan ngang bộ của Chính phủ (không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính)?
  2. Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một pháp nhân”. Hãy chứng minh?
  3. Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?
  4. Chứng minh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  5. Trình bày cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia có phải là một bộ phận thuộc ngân hàng Nhà nước hay không? Chức năng của cơ quan này?
  6. Có ý kiến cho rằng: Việc quy định thành lập chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở mỗi tỉnh, thành phố như hiện nay là không cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay không? Giải thích?
  7. Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay? Có ý kiến cho rằng nên nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của ngân hàng Nhà nước trong bộ máy nhà nước ta hiện nay để ngân hàng Nhà nước có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của mình. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình?
  8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao? Lợi nhuận có được xử lí như thế nào?
  9. Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Việc thực hiện chính sách tiền tệ này như thế nào? Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy cho ví dụ thực tiễn.
  10. Tái cấp vốn là gì? Cách thức vận hành công cụ này thế nào? Thực tế việc sử dụng công cụ này hiện nay?
  11. Tại sao nói ‘Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm’. Chứng minh?
  12. Khái niệm lãi suất? Hiện nay ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết nền kinh tế như thế nào?
  13. Lãi suất cơ bản là gì? Ý nghĩa của lãi suất cơ bản? Có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định về lãi suất cơ bản vì nó hạn chế quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác thưc hiện hoạt động ngân hàng. Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề này?
  14. Dự trữ bắt buộc là gì? Tại sao ngân hàng Nhà nước lại quy định các tổ chức tín dụng phải dự trữ bắt buộc? Việc quy định dự trữ bắt buộc như thế nào? Cách thức vận hành công cụ này? Thực tế việc sử dụng công cụ này?
  15. Hiểu thế nào là tỷ giá hối đoái? Tỷ giá được hình thành như thế nào? ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ tỷ giá như thế nào, nhằm mục đích gì?
  16. Theo anh(chị), tỷ giá hiện nay ở nước ta đã phản ánh đúng thực tế giá trị đồng tiền Việt Nam hay chưa? Nếu chưa thì tại sao?
  17. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở (theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung)? So sánh với khái niệm cũ (luật chưa sửa đổi). Rút ra nhận xét và lý giải tại sao quy định này lại được sửa đổi.
  18. Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào? Ưu và nhược điểm của công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với các công cụ thực hiện CSTT khác.
  19. Trình bày hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi nào ngân hàng Nhà nước phát hành tiền? Nguyên tắc phát hành tiền?
  20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tiền qua những phương thức nào? Ưu và nhược điểm từng phương thức phát hành?
  21. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhà nước khác gì với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng? Lý do dẫn đến sự khác biệt đó?
  22. Trình bày các phương thức hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhà nước? So sánh phương thức tái cấp vốn với phương thức cho vay cứu cánh (cho vay nhằm phục hồi khả năng thanh toán).
  23. Giải thích tại sao mục tiêu hoạt động của ngân hàng Nhà nước là không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng khi thực hiện hoạt động tín dụng (ví dụ cho vay) ngân hàng Nhà nước lại quy định lãi suất?
  24. Tại sao ngân hàng Nhà nước lại không bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân thông thường vay vốn trừ khi có chỉ định của Chính Phủ?
  25. Việc quy định ngân hàng Nhà nước chỉ bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại không bảo lãnh cho các tổ chức thông thường vay vốn nước ngoài phải chăng đã tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức này? (đều là doanh nghiệp).
  26. Tại sao ngân hàng Nhà nước lại phải quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối? Việc quản lý được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 3

( Địa vị pháp lý của những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán )

  1. Thế nào là kiểm soát đặc biệt. Việc đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có ý nghĩa gì?
  2. Bằng những quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam, hãy chứng minh một trong các mục tiêu của pháp luật ngân hàng là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
  3. Hiểu thế nào là tổ chức tín dụng? So sánh tổ chức tín dụng với các tổ chức kinh doanh khác. Tại sao tổ chức tín dụng lại thường được thành lập dưới hình thức là công ty cổ phần?
  4. Hiểu thế nào là tổ chức tín dụng nước ngoài? tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thực hiện hoạt động ngân hàng tại Việt Nam có thể được thành lập dưới hình thức nào?
  5. So sánh tổ chức tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Lý giải sự khác biệt đó.
  6. Trình bày các điều kiện để được thành lập tổ chức tín dụng, tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng? So sánh hai điều kiện này và rút ra nhận xét, giải thích.
  7. Đối tượng nào bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt? tổ chức tín dụng nước ngoài khi lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hay không?
  8. Trình bày trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt. Kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt mà tổ chức tín dụng được áp dụng thủ tục không khôi phục lại tình trạng hoạt động bình thường thì tổ chức tín dụng sẽ được xử lý như thế nào?
  9. Khi nào thì tổ chức tín dụng được coi là lâm vào tình trạng phá sản? So sánh dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản của tổ chức tín dụng với doanh nghiệp. Giải thích vì sao lại có sự khác biệt đó?
  10. Có ý kiến cho rằng hiện nay ngân hàng Nhà nước còn bao đỡ cho các ngân hàng quá nhiều (bằng chứng là đến hiện nay chưa có ngân hàng nào phá sản). mặt khác khi chúng ta đã gia nhập WTO do đó cần phải tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, trong đó các ngân hàng nước cũng như ngân hàng Việt Nam cần được đối xử bình đẳng với nhau. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
  11. Anh(chị) hiểu gì về chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng. Vấn đề này có hoàn toàn giống với chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không? Sự khác nhau đó là gì? Giải thích vì sao?
  12. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành của một tổ chức tín dụng.
  13. Tổ chức tín dụng có thể huy động vốn thông qua những cách thức nào? Trình bày từng cách thức đó.
  14. Vì sao tổ chức tín dụng phi ngân hàng lại không được huy động tiền gửi của cá nhân?
  15. Sự khác nhau giữa tiền gửi có kì hạn, không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm là gì? Vì sao phải phân ra làm nhiều loại tiền gửi như vậy?
  16. Bảo hiểm tiền gửi là gì? Pháp luật ngân hàng quy định ra sao về vấn đề này.(đối tượng phải tham gia bảo hiểm, đối tượng được hưởng bảo hiểm, điều kiện hưởng bảo hiểm, mức hưởng…).
  17. Tại sao pháp luật ngân hàng lại quy định đối tượng được chi trả bảo hiểm chủ yếu là các cá nhân?
  18. Có ý kiến nên đưa ngoại tệ vào danh mục tiền gửi được chi trả bảo hiểm nhằm tránh sự phân biệt đối xử, thế nhưng hiện nay các nhà làm luật vẫn không đồng ý với ý kiến này. Anh (chị) suy nghĩ thế nào về vấn đề này.
  19. So sánh hai phương thức huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Theo anh (chị) phương thức huy động vốn nào hiệu quả hơn? Vì sao?
  20. Thế nào là hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng? Trình bày các phương thức cấp tín dụng?
  21. Tại sao pháp luật ngân hàng lại quy định tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản?
  22. Tại sao tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn các tổ chức tín dụng chỉ được phép sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần mà không được sử dụng vốn huy động?

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 4

(Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối – tự nghiên cứu)

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 5

( Pháp luật kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí cấp tín dụng thanh toán của tổ chức triển khai tín dụng thanh toán )

  1. Hiểu thế nào là tín dụng? Quan hệ mua bán, bảo lãnh ngân hàng có phải là quan hệ tín dụng không? Vì sao? => Tín dụng là hoạt động chuyển giao 1 phần vốn (tiền, hiện vật) và có hoàn trả về mặt giá trị (giá trị hoàn trả > giá trị đi vay) trên cơ sở sự tín nhiệm. Xét theo các đặc điểm trên thì quan hệ mua bán không là tín dụng do không có sự hoàn trả giá trị. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là hoạt động tín dụng vì: đối tượng của hoạt động bảo lãnh là tiền, tức là ngân hàng sẻ đứng ra bão lãnh khoản vay của khách hàng. Khi khách hàng không trả được khoản vay thì ngân hàng sẻ tiến hành trả khoản vay này đồng thời khách hàng củng có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền mà ngân hàng đã thanh toán kèm theo lãi suất.
  2. Tại sao trong các loại hình tín dụng thì tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến và quan trọng nhất hiện nay? => Lượng vốn mà ngân hàng có thể cung cấp là rất lớn, uy tín đảm bảo của các ngân hàng, hình thức cung cấp tín dụng đa dạng.
  3. Chứng minh tín dụng ngân hang là một kênh truyền tải tác động của nhà nước đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô (giá cả, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế).
  4. Tại sao nói hoạt động cho vay là một trong các hình thức cấp tín dụng? So sánh hoạt động cho vay với các hình thức cấp tín dụng khác. Nêu rõ ưu điểm của phương thức cấp tín dụng này? => Hoạt động cho vay là hoạt động cấp tín dụng vì đối tượng cho vay là tiền, thứ 2 sau khi hết thời hạn cho vay khách hàng phải hoàn trả số tiền cho vay kèm theo lãi suất, dựa trên uy tín và kế hoạch kinh doanh của khách hàng ngân hàng sẻ quyết định lãi suất cho vay.
  5. Chứng minh bảo lãnh ngân hang là một hình thức cấp tín dụng có điều kiện.
  6. Tại sao phải đề ra nguyên tắc cho vay? Phân tích các nguyên tắc này. Theo anh/chị nguyên tắc nào quan trọng nhất? Vì sao?
  7. Lý giải tại sao khi bên đi vay trả tiền vay trước hạn thì thường bị phạt. => Việc trả tiền trước vi phạm nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn hoạt động cho vay, bù đắp chi phí trả lãi huy động vốn của tổ chức tín dụng trong thời gian tổ chức tín dụng sắp xếp đưa số tiền này ra cho vay khách hàng khác.
  8. Vì sao pháp luật lại quy định giới hạn cho vay? Trường hợp nhu cầu vay vượt quá quy định cho phép thì giải quyết thế nào? => Việc cho một đối tượng vay quá nhiều trong 1 lần sẻ dẫn đến tăng rủi ró mất khả năng thanh khoản cho ngân hàng vì vậy xuất phát từ nguyên tắc phân tán rủi ro pháp luật quy định giới hạn cho vay đế đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp nhu cầu vay vượt quá quy định ngân hàng có thể sử dụng phương thức đồng tài trợ để giải quyết.
  9. Lý giải tại sao giới hạn cho vay của ngân hàng lại cao hơn phi ngân hang? Giới hạn cho vay lại thấp giới hạn cho thuế tài chính?
  10. Tại sao các đối tượng quy định tại điều 126 Luật các tổ chức tín dụng thì không được cấp tín dụng mà các đối tượng quy định tại điều 127 chỉ bị hạn chế cấp tín dụng? => Các đối tượng tại điều 126 bị cấm cho vay vì thứ nhất họ là những người có chức vụ lãnh đạo hoặc người có liên quan với những người có chức vụ lãnh đạo trong ngân hàng vì vậy khi cho các đối tượng này vay họ sẻ dễ dàng tác động nhằm tạo cho họ có các điều kiện vay vốn ưu đãi hơn so với các đối tượng khác. Thứ 2 việc cho các đối tưỡng này vay sẻ khó khăn trong việc thu hồi lại vốn vay và bất lợi sẻ thuộc về ngân hàng. Các đối tượng tại điều 127 bị hạn chế cho vay.
  11. Vì sao tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.
  12. Tại sao pháp luật quy định hợp đồng tín dụng là hợp đồng mẫu. Theo anh(chị) vấn đề này có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên đi vay không? Giải thích? => hợp đồng mẫu theo định nghĩa điều 407 luật dân sự là hợp đồng do một bên soạn thảo còn bên kia trả lời. Hợp đồng tín dụng là hợp đồn mẫu vì việc cấp tín dụng là nghiệp vụ ngân hàng như vậy việc để ngân hàng soạn sẵn mẫu hợp đồng sẻ giúp tiết kiệm thời gian.
  13. Phân tích các điều kiện vay vốn? Dưới góc độ ngân hàng, theo anh/chị khi thẩm định các điều kiện vay vốn nên chú ý điều kiện nào nhất? Vì sao?
  14. Hình thức pháp lý của hợp đồng tín dụng? Tại sao pháp luật lại quy định như vậy?
  15. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là loại tranh chấp gì?. Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết loại tranh chấp này.
  16. Biện pháp bảo đảm tiền vay là gì? Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm tiền vay? Trình bày các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động ngân hàng? => Là biện pháp tổ chức tín dụng áp dụng để phòng ngừa rủi ro và tạo cơ sở kinh tế để đảm bảo nghĩ vụ trả nợ => Đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
  17. So sánh biện pháp bảo lãnh trong bộ luật dân sự và “bảo lãnh” trong hoạt động cho vay ngân hàng. Nhận xét về bản chất của “bảo lãnh” trong hoạt động cho vay ngân hàng.
  18. Thế nào là tài sản hình thành trong tương lai? Tài sản này có dùng để bảo đảm tiền vay được không? Tại sao? Nhận xét gì về điều kiện của loại tài sản này so với các điều kiện của một tài sản bảo đảm nói chung.
  19. Một tài sản có thể dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay được không? Phải thoả mãn những điều kiện nào? => Được
  20. Lý giải quy định về giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự tại Điều 5 Nghị định 163. Quy định như vậy có mâu thuẫn với điều kiện về giá trị tài sản bảo đảm nói chung hay không?
  21. Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có thể thỏa thuận thứ tự ưu tiên thanh toán hay không? Nhận xét gì về phạm vi bảo đảm được thỏa thuận?
  22. Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì? Có phải trong mọi trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký không? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký?
  23. Ý nghĩa của đăng ký giao dịch bảo đảm? Phân biệt với đăng ký giao dịch bảo đảm với hoạt động công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm.
  24. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực tại thời điểm nào? Tại thời điểm phát sinh hiệu lực giao dịch bảo đảm có ý nghĩa như thế nào? Phân biệt với thời điểm phát sinh hiệu lực “(giá trị pháp lý) với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm.
  25. Khi nào tài sản bảo đảm được xử lí? Nguyên tắc xử lý? Phương thức xử lý? Khi không có thoả thuận thì tài sản được xử lí như thế nào?
  26. Trường hợp 1 tài sản dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Giả sử 1 khoản vay đến hạn và tài sản bảo đảm được đem ra xử lý thì các khoản vay khác sẽ xử lý như thế nào? Thứ tự xử lý như thế nào? => giả sử 1 khoản vay đến hạn các khoản vay còn lại củng sẻ đượng nhiên đến hạn và tài sản sẻ được xử lý như sau
  27. Trường hợp 1 khoản vay được bảo đảm bằng nhiều giao dịch bảo đảm. Khi khoản vay đến hạn các giao dịch bảo đảm sẽ được xử lý như thế nào?
  28. Trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà vẫn không đủ để thu hồi nợ thì ngân hàng có được quyền đòi tiếp bên vay và bên bảo đảm không? => Tiếp tục đòi
  29. Nếu 1 bên thứ ba dùng tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên đi vay đối với tổ chức tín dụng thì hợp đồng này là gì? Giải thích?
  30. Trong trường hợp, khách hàng vay chậm trả vốn gốc lẫn lãi do lý do khách quan, khách hàng có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
  31. Điểm khác biệt giữa thế chấp và cầm cố là gì?
  32. Anh(chị) hiểu quy định: “GDBĐ có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký” như thế nào?
  33. Hợp đồng tín dụng vô hiệu có làm cho giao dịch bảo đảm vô hiệu theo hay không? Tại sao? => không

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 6

( Pháp luật về dịch vụ giao dịch thanh toán qua tổ chức triển khai đáp ứng dịch vụ thanh toán giao dịch )

  1. So sánh hoạt động thanh toán và hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.
  2. So sánh dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch thanh toán và dịch vụ tranh gian thanh toán. Từ đó đưa ra nhận xét về chủ thể thực hiện hoạt động này.
  3. So sánh phương thức thanh bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt. Nhận xét về các phương thức thanh toán này ở nước ta hiện nay.
  4. Theo anh/chị, hợp đồng sử dụng thẻ ngân hàng là loại hợp đồng gì? Hiện nay có những loại thẻ ngân hàng nào?
  5. Tại sao nói sec là lệnh chi tiền của chủ tài khoản? Chứng minh tính bắt buộc trả tiền của sec?
  6. Lý giải vì sao sec được coi là giấy tờ có giá.
  7. Người ký phát hành sec có quyền đình chỉ thanh toán tờ sec hay không? Vì sao pháp luật lại quy định như vậy?
  8. Nếu người ký phát hành sec vượt quá số tiền trên tài khoản của người ký phát thì có bị chế tài không? Tại sao?
  9. So sánh sự khác nhau giữa sec và giấy uỷ nhiệm chi.
  10. Quá 30 ngày kể từ ngày phát hành sec nếu người thụ hưởng sec không xuất trình sec để thanh toán thì đương nhiên bị mất quyền yêu cầu người bị ký phát thanh toán.
  11. Trường hợp người thụ hưởng xuất trình sec để thanh toán tại ngân hàng mà bị từ chối thì người thụ hưởng có những cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
  12. Phân biệt sec bảo chi và sec bảo lãnh.
  13. Phân biệt thư tín dụng với cam kết bảo lãnh ngân hàng.
  14. Tại sao nói hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng độc lập với quan hệ mua bán hang hóa phát sinh nghĩa vụ cần thanh toán.

[Download] Đáp án câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng

Download tài liệu về máy

[PDF] Đáp án câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đáp án câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có tương quan Câu hỏi đúng sai Luật ngân hàng, DE thi Luật ngân hàng, Giải bài tập môn Luật ngân hàng, De thi trắc nghiệm luật ngân hàng có đáp an, Bài tập luật ngân hàng chương 5, DE thi Luật ngân hàng có đáp an, Câu hỏi đúng sai môn tín dụng thanh toán ngân hàng, Thảo luận luật ngân hàng chương 5
Nội dung cơ bản của môn Luật ngân hàng?

– Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng;
– Chương 2. Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Chương 3. Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng;
– Chương 4. Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối (tự nghiên cứu);
– Chương 5. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng;
– Chương 6. Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tôi cần download giáo trình luật ngân hàng của HLU?

Bạn có thể download giáo trình tại đây: [PDF] Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội và tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích khác tại chuyên mục: Luật ngân hàng.

5/5 – ( 28044 bầu chọn )

Source: https://thomaygiat.com
Category custom BY HOANGLM with new data process: Hỏi Đáp

Câu hỏi lý thuyết (thảo luận) môn luật ngân hàng (có đáp án)

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay