10 bước khắc phục laptop vào wifi nhưng bị lỗi “No internet access”

Lỗi “No internet access” là lỗi mà rất nhiều người dùng máy tính hay laptop thường hay gặp, tuy nhiên việc xử lý lỗi này khá đơn giản. Hôm nay, Thế Giới Di Động sẽ hướng dẫn cho bạn 10 bước khắc phục lỗi “No internet access” nhanh chóng và hiệu quả nhé!

1. Lỗi “No internet access” là gì?

Lỗi “No internet access” là một lỗi cơ bản thường xuyên gặp trên máy tính hay laptop. Lúc này, biểu tượng hình dấu chấm thanhình tam giác màu vàng sẽ xuất hiện ở biểu tượng kết nối mạng.

no internet access

Lỗi này vẫn xảy ra dù cho máy tính hay laptop của bạn đã được kết nối với thiết bị mạng hoặc mạng wifi, nó khiến thiết bị của bạn không thể truy cập vào Internet.

Tìm hiểu thêm : WiFi không có internet .

2. Một số nguyên nhân dẫn đến lỗi

Đừng vội đổ lỗi cho thiết bị mạng hay nhà mạng khi bạn gặp lỗi “No internet access“, thật ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này như:

– Do sự cố mạng (nghẽn mạng hoặc quá tải)

– Máy tính của bạn bị trùng IP (xung đột IP) với một thiết bị khác cùng kết nối wifi

– Lỗi limited: khi có quá nhiều kết nối cùng một thời điểm

– Do lỗi modem, có thể do sử dụng modem lâu quá không tắt

– Sự ngăn chặn của tường lửa & proxy

– Lỗi driver wifi không tương thích

3. 10 bước đơn giản khắc phục lỗi “No internet access”

Bước 1: Kiểm tra kết nối trên các thiết bị khác

kiểm tra mạng bằng thiết bị khác

Đôi khi lỗi này xảy ra do chính máy tính hoặc laptop, hãy thử kiểm tra và kết nối mạng với các thiết bị khác như điện thoại, máy tính bảng để kiểm tra đường truyền có đang ổn định.

Lưu ý : Nếu toàn bộ những thiết bị khác cũng không truy vấn được Interner thì hoàn toàn có thể thiết bị mạng và đường truyền mạng có yếu tố, bạn hãy kiểm tra lại : Hướng dẫn cải tổ vận tốc wifi bằng cách kiểm tra và đổi kênh wifi

Bước 2: Khởi động lại máy tính, laptop

Lưu ý: Có thể bỏ qua bước này nếu nhiều thiết bị đều không kết nối được mạng

khởi động lại máy tính

Khởi động lại laptop chính là giải pháp tốt nhất thường xuyên được sử dụng nhất, do đó bạn nên thử qua.

Bước 3: Khởi động lại modem và bộ định tuyến

khởi động lại modem

Hầu hết các sự cố về mạng đều liên quan đến modem bộ định tuyến, vì vậy bạn hãy thử khởi động lại các thiết bị này. Tuy nhiên để khởi động lại thì bạn nên chọn cách tốt nhất là rút nguồn điện của thiết bị ra và đợi vài phút, sau đó kết nối lại nguồn điện cho thiết bị.

Bước 4: Sử dụng Windows Network Troubleshooter

Lưu ý: Có thể bỏ qua bước này nếu nhiều thiết bị đều không kết nối được mạng

Sau khi đã thử qua các bước trên mà vẫn không hiệu quả thì có thể vấn đề nằm ở phần cài đặt mạng.

– Với Windows 10, để truy cập Windows Network Troubleshooter, bạn hãy vào Settings => Network & internet => Status => Network troubleshooter và làm theo các bước để xem Windows có thể khắc phục sự cố không.

– Với Windows 7, bạn làm theo cách sau vào Start => Control Panel => Troubleshooting => Network and internet => Network Connections.

network troubleshooter

Bước 5: Kiểm tra địa chỉ IP

Lưu ý: Có thể bỏ qua bước này nếu nhiều thiết bị đều không kết nối được mạng.

Xem thêm : Cách đổi DNS trên máy tính Windows 10,11 và Mac đơn thuần, nhanh gọn

Mỗi máy tính khác nhau sẽ sử dụng địa chỉ IP riêng khác nhau, nếu địa chỉ này không chính xác thì cũng có thể gây ra lỗi. Bạn hãy kiểm tra lại địa chỉ IP bằng cách:

Trên Windows 10:

– Nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng Internet ở góc dưới, bên phải màn hình.

– Chọn Open Network & internet settings.

– Click vào Change adapter options rồi click đúp chuột trái vào biểu tượng kết nối mạng mà bạn đang sử dụng để xem.

kiểm tra IP trên win 10

Trên Windows 7:

– Nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng (như trên) và vào Open Network and Sharing Center.

– Click vào tên của mạng Internet bên cạnh Connections.

kiểm tra IP trên win 7

– Nhấn chọn Properties và tìm mục Internet Protocol Version 4.

– Trong General, hãy đảm bảo bạn đã tick chọn các mục Obtain an IP address automatically và Obtain DNS server address automatically.

kiểm tra IP trên win 7

Bước 6: Kiểm tra ISP’s Status

kiểm tra ISP's Status

Bạn hãy thử kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của bạn có gặp sự cố hay không. Dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng nó sẽ giải thích tại sao bạn không thể truy cập mạng.

Bước 7: Kiểm tra bằng Command Prompt

Hệ điều hành Windows tích hợp sẵn một số lệnh giúp người dùng kiểm tra được thiết bị của mình. Bạn hãy thử thực hiện kiểm tra như sau:

– Gõ “cmd” vào thanh Start.

– Chuột phải vào biểu tượng cmd rồi chọn Run as administrator để mở cửa sổ Command Prompt.

– Gõ lệnh reset: netsh winsock reset và netsh int ip reset để thử.

– Nếu không có tác dụng, tiếp tục gõ ipconfig /release và inconfig /renew để giải phóng IP và lấy một địa chỉ mới.

– Cuối cùng là lệnh cài đặt lại DNS ipconfig /flushdns.

kiểm tra bằng command prompt

Bước 8: Vô hiệu hóa các phần mềm bảo vệ máy tính

tắt các phần mềm bảo vệ

Các phần mềm bảo vệ máy tính, diệt virus đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi không truy cập được vào mạng. Theo báo cáo năm 2017 thì chương trình diệt virus miễn phí trên phần mềm Avast đã ngăn người dùng truy cập Internet khi họ kích hoạt tính năng bảo vệ của nó.

Bước 9: Cập nhật Drivers kết nối không dây (có thể bỏ qua bước này nếu nhiều thiết bị đều không kết nối được mạng)

Nếu máy tính hay laptop của bạn đã cài đặt các ứng dụng cập nhật của nhà sản xuất như HP Support Assistant hoặc Lenovo System Update thì hãy mở nó lên và kiểm tra các bản cập nhật.

Bạn cũng có thể tải trừ trang chủ của hãng hoặc sử dụng một số phần mềm giúp update driver tự động như: Driver Booster, SlimDrivers hay Driver Easy,…

cập nhật drivers

Bước 10: Thiết lập lại mạng

Nếu bạn đã thử qua toàn bộ các bước trên mà vẫn chưa khắc phục được lỗi thì bạn hãy thực hiện thiết lập lại mạng của mình.

Trên Windows 10:

– Vào Settings => Network & internet => Status.

– Click chọn Network reset ở cuối màn hình.

– Chọn tiếp Reset now.

Thao tác này sẽ đưa mọi thứ về mặc định và đương nhiên, bạn sẽ phải setup lại từ đầu .

thiết lập mạng trên win 10

Trên Windows 7:

– Chuột phải vào biểu tượng mạng ở dưới màn hình.

– Chọn Open Network and Sharing Center và click tiếp vào Change adapters settings.

– Chuột phải vào adapter đang sử dụng rồi Disable nó đi.

thiết lập mạng trên win 7

Một số laptop đang kinh doanh tại TGDĐ:

4. Mẹo giúp laptop bắt wifi tốt hơn

Tùy chỉnh card wifi

Để laptop hoàn toàn có thể bắt wifi tốt hơn, bạn hoàn toàn có thể thực thi như sau :

Bấm chuột phải vào Mycomputer > Manage > Device Manager > Network adapters > chọn Card Wifi của máy tính, bấm chuột phải chọn Properties > Chọn Tab Advanced, trong khung Property chọn thẻ WZC IBSS Channel Number rồi thiết lập Value cho nó bằng 11(40MHz-U) hoặc bằng Maximum.

tùy chỉnh card wifi

Tắt bớt các ứng dụng không cần thiết

Khi laptop hoạt động thì nhiều ứng dụng khác cũng chạy ngầm theo, do đó bạn hãy tắt bớt các ứng dụng này bằng cách: nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete (Windows), hoặc nhấn command + Space và nhập vào từ khóa activity monitor (MacOS).

Tiếp theo, bạn chọn vào mục Network để sắp xếp các ứng dụng theo lưu lượng mạng, sau đó nhấn End Process để tắt bớt các tiến trình không cần thiết.

Thay đổi DNS

Thay đổi DNS là một trong những cách giúp tăng tốc wifi cho laptop của bạn bởi vì DNS của bên thứ ba có thể tăng tốc độ truy cập mạngan toàn hơn.

Bạn truy cập vào đây để tải phần mềm DNS Jumper. Tại mục Choose a DNS Server, bạn chỉ cần chọn Google DNS rồi nhấn Apply để lưu lại.

thay đổi DNS

Hy vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích, giúp bạn có thể khắc phục lỗi “No internet access” trên laptop một cách hiệu quả nhất.

Source: https://thomaygiat.com
Category : Máy Tính

10 bước khắc phục laptop vào wifi nhưng bị lỗi “No internet access”

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay