Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx – Tài liệu text
Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.11 KB, 92 trang )
………… o0o…………
Phương pháp dạy học môn tự
nhiên xã hội ở tiểu học
1
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG 1: CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) Ở TIỂU HỌC
Từ năm học 1996- 1997 môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) được chính thức đưa
vào dạy đại trà ở tiểu học. Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát
triển từ các môn học trước nó như “Khoa học thường thức” (1956), “Tìm hiểu khoa
học” (1986), “Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội”(1993).
Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở tiểu học, sau
năm 2000 môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc lại thành các môn: Tự nhiên và Xã hội
(lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Các môn học này được kế thừa, bổ sung và
hoàn thiện từ các chủ đề và phân môn của môn TN-XH và môn Sức khoẻ trước đây.
Đây là những môn học có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kép của giáo
dục tiểu học: tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tốt các môn học tương ứng ở các
lớp trên, hoặc bước vào cuộc sống lao động.
II. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Các môn về TN-XH nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban đầu và
thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển cho các em
năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Cụ thể:
1.Về kiến thức:
Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
* Con người: học sinh có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện:
+ Sinh học: sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ
thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường.
+ Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động, sáng
tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình và cộng
đồng.
* Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng tránh
một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khoẻ tinh thần.
* Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (Biết được
một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sử Việt Nam
từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (Biết được nơi bản thân, gia
đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châu lục và các nước
trên thề giới).
* Thế giới vật chất xung quanh:
2
+ Giới tự nhiên vô sinh: các vật thể, các chất
+ Giới tự nhiên hữu sinh: động, thực vật
Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề về dân
số, môi trường.
2. Về kỹ năng:
Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng như:
– Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với
đời sống hàng ngày.
– Biết phân tích, so sánh, dánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu
chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
– Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết phòng tránh
một số bệnh tật và tai nạn.
– Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ: hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như:
– Ham hiểu biết khoa học.
-Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi
trường sống.
– Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng.
Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng
đồng, sống hoà hợp với môi trường và cộng đồng.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Đặc điểm chương trình
Chương trình các môn TN-XH ( Khoa học, Lịch sử và Địa lý) có những đặc điểm
sau:
1.1. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp.
Dạy học theo tư tưởng tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: ” Dạy học theo
tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn
đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc quá
sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”(Hội nghị về khoa học giáo dục
của UNESCO- Paris, 1972). Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợp
nhất các khoa học.
Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về TN – XH ở các khía cạnh sau:
– Các môn về TN-XH xem xét tự nhiên- xã hội- con người trong một thể thống nhất,
có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố cơ bản.
– Chương trình các môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Sức khoẻ, Dân số, Môi trường, Kỹ
năng sống.
– Tuỳ theo trình độ nhận thức của HS ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc
cho phù hợp. Cụ thể:
3
+ Chương trình môn TN-XH (lớp1,2,3) được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người
và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, được mở rộng và
nâng cao dần qua các lớp.
+ Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề : Con người và sức
khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
+ Chương trình môn Địa lý và Lịch sử được tích hợp theo quan điểm liên môn, bao
gồm các kiến thức về lịch sử và địa lý Việt Nam, sơ lược địa lý thế giới.
1.2.Trong chương trình môn cácTN-XH, kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ
dễ đến khó nhằm phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh.
1.3. Chương trình các môn về TN-XH (Đặc biệt là môn TN-XH, Khoa học) được
cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo, thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện cho giáo viên có thể
vận dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động nhận thức của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống hàng ngày.
2. Phân phối chương trình:
Môn Lớp Số tiết/ tuần Tổng số
tiết
TN-XH
1 1 35
2 1 35
3 2 70
Khoa học 4 2 70
5 2 70
Lịch sử và Địa
lý
4 2 (ĐL: 1, LS:1) 70
5 2 (ĐL: 1, LS:1) 70
IV. ĐẶC ĐIỂM SÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. SGK môn TN-XH và môn Khoa học
a. Cách trình bày chung:
SGK môn TN-XH, môn Khoa học chủ yếu được trình bày bằng những hình ảnh
phong phú, sinh động, màu sắc tươi sáng bao gồm kênh hình và kênh chữ phù hợp với
đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.
– Khác với SGK môn TN- XH cũ, kênh hình làm nhiệm vụ kép: vừa đóng vai trò
cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn
các hoạt động học tập cho học sinh thông qua các kí hiệu:
+ ” Kính lúp”: Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
+ ” Dấu chấm hỏi”: Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời.
+ “Cái kéo và quả đấm”: Yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập.
+ “Bút chì”: Yêu cầu học sinh vẽ những gì đã học.
4
+ “Ống nhòm”: Yêu cầu HS làm nhiệm vụ thí nghiệm, thực hành.
+ Bóng đèn toả sáng: bạn cần biết.
– Kênh chữ: Chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu học sinh làm việc, trả lời câu
hỏi. Ở một số bài ở lớp 2 và lớp 3 và nhất là trong môn Khoa học, kênh chữ đã được
tăng cường, đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin của bài học.
b. Cách trình bày một chủ đề:
Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và một hình ảnh tượng
trưng cho chủ đề đó. Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và một hình ảnh
khác nhau. Cụ thể: Chủ đề “Con người và sức khoẻ” được phân biệt bởi màu hồng với
kí hiệu là một cậu bé; chủ đề “Xã hội” được phân biệt bởi màu xanh lá cây với kí hiệu là
một cô bé; chủ đề “Tự nhiên” được phân biệt bởi màu xanh da trời và có kí hiệu là một
ông Mặt Trời.
Riêng SGK môn Khoa học: chủ đề” Con người và sức khoẻ” được kí hiệu là 2 học
sinh nam, nữ; chủ đề ” Vật chất và năng lượng” có kí hiệu Mặt trời; chủ đề ” Động vật
và thực vật” có kí hiệu là 2 bông hoa hướng dương; chủ đề “Môi trường và tài nguyên
thiên nhiên” có kí hiệu là bầu trời xanh.
c. Cách trình bày một bài học:
Mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau để học sinh tiện theo
dõi.
So với sách giáo khoa cũ, cấu trúc của mỗi bài học linh hoạt, mềm dẻo hơn. Có thể
bắt đầu bằng những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh huy động vốn hiểu biết của mình
hoặc liên hệ thực tế rồi mới đi đến phát hiện kiến thức mới của bài qua việc quan sát
các hình ảnh trong SGK hay các mẫu vật. Cũng có thể bắt đầu bằng lệnh yêu cầu học
sinh quan sát tranh ảnh trong SGK hay quan sát thiên nhiên, học ngoài hiện trường để
tìm ra kiến thức mới rồi mới tới những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh vận dụng những
điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kết thúc bài học thường là trò chơi hoặc yêu cầu
học sinh vẽ, hoặc tiến hành các thí nghiệm, hoặc thực hành những điều mà các em đã
học. Với cấu trúc như vậy, mỗi bài học là một chuỗi các trình tự hoạt động học tập của
học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên lựa chọn các phương pháp và các hình thức tổ
chức dạy học cho phù hợp.
Cuốn sách được coi là người bạn của HS, vì vậy, cách xưng hô với học sinh là “bạn”.
2. Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý
a. Khổ sách: 17 x 24.
b. Cách trình bày chung của cuốn sách:
– Kênh chữ:
Khác với SGK môn TN-XH 1,2,3, trong SGK môn Lịch sử và Địa lý kênh chữ đóng
vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức, thể hiện nội dung trọng tâm của bài được
đặt trong phần đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra còn có những câu hỏi
và lệnh ở giữa bài được in nghiêng để học sinh dễ nhận biết và được dùng để hướng dẫn
HS làm việc với kênh hình và liên hệ thực tế để tìm ra kiến thức mới.
5
– Kênh hình: So với SGK phần Lịch sử và Địa lý trước đây, kênh hình được tăng lên
không những về số lượng mà còn cả về thể loại. Kênh hình không chỉ minh hoạ cho
kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS.
c. Cách trình bày một bài học:
Khác với SGK môn TN-XH và môn Khoa học, cấu trúc mỗi bài học trong môn Lịch
sử và Địa lý gồm có 3 phần:
– Phần cung cấp kiến thức bằng kênh hình, kênh chữ.
– Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập:
+ Câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi ý giáo
viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng.
+ Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và
củng cố kiến thức của học sinh sau mỗi bài học.
– Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung màu.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1:
1. Phân tích mục tiêu của các môn về Tự nhiên và Xã hội
2. Phân tích đặc điểm chương trình các môn về Tự nhiên và Xã hội. Cho ví dụ minh
hoạ.
3. Phân tích đặc điểm sách giáo khoa các môn: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch
sử và Địa lý.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN – XH
I. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN –
XH
Một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới chương trình và sách giáo
khoa ở bậc tiểu học nói chung, trong các môn về TN-XH nói riêng là đổi mới PPDH.
Đổi mới PPDH được hiểu là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt
tích cực của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Từ đặc điểm chương trình và SGK các môn về TN-XH, từ quan điểm đổi mới PPDH
ở bậc tiểu học, việc sử dụng PPDH các môn về TN-XH cần dựa trên các định hướng cơ
bản sau:
– Đề cao vai trò chủ thể của người học: Đây chính là cách dạy học hướng tập
trung vào học sinh, học sinh thực sự là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng. Trong
dạy học các môn TN-XH, thay cho việc chủ yếu là giảng giải, thuyết trình, đọc, nói theo
tài liệu có sẵn, GV cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của HS để tổ
chức cho các em tự phát hiện tri thức mới của bài học. GV thiết kế, hệ thống câu hỏi,
bài tập giao cho HS thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết, tổ chức các hoạt
động như quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập qua đó giúp HS lĩnh hội kiến
thức của bài học một cách tích cực, chủ động.
6
– Đưa các PPDH mới vào quá trình dạy học các môn về TN-XH trên cơ sở phát
huy những ưu điểm của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Trong dạy học các môn về TN-XH không phủ nhận việc sử dụng các PPDH truyền
thống như gỉang giải, hỏi đáp Tuy nhiên, GVcần sử dụng các PPDH này theo quan
điểm phát triển, kích thích, phát huy vai trò chủ động, tích cực nhận thức của HS, tạo
mọi điều kiện cho HS được tham gia tích cực vào việc xây dựng bài học.
Bên cạnh phát huy ưu điểm của các PPDH truyền thống, cần vận dụng một cách
linh hoạt các PPDH mới như thảo luận, điều tra, đóng vai, động não Đây là các PPDH
yêu cầu HS phải hoạt động tích cực với các nguồn tri thức như vật thật, tranh ảnh, sơ
đồ ,đồng thời vận dụng vốn tri thức, vốn hiểu biết của mình để tự phát hiện kiến thức
của bài học.
– Liên quan đến việc đổi mới PPDH, đòi hỏi phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy
học, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới cách đánh giá trong dạy học
các môn về TN-XH.
II. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
Các môn về TN-XH tích hợp kiến thức của các ngành khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học các môn này cũng rất phong phú và đa dạng.
Trong các giáo trình giáo dục học dành cho các hệ đào tạo giáo viên tiểu học ở
các trường sư phạm hiện nay, các nhà giáo dục học vẫn sử dụng cách phân loại các
PPDH theo nguồn tri thức và đặc điểm tri giác thông tin theo các nhóm sau:
-Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời.
-Nhóm các phương pháp dạy học trực quan.
-Nhóm các phương pháp dạy học thực hành.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm các môn về TN-XH, vào đặc điểm nhận thức của
học sinh tiểu học, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, các phương
pháp dạy học được dùng phổ biến trong dạy học các môn về TN-XH là: các phương
pháp thuyết trình, hỏi đáp, quan sát, thí nghiệm, kể chuyện, điều tra, thảo luận
1. Các phương pháp thuyết trình:
1.1.Khái niệm: Thuyết trình là phương pháp dạy học thông dụng, trong đó giáo viên
dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ hiểu cho học
sinh tiếp thu.
1.2. Các dạng thuyết trình được sử dụng trong dạy học các môn TN-XH:
a. Giảng giải: Là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói của mình để làm
sáng rõ những khái niệm, thuật ngữ, bản chất lô gic của một hiện tượng nào đó, những
mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
7
Phương pháp này thường được sử dụng trong các bài học lĩnh hội tri thức mới về
những vấn đề khó, phức tạp mà học sinh không đủ khả năng tự tìm hiểu qua các hoạt
động độc lập.
Giảng giải còn được dùng để hướng dẫn cách thức tiến hành các hoạt động của học
sinh.
Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Lời nói của giáo viên phải rõ ràng, chính xác, sinh động, giàu hình ảnh, tốc độ vừa
phải.
– Ngắn gọn dễ hiểu đối với học sinh: sử dụng những từ ngữ đơn giản, phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh nhưng không làm cho học sinh hiểu sai khái niệm khoa
học được đề cập đến.
– Cần sử dụng giảng giải theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tránh lạm
dụng nó.
b. Kể chuyện:
Là dạng thuyết trình đặc biệt, được sử dụng trong dạy học môn TN-XH, nhất là với
nhóm kiến thức lịch sử.
Kể chuyện là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền
cảm đến học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, hoặc một hiện tượng tự nhiên,
một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ.
* Ưu điểm của phương pháp kể chuyện.
– Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện tượng, về
những nhân vật dễ gây hứng thú cho học tập cho học sinh.
– Việc kể chuyện góp phần phát triển trí tưởng tượng cho học sinh.
– Sức mạnh của chuyện kể của giáo viên còn ở sự tạo ra cho học sinh niềm tin
vào cái Chân – Thiện – Mỹ, vào sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo thế
giới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra khi kể lại những câu chuyện, học sinh được tập diễn
đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình từ đó phát triển ngôn ngữ, tư duy,
khả năng diễn đạt của các em.
*Tình huống sử dụng :
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện khi giới thiệu bài mới để gây hứng
thú học tập cho học sinh, hoặc có thể sử dụng xen kẽ trong tiết học, vào cuối tiết học,
cũng có thể giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện trong phần lớn thời gian của
tiết học nhất là khi dạy các bài học trình bày các sự kiện lịch sử như diễn biến của cuộc
khởi nghĩa, trận đánh trong phân môn Lịch sử.
* Ví dụ về sử dụng phương pháp kể chuyện.
– Ví dụ sử dụng phương pháp kể chuyện khi bắt đầu bài học.
Không khí gồm những thành phần nào? (Khoa học 4)
8
Để gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò cho học sinh, GV có thể bắt đầu
bài học bằng chuyện kể sau :
Người đầu tiên trên thế giới phát hiện tra các thành phần của không khí là nhà
bác học người Pháp tên là Lavôdiê. Ông đã khám phá ra các thành phần của không khí
bằng cách nào? Không khí gồm những thành phần nào? Bài học hôm nay bằng các thí
nghiệm chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi này.
* Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp kể chuyện
Khi sử dụng phương pháp kể chuyện cần lưu ý một số vấn đề sau :
– Lựa chọn các câu chuyện sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học.
– Xác định thời điểm sử dụng kể chuyện (vào giai đoạn nào của tiết học).
– Dự kiến được các PP, phương tiện có thể sử dụng kết hợp với kể chuyện
– Lời kể của giáo viên phải sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, uyển chuyển, kết hợp
lời kể với cử chỉ, nét mặt, với việc sử dụng các phương tiện trực quan cần thiết. Có như
vậy mới lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh.
– Dành thời gian cho học sinh thảo luận hoặc cho học sinh kể lại câu chuyện bằng
ngôn ngữ của mình.
2. Phương pháp quan sát.
Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của các môn về TN-XH, nhất là môn
TN-XH lớp 1,2,3 và môn Khoa học.
2.1 Khái niệm:
Phương pháp quan sát là cách thức tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan khác
nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm,
qua đó rút ra được những kết luận khoa học.
2.2. Tác dụng của phương pháp quan sát:
Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thông qua
việc tổ chức cho học sinh quan sát mới hình thành cho các em những biểu tượng và
những khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên và xã hội xung
quanh. Qua đó, phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy và ngôn ngữ cho các em.
2.3 Cách thức sử dụng:
Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để dạy các bài học mà học sinh có thể
chiếm lĩnh kiến thức từ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hội xung
quanh hoặc từ tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, mẫu vật.
Có thể tổ chức cho học sinh tiến hành quan sát theo trình tự sau:
* Lựa chọn đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng đang xảy
ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vật thật hay tranh ảnh, sơ đồ,
bản đồ, mô hình Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà giáo viên lựa
chọn đối tượng quan sát cho phù hợp.
9
* Xác định mục đích quan sát:
Trong một bài học không phải mọi kiến thức cần cung cấp cho học sinh đều
được rút ra từ quan sát, vì vậy khi đã chuẩn bị được đối tượng quan sát cần xác định
việc quan sát phải đạt những mục đích nào ?
Ví dụ: Quan sát các loại quả (TN-XH 3)
Nếu như đối tượng quan sát là các loại quả thật thì giáo viên yêu cầu học sinh sử
dụng các giác quan khác nhau để quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị, dùng
tay (hoặc dao) bổ đôi quả để quan sát thịt và hạt của các loại quả, so sánh chúng với
nhau. Trong trường hợp chỉ có tranh vẽ các loại quả thì giáo viên có thể yêu cầu học
sinh nhận xét về màu sắc, hình dạng, kích thước, dựa vào kinh nghiệm của mình để
nhận xét mùi vị của quả.
*Tổ chức và hướng dẫn quan sát:
– Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp là tuỳ
thuộc vào số đồ dùng dạy học có được. Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng
để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể có một đối tượng quan
sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng.
Nếu đối tượng quan sát là vật thật (động, thực vật tươi sống, các dạng vật liệu thường
dùng ), GV cần khuyến khích học sinh sử dụng các giác quan khác nhau vào quá trình
quan sát nhằm thu được biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về đối tượng.
Trong trường hợp đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình, các diễn
biến thí nghiệm GV hướng dẫn HS sử dụng thị giác để quan sát các đối tượng một
cách có mục đích, có kế hoạch.
– Cần hướng dẫn HS quan sát đối tượng theo một trình tự nhất định: từ tổng thể đến
các chi tiết, bộ phận, từ bên ngoài vào bên trong.
– Cần hướng dẫn HS so sánh, liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm
ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
*Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát: Kết thúc quan sát từng cá nhân hoặc đại
diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến.
* Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung.
2.4. Một số điểm lưu ý khi sử dụng PP quan sát
Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau:
– GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm tổ chức cho HS
quan sát.
– Cần chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu, nội dung bài
học: tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ, bản đồ
– GV cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi, bài tập chính để hướng dẫn học sinh quan
sát các sự vật, hiện tượng có mục đích, có trọng tâm. Những câu hỏi đó cần bắt đầu
bằng những từ chỉ hành động mà muốn trả lời được học sinh phải sử dụng các giác
10
quan của mình để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng (hãy nhìn, hãy nghe, hãy
sờ, hãy ngửi, nếm).
Hệ thống câu hỏi này cũng cần được sắp xếp từ những câu hỏi khái quát (nhằm
hướng dẫn các em quan sát tổng thể trước) đến những câu hỏi chi tiết, cụ thể (nhằm
hướng dẫn các em quan sát các bộ phận); những câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát từ
bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. Tiếp theo là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải
so sánh liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những đặc điểm giống
nhau hoặc khác nhau. Cuối cùng là những câu hỏi yêu cầu học sinh dẫn đến nhận xét
hay kết luận chung về sự vật, hiện tượng được quan sát.
– Việc tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh ở các lứa tuổi khác nhau. Ví dụ, ở các lớp 1,2,3 chủ yếu cho HS quan
sát các sự vật hiện tượng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV, chỉ yêu cầu các em phát
biểu kết quả quan sát bằng lời, chưa yêu cầu ghi chép. ở các lớp 4,5 nhiệm vụ quan sát
cần được nâng cao hơn. Có thể hướng dẫn HS độc lập quan sát có hệ thống không chỉ
trên lớp, mà còn quan sát các sự vật, hiện tượng diễn ra trong một thời gian dài nhất
định, có yêu cầu ghi chép kết qủa, rút ra nhận xét, viết tường trình.
2.5 Ví dụ về sử dụng PP quan sát
Theo tinh thần đổi mới PPDH ở tiểu học, có thể tổ chức cho học sinh quan sát
kết hợp thảo luận nhóm để các em có thể rút ra kiến thức của bài học.
Lá cây (TN-XH 3).
+ Lựa chọn đối tượng quan sát: Mục tiêu chủ yếu của bài này là giúp học sinh
nhận biết được các loại lá cây có hình dạng, kích thước khác nhau, đa số lá cây có màu
xanh, một số lá có màu đỏ hoặc màu vàng. Lá cây có các phần: Cuống lá, phiến lá, trên
phiến lá có gân lá. Ở bài này đối tượng quan sát tốt nhất là các loại lá cây thật. Giáo
viên và học sinh chuẩn bị một số lá cây có hình dạng, kích thước khác nhau như: Lá
trầu không, lá tía tô, lá lúa, lá phượng, lá rau ngót.
+Tổ chức cho học sinh quan sát kết hợp thảo luận nhóm: Giáo viên chia học sinh
thành từng nhóm, phát phiếu giao việc và các loại lá cây cho các nhóm. Trong phiếu
giao việc giáo viên xác định rõ mục đích quan sát, hướng dẫn học sinh quan sát một
cách tổng thể về lá cây, thảo luận về đặc điểm của các loại lá cây, điền kết quả vào
phiếu giao việc.
Phiếu giao việc :
Câu1. Em hãy quan sát các loại lá cây và điền vào bảng sau:
TT Tên lá Màu sắc Hình dạng Kích thước
11
Câu 2. Hãy chỉ trên từng lá đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá.
Câu3. Các loại lá cây có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Các nhóm trên cơ sở phiếu giao việc và hướng dẫn của giáo viên tiến hành quan sát,
thảo luận về màu sắc, hình dạng, kích thước của các loại lá, chỉ ra được lá cây thường
có màu xanh lục, cũng có lá có màu đỏ hoặc màu vàng, các lá khác nhau có hình dạng,
kích thước khác nhau.
Kết thúc thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả quan sát của
mình, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, giáo viên nhận xét, ghi những kết luận lên bảng.
Để giúp học sinh nắm được cấu tạo của lá, các nhóm tiếp tục quan sát, thảo luận
và ghi kết quả quan sát vào câu 2 của phiếu.
Các nhóm quan sát thảo luận và đưa ra được kết luận : lá có các phần: Cuống lá,
phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
*Phần tổng kết : Giáo viên gọi học sinh nêu đặc điểm các loại lá cây và các phần
của chúng.
Giáo viên cũng dành ít phút để biểu dương các nhóm đã tích cực quan sát, có kết quả
quan sát tốt.
3. Phương pháp hỏi đáp.
3.1. Khái niệm:
Phương pháp hỏi đáp là cách thức đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học
sinh với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đi đến những kết luận
khoa học, hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đề học tập, vấn
đề của cuộc sống, trong tự nhiên và xã hội.
3.2. Tác dụng của phương pháp hỏi đáp
– Thông qua việc hỏi đáp giáo viên tạo ra trong học sinh nhu cầu nhận thức và các em
được tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra.
– Thông qua việc hỏi đáp giáo viên có thể dễ dàng nắm được năng lực học tập, trình
độ nhận thức của học sinh, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy của mình để nâng cao hiệu
quả dạy học.
– Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp, không khí lớp học sôi động hơn, học sinh tích
cực, hứng thú học tập hơn, do đó phát triển được tư duy độc lập, tính tích cực nhận thức
và năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh.
3.3. Cách thức sử dụng:
Tuỳ theo yêu cầu sư phạm, giáo viên có thể sử dụng 3 dạng hỏi đáp :
+ Hỏi đáp tái hiện: Loại hỏi đáp thường được sử dụng để kiểm tra bài cũ, ôn tập,
hoặc để khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh làm điểm tựa cho việc lĩnh hội
tri thức mới của bài học.
Ví dụ: Kể tên một vài bệnh về tim mạch mà bạn biết. (bài 9: Phòng bệnh tim mạch,
TN-XH 3)
12
-Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm mà bạn biết.(bài 5. Vai trò của chất đạm
và chất béo. Khoa học 4)
+ Hỏi đáp thông báo: Trên cơ sở những kiến thức tối thiểu làm điểm tựa, giáo viên
đặt câu hỏi cho HS nhằm dẫn dắt các em lĩnh hội tri thức mới.
Ví dụ: Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống thú mẹ chưa? Thú con mới ra đời
được thú mẹ nuôi bằng gì? (Bài 59. Sự sinh sản của thú. Khoa học 5)
+ Hỏi đáp có tính chất tìm tòi khám phá: Dạng hỏi đáp này có tác dụng kích thích sự
suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Đó là những câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào
kiến thức đã học để suy luận, giải thích được nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
-Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đát
liền thổi ra biển? (Bài 37: Tại sao có gió? Khoa học 4)
– Tại sao châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới? (Bài 23. Châu Phi, Lịch sử
và Địa lý 5).
Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các dạng hỏi đáp trên, cần
chú trọng tới dạng hỏi đáp tìm tòi khám phá vì nó phát huy được tính tích cực, độc lập,
tư duy sáng tạo của học sinh.
3.4. Một số điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp hỏi đáp.
Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định thành công của phương pháp hỏi
đáp. Vì vậy, khi đặt câu hỏi giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
– Phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu
– Phải lôgic, phù hợp với nội dung bài dạy
– Phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
– Phải kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi của học sinh.
– Tránh đặt những câu hỏi chung chung, quá dễ hoặc quá khó, tránh đặt những câu
hỏi trong đó đã có sẵn câu trả lời, học sinh có thể đoán ra mà không cần động não gì cả.
Tránh đặt những câu hỏi yêu cầu học sinh đoán mò hoặc chỉ trả lời có hoặc không.
-Cần lưu ý rèn luyện cho học sinh biết cách trả lời thành câu tương đối hoàn
chỉnh với vốn từ ngữ của các em. Mặt khác phải dạy cho các em biết cách tự đặt ra
những câu hỏi trong quá trình học tập.
3.5. Ví dụ minh hoạ
Bài 60. Nhu cầu không khí của thực vật (Khoa học 5)
Để giúp học sinh tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp
và hô hấp, trước hết GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu HS ôn lại các kiến thức cũ:
– Không khí gồm những thành phần nào?
13
– Không khí có vai trò như thế nào đối với con người, động, thực vật?
Tiếp đến, GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 120, 121 SGK, và dựa vào kiến thức
lớp dưới để trả lời các câu hỏi (có thể cho HS làm việc theo cặp, tự đặt câu hỏi cho
nhau và trả lời):
– Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
– Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
– Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
– Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
– Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên bị ngừng?
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và
hô hấp. Nếu thiếu không khí thì cây sẽ bị chết, dù được cung cấp đầy đủ nước, chất
khoáng và ánh sáng.
4. Phương pháp thí nghiệm.
Thí nghiệm là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Khoa học vì
đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm (Vật lý, Hoá
học, Sinh học).
4.1. Tác dụng của phương pháp thí nghiệm
Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thí nghiệm
tuy không nhiều trong chương trình nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra niềm
tin có cơ sở khoa học vào kiến thức mới. Học sinh dễ hiểu các hiện tượng phức tạp, do
đó kích thích được sự say mê khoa học và hứng thú học tập.
– Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh quan sát, phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoa
học, các thao tác tư duy được phát triển:
– Việc làm thí nghiệm góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng kỹ xảo thực
hành và vận dụng tri thức vào thực tiễn.
4.2. Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học:
– Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định
tính mà chưa đi sâu vào định lượng.
– Các thí nghiệm trong chương trình Khoa học lớp 4,5 có thể phân thành các loại
sau:
+ Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết qủa.
+ Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia).
+ Loại nghiên cứu tính chất của vật.
4.3. Cách thức sử dụng:
Thí nghiệm có thể tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định mục đích thí nghiệm
14
Việc xác định đúng mục đích thí nghiệm là rất quan trọng, giúp cho việc biểu
diễn thí nghiệm đúng mục tiêu đề ra, thí nghiệm đạt được hiệu quả cao.
Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm:
Giáo viên cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến
hành thí nghiệm. Đồng thời phải vạch được kế hoạch cụ thể: làm gì trước? làm gì sau?
thực hiện thao tác gì trên vật nào? quan sát dấu hiệu gì? ở đâu? bằng giác quan nào hoặc
bằng phương tiện gì?
Mặt khác, việc vạch kế hoạch thí nghiệm một cách đúng đắn có thể khắc phục
được một số khó khăn khi gặp những bài học có nhiều thí nghiệm chứng minh mà thời
gian ở lớp có hạn.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm:
– Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí, lắp rắp thí nghiệm, đề ra
những mâu thuận nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của học sinh đối với thí nghiệm.
Có thể tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp
tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng thí nghiệm .
– Giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp với tiến trình thí nghiệm
(câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi làm thí nghiệm).
Bước 4: Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế: ở bước này giáo viên hoặc hoc
sinh nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra những kết luận khoa học. Giáo viên nêu một số
ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một số hiện
tượng xẩy ra trong tự nhiên.
4.3. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thí nghiệm
*Đối với thí nghiệm:
-Thí nghiệm phải bảo đảm tính vừa sức, rõ ràng, hiệu quả và an toàn.
-Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan.
*Đối với giáo viên:
+ Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ các bộ
phận và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho học
sinh quan sát.
+ Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị chu
đáo và thử đi thử lại nhiều lần.
+Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm.
+Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp một cách hợp lý các PPDH khác.
4.4. Ví dụ minh họa
Bài 30 ” Làm thế nào để biết có không khí?” (Khoa học 4)
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
– Không khí tồn tại khắp nơi trên trái đất
15
– Làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong
các vật.
– Hiểu khái niệm khí quyển
II. Đồ dùng dạy học:
– Chuẩn bị các đồ dùng DH theo nhóm: các túi ni lông, dây chun, đinh (hoặc tăm
nhọn), chậu, chai không, miếng bọt biển hoặc một mẩu đất khô.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: TN chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
Mục tiêu:
Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
Cách thức tiến hành:
-GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị các dụng cụ TN: túi ni
lông nhỏ, dây chun.
GV hướng dẫn các nhóm làm cho không khí vào đầy túi ni lông rồi lấy dây chun
buộc lại.
– Các nhóm trả lời câu hỏi:
-Cái gì đã làm cho túi ni lông căng phồng?
-Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
GV hướng dẫn HS lấy đinh (hoặc tăm nhọn) đâm thủng túi ni lông đang căng phồng
Hiện tượng gì đã xảy ra? để tay lên chỗ thủng ta có cảm giác gì?
Qua TN trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi
vật.
Mục tiêu: HS biết được không khí có ở khắp nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của vật.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các dụng cụ TN lên bàn: chậu thuỷ tinh, chai rỗng,
miếng bọt biển (hoặc mẩu đất khô)
Câu hỏi trước khi làm TN: Điều gì sẽ xảy ra khi ta nhúng chìm chai rỗng và miếng
bọt biển vào chậu nước?
-Các nhóm tiến hành TN, quan sát và mô tả hiện tượng khi nhúng chìm chai và
miếng bọt biển vào chậu nước.
-Các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao có nhiều bong bóng khí thoát ra từ
miệng chai và tại sao có nhiều bọt nước nhỏ li ti thoát ra từ miếng bọt biển qua 2 thí
nghiệm.
Qua các thí nghiệm trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì về sự tồn tại của không khí?
16
Kết luận: Không khí có ở khắp nơi: ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong
của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm khí quyển
– GV cho HS tìm hiểu khái niệm khí quyển và tìm một số ví dụ chứng tỏ không khí
có ở khắp nơi.
5. Phương pháp thực hành
Phương pháp thực hành được sử dụng phổ biến trong dạy học các môn về TN-XH,
nhất là các bài có nội dung về giáo dục sức khoẻ.
* Tác dụng của phương pháp thực hành
-Củng cố những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội
-Hình thành, củng cố kỹ năng cho học sinh
-Hình thành một số thói quen tốt cho học sinh
-Làm cho giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú, tích cực
* Cách thức sử dụng
-Thực hành có thể thực hiện trong tiết học: thực hành rửa mặt, thực hành đánh răng,
thực hành quét dọn lớp học.
-Thực hành có thể tiến hành ngoài lớp học như: thực hành vệ sinh trường học, vệ sinh
nhà ở, vệ sinh môi trường ở địa phương.
-Có thể tổ chức cho học sinh thực hành theo cá nhân, theo nhóm, cả lớp
– Thực hành có thể tổ chức dưới dạng trò chơi học tập. Ví dụ trò chơi “Dự báo thời
tiết”
*Ví dụ về sử dụng phương pháp thực hành
Bài 7. Thực hành: Đánh răng và rửa mặt (TN-XH 1)
I. Mục tiêu
– Giúp học sinh biết đánh răng và rửa mặt đúng cách
– Biết áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
-GV: chuẩn bị mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng, chậu rửa mặt, xà phòng
thơm, các xô chậu đựng nước sạch.
HS: Mỗi học sinh chuẩn bị 1 bàn chải, cốc, khăn mặt
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Thực hành đánh răng
Mục tiêu: giúp học sinh biết đánh răng đúng cách
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV cho học sinh quan sát mô hình hàm răng và đặt câu hỏi:
17
– Đâu là mặt trong của răng?
– Đâu là mặt ngoài của răng?
-Đâu là mặt nhai của răng?
Một số học sinh chỉ vào mô hình hàm răng và trả lời
Hàng ngày các em chải răng như thế nào? (gọi một số HS trả lời và lên làm thử các
động tác chải răng bằng bàn chải GV mang đến lớp, trên mô hình hàm răng. Một số học
sinh nhận xét bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai.
GV hỏi cả lớp : Cách chải răng như thế nào là đúng?
GV làm mẫu lại động tác đánh răng với mô hình hàm răng, đồng thời giải thích cách
làm:
+ Chuẩn bị cốc và nước sạch
+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải
+ Chải răng theo hướngđưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên
+ Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kỹ
+ Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng nơi qui định sau khi đánh răng.
Bước 2: Làm việc cá nhân
Lần lượt từng cá nhân thực hành đánh răng theo chỉ dẫn trên của GV. GV theo dõi,
hướng dẫn, giúp học sinh đánh răng đúng cách.
Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
Mục tiêu: giúp HS biết rửa mặt đúng cách
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp
GV nêu câu hỏi: Ai có thể cho cả lớp biết: rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp
vệ sinh nhất? Vì sao?
Một số học sinh trả lời câu hỏi và thực hiện động tác rửa mặt, cả lớp nhận xét đúng,
sai.
GV giải thích và hướng dẫn cách rửa mặt hợp vệ sinh:
+ Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
+ Rửa tay sạch bằng xà phòng
+ Dùng hai bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt, xoa kỹ xung quanh mắt, trán,
hai má, miệng và cằm
+ Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác.
+ Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
+ Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xã phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo, thoáng.
18
Bước 2: Từng học sinh thực hành rửa mặt theo hướng dẫn của GV (nếu đủ điều kiện
về vệ sinh)
Dặn dò: GV nhắc nhở học sinh đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối
sau khi ăn, thường xuyên rửa mặt sạch sẽ bằng nước sạch, khăn sạch.
6. Phương pháp thảo luận.
Thảo luận là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh
với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề về cuộc sống.
Trong dạy học các môn về TN-XH, thảo luận được sử dụng rộng rãi: Thảo luận
có thể là một phần của bài học để tìm tòi, xác định vấn đề hoặc để nhận định, đánh gía
một vấn đề.
Về hình thức, thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
* Thảo luận cả lớp:
Khác với phương pháp hỏi đáp, khi tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp học sinh
giữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời. Nếu một vấn đề đưa ra được phân
tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau xuất hiện phải tranh luận sôi
nổi mới tìm ra kết luận, đó là những dấu hiệu chứng tỏ giáo viên sử dụng phương pháp
thảo luận thành công.
Muốn thảo luận thành công giáo viên cần phải đặt kế hoạch một cách cẩn thận,
trước hết ở khâu lựa chọn chủ đề thảo luận. Chủ đề thảo luận được lựa chọn có thể là
chủ đề mở, có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quan điểm
khác nhau.
Ví dụ: Chúng ta nên ăn uống như thế nào để cơ thể khoẻ mạnh?( TN-XH 2)
Bạn đã làm gì để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ?( TN-XH 2)
– Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Tại sao? (TN-XH
3).v.v
Sau khi nêu chủ đề cần thảo luận cho cả lớp, giáo viên có thể lấy tinh thần xung
phong hoặc cử một học sinh nói đầu tiên. Giáo viên theo dõi tiến triển của cuộc thảo
luận, hướng ý kiến của học sinh theo đúng kế hoạch dự kiến.
*Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm tạo điều kiện để học sinh trình bày ý kiến, quan điểm của mình về
một vấn đề học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Từng thành viên trong nhóm
có thể bày tỏ ý kiến của mình, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn khác để hoàn thành
nhiệm vụ chung của cả nhóm.
* Cách thức tiến hành:
Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:
– Chia nhóm : tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp mà GV có thể chia nhóm cho phù
hợp, có thể chia theo vị trí bàn học 2 hoặc 4, hoặc 6 học sinh.
19
– Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Ổn định tổ chức, giao nhiệm vụ thảo luận cho các
nhóm thông qua phiếu học tập hoặc lời chỉ dẫn trực tiếp của GV. Các nhóm tiến hành
bàn bạc thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao, GV theo dõi hoạt động của các
nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
– Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm: Kết thúc thời gian thảo luận
nhóm đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Cả lớp lắng
nghe, bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, GV nhận xét, đưa ra kết luận
chung.
Để thảo luận nhóm có kết quả, giáo viên cần tập cho học sinh cách làm việc trong
nhóm, từ việc chia nhóm, cử nhóm trưởng, thay mặt nhóm để trình bày kết quả làm việc
trước lớp.
Ví dụ: Bài 32 “Làng quê và đô thị” (TN-XH3)
Khi dạy bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm như sau:
+ Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 4-6 em), phát phiếu
giao việc cho từng nhóm( phiếu giao việc của các nhóm như nhau). Nội dung phiếu
giao việc như sau: Em hãy quan sát các hình 1,2,3 trang 62 SGK để tìm ra sự khác biệt
giữa làng quê và đô thị rồi ghi vào bảng sau:
Đặc điểm Làng quê Đô thị
– Phong cảnh, nhà cửa,
– Hoạt động sống chủ yếu của
nhân dân.
– Đường sá, hoạt động giao
thông.
+ Các nhóm ổn định tổ chức, tiến hành thảo luận để tìm ra những đặc trưng của
làng quê và đô thị về phong cảnh, lao động sống của con ngưòi, hoạt động giao thông.
Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, hướng
việc thảo luận của các em vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ
sung ý kiến.
+ Giáo viên kết luận về đặc điểm của làng quê và đô thị: ở làng quê, người dân
thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, ; xung
quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, ; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua
lại. ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, nhà ở
tập trung san sát; đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.
Tiếp đó, giáo viên cho học sinh liên hệ mình sống ở làng quê hay đô thị.
Để củng cố bài học giáo viên có thể tổ chức trò chơi” Ai nhanh hơn?”
GV hoặc HS sưu tầm tranh ảnh về làng quê và đô thị. GV chia lớp thành 2 đội, phát
tranh ảnh về làng quê và đô thị cho 2 đội.
20
Cách chơi như sau: Khi GV hô “bắt đầu!” 2 đội phải nhanh chóng chọn và dán ảnh
về làng quê hay đô thị vào vị trí thích hợp. Đội nào dán được nhiều tranh về làng quê và
đô thị hơn thì đội đó thắng cuộc.
7. Phương pháp điều tra.
Điều tra là tìm tòi, khám phá về một vấn đề và để tìm ra câu trả lời cho một vấn
đề buộc học sinh phải tiến hành một hoạt động: sưu tầm thông tin, sắp xếp những thông
tin đó, rút ra kết luận. Cũng có thể nói điều tra tức là tìm câu trả lời nhờ sưu tầm và
phân tích các thông tin, các số liệu.
Để hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp điều tra, giáo viên cần lựa chọn
các vấn đề phù hợp với trình độ học sinh, cần dự kiến trước và lên kế hoạch hướng dẫn
học sinh:
+ Thu thập thông tin ở đâu ? Như thế nào ? Cách ghi chép ra sao ? Cách phân
tích, xử lí thông tin, rút ra kết luận như thế nào ?
+ Về tổ chức, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh hoặc từng
nhóm học sinh.
Điều tra là một cách học tích cực, trong đó coi trọng việc tổ chức hoạt động độc
lập cho học sinh, các em được tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình học tập từ việc
xác định vấn đề đến việc rút ra kết luận. Trong qúa trình đó các em còn được rèn luyện
cách suy nghĩ có phê phán.
Một số bài học có thể sử dụng phương pháp điều tra như:
-Tỉnh (Thành phố) nơi bạn đang sống (TN-XH 3).
-Hoạt động nông nghiệp (TN-XH 3).
-Hoạt động công nghiệp, thương mại (TN-XH 3)
-Vệ sinh môi trường (TN-XH 3)
-Ôn tập: Xã hội (TN-XH 3)
-Tìm hiểu lịch sử, địa lý địa phương
– Tìm hiểu con người và môi trường
III. VẤN ĐỀ LỰACHỌN, VẬN DỤNG PPDH CÁC MÔN VỀ TN-XH.
Do nội dung các môn về TN-XH rất phong phú và đa dạng nên các phương pháp
dạy học các môn học này cũng rất đa dạng. Bản thân mỗi phương pháp dạy học trên đây
dều có những ưu và nhược điểm nhất định, không có phương pháp nào được coi là vạn
năng. Do đó, trong quá trình dạy học người giáo viên cần vận dụng chúng hết sức linh
hoạt, đảm bảo cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú.
Khi lựa chọn phương pháp cho một bài dạy cụ thể, cần phải chú ý một số vấn đề
sau:
+ Các phương pháp sẽ dùng có phù hợp với mục tiêu bài dạy không ?
21
+ Nội dung bài học này nên sử dụng những phương pháp dạy học nào? Phương
pháp nào là chủ đạo, phương pháp nào là hỗ trợ?
+ Để sử dụng phương pháp này giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị những đồ
dùng dạy học gì ?
+ Trình độ học sinh trong lớp có phù hợp với phương pháp mà giáo viên sẽ sử
dụng không ?
+ Mỗi giáo viên lên lớp có quyền quyết định lựa chọn các phương pháp thích
hợp. Vấn đề cơ bản là cần biết lựa chọn những phương pháp dạy học nào tạo điều kiện
để học sinh được tham gia vào hoạt động chiếm lĩnh kiến thức một cách tối đa phù hợp
với trình độ nhận thức của các em.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Ý nghĩa của phương tiện dạy học các môn về TN-XH.
Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi nhận thức cảm tính còn chiếm ưu thế, do đó
phương tiện dạy học có vai trò rất lớn.
Các môn về TN-XH có nhiều phương tiện dạy học nhất so với các môn học khác ở
trường tiểu học cả về số lượng và chủng loại. Có tới 90% số tiết cần sử dụng đồ dùng
dạy học ở các mức độ khác nhau. Các phương tiện dạy học có tác dụng:
-Giúp cho học sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách sinh
động, đầy đủ, chính xác, qua đó các em đễ hiểu, dễ nhớ kiến thức mới.
-Kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được. Phát triển hứng thú
nhận thức, năng lực quan sát, năng lực phân tích, tổng hợp các hiện tượng.
-Giúp cho giáo viên có điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách sinh
động, đầy đủ, sâu sắc.
Như vậy, các phương tiện dạy học nếu được sử dụng đúng đắn sẽ góp phần tích cực
vào việc nâng cao hiệu suất lao động của giáo viên và học sinh .
2. Phân loại phương tiện dạy học các môn về TN-XH.
Phương tiện dạy học các môn về TN-XH rất phong phú và đa dạng, mỗi loại có
những tác dụng, ưu điểm khác nhau.
2.1. Bản đồ, quả địa cầu, sơ đồ, lược đồ: Đây là những phương tiện dạy học không
thể thiếu được để giảng dạy các kiến thức về địa lý, lịch sử. Học sinh tiểu học cần phải
hiểu được rằng Trái đất được biểu hiện trên bản đồ và quả địa cầu. Một trong những kỹ
năng địa lý quan trọng mà giáo viên tiểu học cần hình thành cho học sinh là kỹ năng sử
dụng bản đồ, quả địa cầu, sơ đồ, lược đồ, biểu bảng.
2.2. Vật thật: Các vật thật được sử dụng rộng rãi trong các môn TN-XH như các loại
động, thực vật tươi sống, các mẫu vật khoáng sản
Trong các đồ dùng trực quan thì các vật thật thường có nhều ưu điểm hơn cả vì
nó giúp cho việc hình thành biểu tượng sinh động nhất về các sự vật hiện tượng. Đặc
biệt với các vật tươi sống còn cho phép hình thành ở học sinh biểu tượng đầy đủ nhất vì
22
với chúng giáo viên có thể lôi cuốn tối đa các giác quan của học sinh vào quá trình quan
sát.
2.3. Tranh ảnh: Trong những trường hợp học sinh không thể quan sát trực tiếp các sự
vật hiện tượng thì ta thường dùng tranh ảnh để thay thế. Tranh ảnh nhiều khi có tác
dung làm đơn giản hoá các sự vật, hiện tượng, làm cho chúng rõ ràng, dễ hiểu, dễ quan
sát đối với học sinh.
2.4. Mô hình: Mô hình tạo ra những hình ảnh cụ thể của các sự vật hoặc hiện
tượng, thể hiện được vị trí trong không gian của chúng. Mô hình thường được đắp nổi
như hình ảnh của các vật thật nhưng có kích thước nhỏ hoặc to hơn.
Ngoài các mô hình tĩnh, người ta còn sử dụng các mô hình động để diễn tả một
quá trình của một hiện tượng nào đó: Mô hình biểu thị sự tiêu hoá thức ăn, mô hình
biểu thị sự vận động của trái đất quanh trục của nó và quanh mặt trời.
2.5. Dụng cụ thí nghiệm: Đây là những phương tiện không thể thiếu được trong dạy
học môn Khoa học. Những dụng cụ thí nghiệm thường dùng trong môn Khoa học như:
Đèn cồn, các loại cốc, chai, lọ, chậu thuỷ tinh trong suốt, các ống nghiệm có hình dạng,
kích thước khác nhau
2.6. Các phương tiện nghe- nhìn: Phim đèn chiếu, phim video, máy tính Các
phương tiện nghe nhìn có ưu điểm là trong một khoảng thời gian ngắn có thể cung cấp
cho học sinh một lượng thông tin lớn một cách rất sinh động.
3. Tự làm đồ dùng dạy học.
Trong bất kỳ điều kiện kinh tế nào thì việc tự làm các đồ dùng dạy học luôn đóng
một vai trò quan trọng, ngay cả ở các nước phát triển người ta vẫn khuyến khích giáo
viên và học sinh làm đồ dùng học tập. Đồ dùng dạy học tự làm không chỉ có ý nghĩa về
kinh tế mà còn có ý nghĩa về giáo dục.
* Các hướng tự làm đồ dùng dạy học:
– Tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho môn học các bức tranh, ảnh màu, bưu
thiếp về thiên nhiên, về các danh lam thắng cảnh, các danh nhân, các anh hùng dân tộc.
-Chương trình môn TN-XH ở các lớp 1,2,3 bao hàm những nội dung học tập và
tìm hiểu về địa phương, ngoài những đồ dùng dạy học do cơ quan chức năng đã sản
xuất, ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên học sinh cần tích cực tham gia thu
thập đóng góp tư liệu phục vụ cho môn học. Ví dụ: Sơ đồ nhà trường, sơ đồ bộ máy tổ
chức nhà trường, tư liệu về truyền thống nhà trường. Sơ đồ, lược đồ, làng, xã, quận
(huyện), tỉnh( thành phố).
Các hình ảnh tư liệu về động thực vật đặc trưng, các danh lam thắng cảnh, các
hoạt động kinh tế, phương tiện giao thông, di tích lịch sử văn hoá địa phương.
* Tự vẽ tranh.
4. Yêu cầu đối với phương tiện dạy học các môn TN-XH.
23
Dù loại hình nào, nguồn cung cấp nào, các phương tiện dạy học các môn TN-XH
cũng phải đảm bảo được tính khoa học và tính sư phạm. Thể hiện:
– Phải chứa đựng những thông tin cần học, những thông tin đảm bảo chính xác, phù
hợp với trình độ học tập của học sinh.
-Phải là công cụ để giáo viên tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tập cho học sinh.
– Phải kích thích hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
– Đồ dùng dạy học phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
– Bất kỳ đồ dùng dạy học nào phải khai thác tối đa hiêụ quả sử dụng của nó.
-Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính trực quan
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
1. Phân tích định hướng đổi mới phương pháp dạy học các môn vềTN-XH.
2. Cho ví dụ về tổ chức cho học sinh quan sát trong dạy học các môn vềTN-XH.
3.Cho ví dụ về tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong dạy học các môn về TN-
XH.
4. Cho ví dụ về phương pháp thí nghiệm trong dạy học các môn về TN-XH.
5. Tại sao trong quá trình dạy học các môn TN-XH, giáo viên cần vận dụng phối hợp
các phương pháp dạy học khác nhau. Cho ví dụ minh hoạ.
6. Trình bày ý nghĩa, cách thức sử dụng phương tiện dạy học các môn TN-XH.
Chương III
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
I. SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
Các môn về TN-XH cũng giống như các môn học khác ở trong trường tiểu học
nước ta, được tiến hành theo hình thức lớp – bài. Đây là hình thức dạy học cơ bản nhất
vì các kiến thức được truyền thụ một cách có hệ thống. Chỉ có thông qua giờ lên lớp các
nguyên tắc, phương pháp dạy học và giáo dục mới được thực hiện một cách chặt chẽ,
đảm bảo sự phát triển cá nhân thông qua tập thể lớp. Do đó phần lớn thời gian của
chương trình các môn về TN-XH dành cho việc lên lớp.
Tuy nhiên ngoài hình thức lên lớp còn có các hình thức tổ chức dạy học khác như
bài giảng ngoài thiên nhiên, tham quan. Dưới đây là những hình thức tổ chức dạy học
cơ bản được sử dụng trong dạy học các môn về TN-XH theo tinh thần đổi mới phương
pháp dạy học.
1. Dạy học trên lớp
Trong dạy học các môn TN-XH có thể vận dụng ba hình thức tổ chức dạy học
trên lớp: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học đồng loạt cả lớp.
1.1. Dạy học theo nhóm
24
a. Ưu điểm:
– Là hình thức tổ chức dạy học rất sinh động. Cụ thể :
+ Khi làm việc theo nhóm học sinh có thể học hỏi lẫn nhau. Từng em trong nhóm có
thể bộc lộ ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của các bạn để cùng hoàn thành nhiệm
vụ chung của cả nhóm. Qua đó, rèn cho HS kỹ năng giao tiếp, sự hợp tác, tương trợ lẫn
nhau trong học tập.
+ Giáo viên và học sinh đều phải thay đổi cách dạy và cách học theo hướng tích cực.
+ Học sinh học tập tích cực, độc lập, không còn là những người tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, biết tìm tòi phát hiện tri thức của bài học bằng chính hoạt động của
mình.
+ Giáo viên có điều kiện quan sát theo dõi và giúp đỡ các hoạt động của học sinh,
nhất là những học sinh, những nhóm gặp khó khăn trong khi thực hiện công việc được
giao.
b. Chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm:
* Chia nhóm:
Có thể tiến hành chia nhóm theo các cách như sau :
+ Gọi số :
+ Chia từng cặp một
+ Dùng biểu tượng hoặc màu sắc
* Tổ chức hoạt động nhóm : Trong nhóm thường có các thành phần :
– Người điều khiển, người ghi chép, người báo cáo, các thành viên khác.
Các học sinh trong nhóm lần lượt thay nhau đóng vai trò các thành viên trên.
* Yêu cầu khi hoạt động nhóm:
Các thành viên phải tuân thủ sự điều khiển của trưởng nhóm, mọi người ngồi hướng
vào nhau, chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác. Lần lượt từng thành viên đưa ra ý
kiến của mình, cả nhóm trao đổi đưa ra ý kiến thống nhất.
* Nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình dạy học theo nhóm.
– Hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh trong từng nhóm.
-Theo dõi diễn biến công việc của các nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó
khăn.
c. Một số điều kiện để dạy học theo nhóm có hiệu quả.
– Về phía giáo viên :
+ Cần chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học, dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra trong
khi học sinh học tập theo nhóm. Trước hết giáo viên cần phải đặt kế hoạch để làm việc
với từng nhóm, dự kiến làm việc với nhóm nào trước, nhóm nào sau, giải thích rõ ràng
công việc của các nhóm.
25
thể người và mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên và môi trường. + Nhân văn : Tình yêu vạn vật thiên nhiên, quốc gia, con người, những thành quả lao động, sángtạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong mái ấm gia đình và cộngđồng. * Sức khoẻ : Vệ sinh cá thể, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh thiên nhiên và môi trường, phòng tránhmột số bệnh tật và tai nạn thương tâm, những yếu tố về sức khoẻ ý thức. * Xã hội : Học sinh có những hiểu biết khởi đầu về xã hội theo thời hạn ( Biết đượcmột số sự kiện, hiện tượng kỳ lạ, nhân vật lịch sử vẻ vang tiêu biểu vượt trội, nổi bật trong lịch sử vẻ vang Việt Namtừ buổi đầu dựng nước cho đến thời nay ), theo khoảng trống ( Biết được nơi bản thân, giađình và cộng đồng cư trú, sơ lược về quốc gia Nước Ta, về những lục địa và những nướctrên thề giới ). * Thế giới vật chất xung quanh : + Giới tự nhiên vô sinh : những vật thể, những chất + Giới tự nhiên hữu sinh : động, thực vậtNgoài những tri thức cơ bản trên, học viên còn được cung ứng một số ít yếu tố về dânsố, thiên nhiên và môi trường. 2. Về kỹ năng và kiến thức : Hình thành và tăng trưởng cho học viên những kiến thức và kỹ năng như : – Biết quan sát và làm một số ít thí nghiệm thực hành thực tế khoa học đơn thuần và thân mật vớiđời sống hàng ngày. – Biết nghiên cứu và phân tích, so sánh, dánh giá 1 số ít mối quan hệ đơn thuần, những dấu hiệuchung và riêng của những sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong tự nhiên và xã hội. – Biết giữ vệ sinh cá thể, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường tự nhiên, biết phòng tránhmột số bệnh tật và tai nạn thương tâm. – Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn đời sống hàng ngày. 3. Về thái độ : hình thành và tăng trưởng ở học viên thái độ và thói quen như : – Ham hiểu biết khoa học. – Yêu vạn vật thiên nhiên, quốc gia, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên tự nhiên, môitrường sống. – Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn so với bản thân, mái ấm gia đình, hội đồng. Có ý thức thực thi những quy tắc giữ vệ sinh, bảo đảm an toàn cho bản thân, mái ấm gia đình và cộngđồng, sống hoà hợp với thiên nhiên và môi trường và hội đồng. III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TN-XH1. Đặc điểm chương trìnhChương trình những môn TN-XH ( Khoa học, Lịch sử và Địa lý ) có những đặc điểmsau : 1.1. Chương trình được kiến thiết xây dựng theo quan điểm tích hợp. Dạy học theo tư tưởng tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau : ” Dạy học theotư tưởng tích hợp là cách trình diễn những khái niệm và nguyên tắc khoa học được cho phép diễnđạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh vấn đề quá muộn hoặc quásớm sự sai khác giữa những nghành nghề dịch vụ khoa học khác nhau ” ( Hội nghị về khoa học giáo dụccủa UNESCO – Paris, 1972 ). Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợpnhất những khoa học. Quan điểm tích hợp được bộc lộ trong những môn về TN – XH ở những góc nhìn sau : – Các môn về TN-XH xem xét tự nhiên – xã hội – con người trong một thể thống nhất, có mối quan hệ, tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố cơ bản. – Chương trình những môn tích hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều nghành khoa học khác nhaunhư : Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Sức khoẻ, Dân số, Môi trường, Kỹnăng sống. – Tuỳ theo trình độ nhận thức của HS ở từng tiến trình mà chương trình có cấu trúccho tương thích. Cụ thể : + Chương trình môn TN-XH ( lớp1, 2,3 ) được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn : Con ngườivà sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, được lan rộng ra vànâng cao dần qua những lớp. + Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành những chủ đề : Con người và sứckhỏe, Vật chất và nguồn năng lượng, Động vật và thực vật, Môi trường và tài nguyên thiênnhiên. + Chương trình môn Địa lý và Lịch sử được tích hợp theo quan điểm liên môn, baogồm những kiến thức và kỹ năng về lịch sử vẻ vang và địa lý Nước Ta, sơ lược địa lý quốc tế. 1.2. Trong chương trình môn cácTN-XH, kiến thức và kỹ năng được trình diễn từ gần đến xa, từdễ đến khó nhằm mục đích tương thích đặc thù nhận thức của học viên. 1.3. Chương trình những môn về TN-XH ( Đặc biệt là môn TN-XH, Khoa học ) đượccấu trúc linh động, mềm dẻo, thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện kèm theo cho giáo viên có thểvận dụng những phương pháp mới vào quy trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạtđộng nhận thức của học viên. Đồng thời, giúp học viên hoàn toàn có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng đãhọc vào đời sống hàng ngày. 2. Phân phối chương trình : Môn Lớp Số tiết / tuần Tổng sốtiếtTN-XH1 1 352 1 353 2 70K hoa học 4 2 705 2 70L ịch sử và Địalý4 2 ( ĐL : 1, LS : 1 ) 705 2 ( ĐL : 1, LS : 1 ) 70IV. ĐẶC ĐIỂM SÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN VỀ TN-XH1. SGK môn TN-XH và môn Khoa họca. Cách trình diễn chung : SGK môn TN-XH, môn Khoa học hầu hết được trình diễn bằng những hình ảnhphong phú, sinh động, sắc tố tươi tắn gồm có kênh hình và kênh chữ tương thích vớiđặc điểm nhận thức của học viên tiểu học. – Khác với SGK môn TN – XH cũ, kênh hình làm trách nhiệm kép : vừa đóng vai tròcung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học kinh nghiệm, vừa đóng vai trò chỉ dẫncác hoạt động giải trí học tập cho học viên trải qua những kí hiệu : + ” Kính lúp ” : Yêu cầu học viên quan sát và vấn đáp câu hỏi. + ” Dấu chấm hỏi ” : Yêu cầu học viên liên hệ thực tiễn và vấn đáp. + ” Cái kéo và quả đấm ” : Yêu cầu học viên triển khai game show học tập. + ” Bút chì ” : Yêu cầu học viên vẽ những gì đã học. + ” Ống nhòm ” : Yêu cầu HS làm trách nhiệm thí nghiệm, thực hành thực tế. + Bóng đèn toả sáng : bạn cần biết. – Kênh chữ : Chủ yếu là những thắc mắc, những lệnh nhu yếu học viên thao tác, vấn đáp câuhỏi. Ở 1 số ít bài ở lớp 2 và lớp 3 và nhất là trong môn Khoa học, kênh chữ đã đượctăng cường, đóng vai trò là nguồn cung ứng thông tin của bài học kinh nghiệm. b. Cách trình diễn một chủ đề : Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để ra mắt tên chủ đề và một hình ảnh tượngtrưng cho chủ đề đó. Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và một hình ảnhkhác nhau. Cụ thể : Chủ đề ” Con người và sức khoẻ ” được phân biệt bởi màu hồng vớikí hiệu là một cậu bé ; chủ đề ” Xã hội ” được phân biệt bởi màu xanh lá cây với kí hiệu làmột cô bé ; chủ đề ” Tự nhiên ” được phân biệt bởi màu xanh da trời và có kí hiệu là mộtông Mặt Trời. Riêng SGK môn Khoa học : chủ đề ” Con người và sức khoẻ ” được kí hiệu là 2 họcsinh nam, nữ ; chủ đề ” Vật chất và nguồn năng lượng ” có kí hiệu Mặt trời ; chủ đề ” Động vậtvà thực vật ” có kí hiệu là 2 bông hoa hướng dương ; chủ đề ” Môi trường và tài nguyênthiên nhiên ” có kí hiệu là khung trời xanh. c. Cách trình diễn một bài học kinh nghiệm : Mỗi bài học kinh nghiệm được trình diễn gọn trong hai trang mở liền nhau để học viên tiện theodõi. So với sách giáo khoa cũ, cấu trúc của mỗi bài học kinh nghiệm linh động, mềm dẻo hơn. Có thểbắt đầu bằng những câu hỏi nhằm mục đích nhu yếu học viên kêu gọi vốn hiểu biết của mìnhhoặc liên hệ thực tiễn rồi mới đi đến phát hiện kiến thức và kỹ năng mới của bài qua việc quan sátcác hình ảnh trong SGK hay những vật mẫu. Cũng hoàn toàn có thể khởi đầu bằng lệnh nhu yếu họcsinh quan sát tranh vẽ trong SGK hay quan sát vạn vật thiên nhiên, học ngoài hiện trường đểtìm ra kiến thức và kỹ năng mới rồi mới tới những câu hỏi nhằm mục đích nhu yếu học viên vận dụng nhữngđiều đã học vào thực tiễn đời sống. Kết thúc bài học kinh nghiệm thường là game show hoặc yêu cầuhọc sinh vẽ, hoặc thực thi những thí nghiệm, hoặc thực hành thực tế những điều mà những em đãhọc. Với cấu trúc như vậy, mỗi bài học kinh nghiệm là một chuỗi những trình tự hoạt động giải trí học tập củahọc sinh, đồng thời giúp cho giáo viên lựa chọn những phương pháp và những hình thức tổchức dạy học cho tương thích. Cuốn sách được coi là người bạn của HS, vì thế, cách xưng hô với học viên là ” bạn “. 2. Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lýa. Khổ sách : 17 x 24. b. Cách trình diễn chung của cuốn sách : – Kênh chữ : Khác với SGK môn TN-XH 1,2,3, trong SGK môn Lịch sử và Địa lý kênh chữ đóngvai trò đa phần trong việc phân phối kiến thức và kỹ năng, bộc lộ nội dung trọng tâm của bài đượcđặt trong phần đóng khung và mạng lưới hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra còn có những câu hỏivà lệnh ở giữa bài được in nghiêng để học viên dễ phân biệt và được dùng để hướng dẫnHS thao tác với kênh hình và liên hệ thực tiễn để tìm ra kỹ năng và kiến thức mới. – Kênh hình : So với SGK phần Lịch sử và Địa lý trước đây, kênh hình được tăng lênkhông những về số lượng mà còn cả về thể loại. Kênh hình không chỉ minh hoạ chokênh chữ mà còn là nguồn phân phối kỹ năng và kiến thức và rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho HS.c. Cách trình diễn một bài học kinh nghiệm : Khác với SGK môn TN-XH và môn Khoa học, cấu trúc mỗi bài học kinh nghiệm trong môn Lịchsử và Địa lý gồm có 3 phần : – Phần cung ứng kỹ năng và kiến thức bằng kênh hình, kênh chữ. – Phần câu hỏi hoặc nhu yếu những hoạt động giải trí học tập : + Câu hỏi hoặc nhu yếu những hoạt động giải trí học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi ý giáoviên tổ chức triển khai cho học viên hoạt động giải trí để khai thác thông tin, rèn luyện kiến thức và kỹ năng. + Câu hỏi ở cuối bài nhằm mục đích giúp giáo viên kiểm tra việc thực thi tiềm năng của bài vàcủng cố kỹ năng và kiến thức của học viên sau mỗi bài học kinh nghiệm. – Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung màu. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 : 1. Phân tích tiềm năng của những môn về Tự nhiên và Xã hội2. Phân tích đặc thù chương trình những môn về Tự nhiên và Xã hội. Cho ví dụ minhhoạ. 3. Phân tích đặc điểm sách giáo khoa những môn : Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịchsử và Địa lý. Chương IIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN – XHI. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN – XHMột trong những yếu tố trọng tâm của việc thay đổi chương trình và sách giáokhoa ở bậc tiểu học nói chung, trong những môn về TN-XH nói riêng là thay đổi PPDH.Đổi mới PPDH được hiểu là đưa những PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặttích cực của những PPDH truyền thống lịch sử nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Từ đặc thù chương trình và SGK những môn về TN-XH, từ quan điểm thay đổi PPDHở bậc tiểu học, việc sử dụng PPDH những môn về TN-XH cần dựa trên những khuynh hướng cơbản sau : – Đề cao vai trò chủ thể của người học : Đây chính là cách dạy học hướng tậptrung vào học viên, học viên thực sự là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng và kiến thức. Trongdạy học những môn TN-XH, thay cho việc hầu hết là giảng giải, thuyết trình, đọc, nói theotài liệu có sẵn, GV cần kêu gọi tối đa kinh nghiệm tay nghề và vốn tri thức có sẵn của HS để tổchức cho những em tự phát hiện tri thức mới của bài học kinh nghiệm. GV phong cách thiết kế, mạng lưới hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho HS thực thi với sự hướng dẫn, trợ giúp khi thiết yếu, tổ chức triển khai những hoạtđộng như quan sát, bàn luận nhóm, game show học tập qua đó giúp HS lĩnh hội kiếnthức của bài học kinh nghiệm một cách tích cực, dữ thế chủ động. – Đưa những PPDH mới vào quy trình dạy học những môn về TN-XH trên cơ sở pháthuy những ưu điểm của những PPDH truyền thống cuội nguồn nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Trong dạy học những môn về TN-XH không phủ nhận việc sử dụng những PPDH truyềnthống như gỉang giải, hỏi đáp Tuy nhiên, GVcần sử dụng những PPDH này theo quanđiểm tăng trưởng, kích thích, phát huy vai trò dữ thế chủ động, tích cực nhận thức của HS, tạomọi điều kiện kèm theo cho HS được tham gia tích cực vào việc kiến thiết xây dựng bài học kinh nghiệm. Bên cạnh phát huy ưu điểm của những PPDH truyền thống cuội nguồn, cần vận dụng một cáchlinh hoạt những PPDH mới như tranh luận, tìm hiểu, đóng vai, động não Đây là những PPDHyêu cầu HS phải hoạt động giải trí tích cực với những nguồn tri thức như vật thật, tranh vẽ, sơđồ, đồng thời vận dụng vốn tri thức, vốn hiểu biết của mình để tự phát hiện kiến thứccủa bài học kinh nghiệm. – Liên quan đến việc thay đổi PPDH, yên cầu phải thay đổi những hình thức tổ chức triển khai dạyhọc, thay đổi cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thay đổi cách nhìn nhận trong dạy họccác môn về TN-XH. II. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XHCác môn về TN-XH tích hợp kỹ năng và kiến thức của những ngành khoa học tự nhiên và khoahọc xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học những môn này cũng rất đa dạng và phong phú và phong phú. Trong những giáo trình giáo dục học dành cho những hệ đào tạo và giảng dạy giáo viên tiểu học ởcác trường sư phạm lúc bấy giờ, những nhà giáo dục học vẫn sử dụng cách phân loại cácPPDH theo nguồn tri thức và đặc thù tri giác thông tin theo những nhóm sau : – Nhóm những phương pháp dạy học dùng lời. – Nhóm những phương pháp dạy học trực quan. – Nhóm những phương pháp dạy học thực hành thực tế. Tuy nhiên, địa thế căn cứ vào đặc thù những môn về TN-XH, vào đặc thù nhận thức củahọc sinh tiểu học, theo niềm tin thay đổi phương pháp dạy học tiểu học, những phươngpháp dạy học được dùng thông dụng trong dạy học những môn về TN-XH là : những phươngpháp thuyết trình, hỏi đáp, quan sát, thí nghiệm, kể chuyện, tìm hiểu, thảo luận1. Các phương pháp thuyết trình : 1.1. Khái niệm : Thuyết trình là phương pháp dạy học thông dụng, trong đó giáo viêndùng lời nói để trình diễn, lý giải nội dung bài học kinh nghiệm một cách cụ thể, dễ hiểu cho họcsinh tiếp thu. 1.2. Các dạng thuyết trình được sử dụng trong dạy học những môn TN-XH : a. Giảng giải : Là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói của mình để làmsáng rõ những khái niệm, thuật ngữ, thực chất lô gic của một hiện tượng kỳ lạ nào đó, nhữngmối quan hệ giữa những sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong tự nhiên và xã hội. Phương pháp này thường được sử dụng trong những bài học kinh nghiệm lĩnh hội tri thức mới vềnhững yếu tố khó, phức tạp mà học viên không đủ năng lực tự khám phá qua những hoạtđộng độc lập. Giảng giải còn được dùng để hướng dẫn phương pháp triển khai những hoạt động giải trí của họcsinh. Để sử dụng phương pháp này có hiệu suất cao, cần quan tâm một số ít yếu tố sau : – Lời nói của giáo viên phải rõ ràng, đúng chuẩn, sinh động, giàu hình ảnh, vận tốc vừaphải. – Ngắn gọn dễ hiểu so với học viên : sử dụng những từ ngữ đơn thuần, tương thích vớitrình độ nhận thức của học viên nhưng không làm cho học viên hiểu sai khái niệm khoahọc được đề cập đến. – Cần sử dụng giảng giải theo ý thức thay đổi phương pháp dạy học, tránh lạmdụng nó. b. Kể chuyện : Là dạng thuyết trình đặc biệt quan trọng, được sử dụng trong dạy học môn TN-XH, nhất là vớinhóm kiến thức và kỹ năng lịch sử dân tộc. Kể chuyện là cách dùng lời nói trình diễn một cách sinh động, có hình ảnh và truyềncảm đến học viên về một nhân vật, một sự kiện lịch sử vẻ vang, hoặc một hiện tượng kỳ lạ tự nhiên, một ý tưởng khoa học, một vùng đất lạ lẫm. * Ưu điểm của phương pháp kể chuyện. – Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện tượng kỳ lạ, vềnhững nhân vật dễ gây hứng thú cho học tập cho học viên. – Việc kể chuyện góp thêm phần tăng trưởng trí tưởng tượng cho học viên. – Sức mạnh của chuyện kể của giáo viên còn ở sự tạo ra cho học viên niềm tinvào cái Chân – Thiện – Mỹ, vào sức phát minh sáng tạo vô hạn của con người trong việc tái tạo thếgiới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra khi kể lại những câu truyện, học viên được tập diễnđạt câu truyện theo sáng tạo độc đáo và ngôn từ của mình từ đó tăng trưởng ngôn từ, tư duy, năng lực diễn đạt của những em. * Tình huống sử dụng : Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp kể chuyện khi trình làng bài mới để gây hứngthú học tập cho học viên, hoặc hoàn toàn có thể sử dụng xen kẽ trong tiết học, vào cuối tiết học, cũng hoàn toàn có thể giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện trong phần nhiều thời hạn củatiết học nhất là khi dạy những bài học kinh nghiệm trình diễn những sự kiện lịch sử dân tộc như diễn biến của cuộckhởi nghĩa, trận đánh trong phân môn Lịch sử. * Ví dụ về sử dụng phương pháp kể chuyện. – Ví dụ sử dụng phương pháp kể chuyện khi khởi đầu bài học kinh nghiệm. Không khí gồm những thành phần nào ? ( Khoa học 4 ) Để gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò cho học viên, GV hoàn toàn có thể bắt đầubài học bằng chuyện kể sau : Người tiên phong trên quốc tế phát hiện tra những thành phần của không khí là nhàbác học người Pháp tên là Lavôdiê. Ông đã mày mò ra những thành phần của không khíbằng cách nào ? Không khí gồm những thành phần nào ? Bài học ngày hôm nay bằng những thínghiệm tất cả chúng ta sẽ vấn đáp cho những thắc mắc này. * Một số nhu yếu khi sử dụng phương pháp kể chuyệnKhi sử dụng phương pháp kể chuyện cần quan tâm một số ít yếu tố sau : – Lựa chọn những câu truyện sao cho tương thích với tiềm năng, nội dung bài học kinh nghiệm. – Xác định thời gian sử dụng kể chuyện ( vào quá trình nào của tiết học ). – Dự kiến được những PP, phương tiện đi lại hoàn toàn có thể sử dụng tích hợp với kể chuyện – Lời kể của giáo viên phải sinh động, mê hoặc, giàu hình ảnh, uyển chuyển, kết hợplời kể với cử chỉ, nét mặt, với việc sử dụng những phương tiện đi lại trực quan thiết yếu. Có nhưvậy mới hấp dẫn, gây hứng thú cho học viên. – Dành thời hạn cho học viên đàm đạo hoặc cho học viên kể lại câu truyện bằngngôn ngữ của mình. 2. Phương pháp quan sát. Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của những môn về TN-XH, nhất là mônTN-XH lớp 1,2,3 và môn Khoa học. 2.1 Khái niệm : Phương pháp quan sát là phương pháp tổ chức triển khai cho học viên sử dụng những giác quan khácnhau để tri giác những sự vật, hiện tượng kỳ lạ một cách có mục tiêu, có kế hoạch, có trọng tâm, qua đó rút ra được những Tóm lại khoa học. 2.2. Tác dụng của phương pháp quan sát : Đối với học viên tiểu học, tư duy trực quan đơn cử còn chiếm lợi thế, thông quaviệc tổ chức triển khai cho học viên quan sát mới hình thành cho những em những hình tượng vànhững khái niệm rất đầy đủ, đúng chuẩn, sinh động về quốc tế tự nhiên và xã hội xungquanh. Qua đó, tăng trưởng năng lượng quan sát, năng lượng tư duy và ngôn từ cho những em. 2.3 Cách thức sử dụng : Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để dạy những bài học kinh nghiệm mà học viên có thểchiếm lĩnh kỹ năng và kiến thức từ những sự vật, hiện tượng kỳ lạ diễn ra trong tự nhiên và xã hội xungquanh hoặc từ tranh vẽ, quy mô, sơ đồ, biểu đồ, vật mẫu. Có thể tổ chức triển khai cho học viên thực thi quan sát theo trình tự sau : * Lựa chọn đối tượng người tiêu dùng quan sát : Đối tượng quan sát hoàn toàn có thể là những hiện tượng kỳ lạ đang xảyra trong thiên nhiên và môi trường tự nhiên, trong đời sống hàng ngày, vật thật hay tranh vẽ, sơ đồ, map, quy mô Căn cứ vào tiềm năng, nội dung của từng bài học kinh nghiệm mà giáo viên lựachọn đối tượng người dùng quan sát cho tương thích. * Xác định mục tiêu quan sát : Trong một bài học kinh nghiệm không phải mọi kỹ năng và kiến thức cần cung ứng cho học viên đềuđược rút ra từ quan sát, vì thế khi đã chuẩn bị sẵn sàng được đối tượng người tiêu dùng quan sát cần xác địnhviệc quan sát phải đạt những mục tiêu nào ? Ví dụ : Quan sát những loại quả ( TN-XH 3 ) Nếu như đối tượng người tiêu dùng quan sát là những loại quả thật thì giáo viên nhu yếu học viên sửdụng những giác quan khác nhau để quan sát sắc tố, hình dạng, size, mùi vị, dùngtay ( hoặc dao ) bổ đôi quả để quan sát thịt và hạt của những loại quả, so sánh chúng vớinhau. Trong trường hợp chỉ có tranh vẽ những loại quả thì giáo viên hoàn toàn có thể nhu yếu họcsinh nhận xét về sắc tố, hình dạng, kích cỡ, dựa vào kinh nghiệm tay nghề của mình đểnhận xét mùi vị của quả. * Tổ chức và hướng dẫn quan sát : – Có thể tổ chức triển khai cho học viên quan sát cá thể, theo nhóm hoặc toàn lớp là tuỳthuộc vào số vật dụng dạy học có được. Các nhóm hoàn toàn có thể cùng quan sát một đối tượngđể xử lý chung một trách nhiệm học tập hoặc mỗi nhóm hoàn toàn có thể có một đối tượng người tiêu dùng quansát riêng, xử lý trách nhiệm riêng. Nếu đối tượng người tiêu dùng quan sát là vật thật ( động, thực vật tươi sống, những dạng vật tư thườngdùng ), GV cần khuyến khích học viên sử dụng những giác quan khác nhau vào quá trìnhquan sát nhằm mục đích thu được hình tượng khá đầy đủ, đúng mực, sinh động về đối tượng người dùng. Trong trường hợp đối tượng người dùng quan sát là tranh vẽ, sơ đồ, map, quy mô, những diễnbiến thí nghiệm GV hướng dẫn HS sử dụng thị giác để quan sát những đối tượng người dùng mộtcách có mục tiêu, có kế hoạch. – Cần hướng dẫn HS quan sát đối tượng người dùng theo một trình tự nhất định : từ tổng thể và toàn diện đếncác cụ thể, bộ phận, từ bên ngoài vào bên trong. – Cần hướng dẫn HS so sánh, liên hệ với những sự vật, hiện tượng kỳ lạ khác đã biết để tìmra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. * Tổ chức cho HS báo cáo giải trình tác dụng quan sát : Kết thúc quan sát từng cá thể hoặc đạidiện những nhóm báo cáo giải trình tác dụng quan sát, cả lớp lắng nghe, bổ trợ quan điểm. * Hoàn thiện tác dụng quan sát, rút ra Kết luận chung. 2.4. Một số điểm quan tâm khi sử dụng PP quan sátĐể sử dụng phương pháp quan sát có hiệu suất cao, cần chú ý quan tâm 1 số ít điểm sau : – GV cần sẵn sàng chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác lập rõ thời gian tổ chức triển khai cho HSquan sát. – Cần sẵn sàng chuẩn bị không thiếu những đối tượng người dùng quan sát tương thích với tiềm năng, nội dung bàihọc : tranh vẽ, vật mẫu, sơ đồ, map – GV cần chuẩn bị sẵn sàng được mạng lưới hệ thống câu hỏi, bài tập chính để hướng dẫn học viên quansát những sự vật, hiện tượng kỳ lạ có mục tiêu, có trọng tâm. Những câu hỏi đó cần bắt đầubằng những từ chỉ hành vi mà muốn vấn đáp được học viên phải sử dụng những giác10quan của mình để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng kỳ lạ ( hãy nhìn, hãy nghe, hãysờ, hãy ngửi, nếm ). Hệ thống câu hỏi này cũng cần được sắp xếp từ những câu hỏi khái quát ( nhằmhướng dẫn những em quan sát tổng thể và toàn diện trước ) đến những câu hỏi chi tiết cụ thể, đơn cử ( nhằmhướng dẫn những em quan sát những bộ phận ) ; những câu hỏi hướng dẫn học viên quan sát từbên ngoài rồi mới đi vào bên trong. Tiếp theo là những câu hỏi nhu yếu học viên phảiso sánh liên hệ với những sự vật, hiện tượng kỳ lạ khác đã biết để tìm ra những đặc thù giốngnhau hoặc khác nhau. Cuối cùng là những câu hỏi nhu yếu học viên dẫn đến nhận xéthay Tóm lại chung về sự vật, hiện tượng kỳ lạ được quan sát. – Việc tổ chức triển khai, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần tương thích với trình độ nhậnthức của học viên ở những lứa tuổi khác nhau. Ví dụ, ở những lớp 1,2,3 hầu hết cho HS quansát những sự vật hiện tượng kỳ lạ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV, chỉ nhu yếu những em phátbiểu hiệu quả quan sát bằng lời, chưa nhu yếu ghi chép. ở những lớp 4,5 trách nhiệm quan sátcần được nâng cao hơn. Có thể hướng dẫn HS độc lập quan sát có mạng lưới hệ thống không chỉtrên lớp, mà còn quan sát những sự vật, hiện tượng kỳ lạ diễn ra trong một thời hạn dài nhấtđịnh, có nhu yếu ghi chép kết qủa, rút ra nhận xét, viết tường trình. 2.5 Ví dụ về sử dụng PP quan sátTheo ý thức thay đổi PPDH ở tiểu học, hoàn toàn có thể tổ chức triển khai cho học viên quan sátkết hợp bàn luận nhóm để những em hoàn toàn có thể rút ra kỹ năng và kiến thức của bài học kinh nghiệm. Lá cây ( TN-XH 3 ). + Lựa chọn đối tượng người tiêu dùng quan sát : Mục tiêu hầu hết của bài này là giúp học sinhnhận biết được những loại lá cây có hình dạng, kích cỡ khác nhau, hầu hết lá cây có màuxanh, một số ít lá có màu đỏ hoặc màu vàng. Lá cây có những phần : Cuống lá, phiến lá, trênphiến lá có gân lá. Ở bài này đối tượng người tiêu dùng quan sát tốt nhất là những loại lá cây thật. Giáoviên và học viên chuẩn bị sẵn sàng 1 số ít lá cây có hình dạng, kích cỡ khác nhau như : Látrầu không, lá tía tô, lá lúa, lá phượng, lá rau ngót. + Tổ chức cho học viên quan sát tích hợp tranh luận nhóm : Giáo viên chia học sinhthành từng nhóm, phát phiếu giao việc và những loại lá cây cho những nhóm. Trong phiếugiao việc giáo viên xác lập rõ mục tiêu quan sát, hướng dẫn học viên quan sát mộtcách toàn diện và tổng thể về lá cây, luận bàn về đặc thù của những loại lá cây, điền tác dụng vàophiếu giao việc. Phiếu giao việc : Câu1. Em hãy quan sát những loại lá cây và điền vào bảng sau : TT Tên lá Màu sắc Hình dạng Kích thước11Câu 2. Hãy chỉ trên từng lá đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá. Câu3. Các loại lá cây có những đặc thù gì giống và khác nhau ? Các nhóm trên cơ sở phiếu giao việc và hướng dẫn của giáo viên triển khai quan sát, bàn luận về sắc tố, hình dạng, kích cỡ của những loại lá, chỉ ra được lá cây thườngcó màu xanh lục, cũng có lá có màu đỏ hoặc màu vàng, những lá khác nhau có hình dạng, size khác nhau. Kết thúc đàm đạo nhóm, đại diện thay mặt những nhóm lên trình diễn tác dụng quan sát củamình, cả lớp lắng nghe, bổ trợ quan điểm, giáo viên nhận xét, ghi những Tóm lại lên bảng. Để giúp học viên nắm được cấu trúc của lá, những nhóm liên tục quan sát, thảo luậnvà ghi tác dụng quan sát vào câu 2 của phiếu. Các nhóm quan sát luận bàn và đưa ra được Kết luận : lá có những phần : Cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá. * Phần tổng kết : Giáo viên gọi học viên nêu đặc thù những loại lá cây và những phầncủa chúng. Giáo viên cũng dành ít phút để biểu dương những nhóm đã tích cực quan sát, có kết quảquan sát tốt. 3. Phương pháp hỏi đáp. 3.1. Khái niệm : Phương pháp hỏi đáp là phương pháp đối thoại giữa giáo viên và học viên, giữa họcsinh với nhau dựa trên mạng lưới hệ thống câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt học viên đi đến những kết luậnkhoa học, hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để khám phá những yếu tố học tập, vấnđề của đời sống, trong tự nhiên và xã hội. 3.2. Tác dụng của phương pháp hỏi đáp – Thông qua việc hỏi đáp giáo viên tạo ra trong học viên nhu yếu nhận thức và những emđược tham gia xử lý những yếu tố do bài học kinh nghiệm đặt ra. – Thông qua việc hỏi đáp giáo viên hoàn toàn có thể thuận tiện nắm được năng lượng học tập, trìnhđộ nhận thức của học viên, từ đó kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí dạy của mình để nâng cao hiệuquả dạy học. – Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp, không khí lớp học sôi động hơn, học viên tíchcực, hứng thú học tập hơn, do đó tăng trưởng được tư duy độc lập, tính tích cực nhận thứcvà năng lượng diễn đạt bằng lời của học viên. 3.3. Cách thức sử dụng : Tuỳ theo nhu yếu sư phạm, giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng 3 dạng hỏi đáp : + Hỏi đáp tái hiện : Loại hỏi đáp thường được sử dụng để kiểm tra bài cũ, ôn tập, hoặc để khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học viên làm điểm tựa cho việc lĩnh hộitri thức mới của bài học kinh nghiệm. Ví dụ : Kể tên một vài bệnh về tim mạch mà bạn biết. ( bài 9 : Phòng bệnh tim mạch, TN-XH 3 ) 12 – Kể tên 1 số ít thức ăn chứa nhiều chất đạm mà bạn biết. ( bài 5. Vai trò của chất đạmvà chất béo. Khoa học 4 ) + Hỏi đáp thông tin : Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng tối thiểu làm điểm tựa, giáo viênđặt câu hỏi cho HS nhằm mục đích dẫn dắt những em lĩnh hội tri thức mới. Ví dụ : Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống thú mẹ chưa ? Thú con mới ra đờiđược thú mẹ nuôi bằng gì ? ( Bài 59. Sự sinh sản của thú. Khoa học 5 ) + Hỏi đáp có đặc thù tìm tòi tò mò : Dạng hỏi đáp này có tính năng kích thích sựsuy nghĩ, tìm tòi, phát minh sáng tạo của học viên. Đó là những câu hỏi nhu yếu học viên dựa vàokiến thức đã học để suy luận, lý giải được nguyên do, thực chất, mối quan hệ giữacác sự vật, hiện tượng kỳ lạ. Ví dụ : – Hãy lý giải tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và đêm hôm gió từ đátliền thổi ra biển ? ( Bài 37 : Tại sao có gió ? Khoa học 4 ) – Tại sao châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất quốc tế ? ( Bài 23. Châu Phi, Lịch sửvà Địa lý 5 ). Trong quy trình dạy học giáo viên cần sử dụng linh động những dạng hỏi đáp trên, cầnchú trọng tới dạng hỏi đáp tìm tòi mày mò vì nó phát huy được tính tích cực, độc lập, tư duy phát minh sáng tạo của học viên. 3.4. Một số điểm quan tâm khi sử dụng phương pháp hỏi đáp. Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định hành động thành công xuất sắc của phương pháp hỏiđáp. Vì vậy, khi đặt câu hỏi giáo viên cần chú ý quan tâm 1 số ít điểm sau : – Phải rõ ràng, đúng mực, ngắn gọn, dễ hiểu – Phải lôgic, tương thích với nội dung bài dạy – Phải tương thích với trình độ nhận thức của học viên – Phải kích thích được sự tâm lý, tìm tòi của học viên. – Tránh đặt những câu hỏi chung chung, quá dễ hoặc quá khó, tránh đặt những câuhỏi trong đó đã có sẵn câu vấn đáp, học viên hoàn toàn có thể đoán ra mà không cần động não gì cả. Tránh đặt những câu hỏi nhu yếu học viên đoán mò hoặc chỉ vấn đáp có hoặc không. – Cần chú ý quan tâm rèn luyện cho học viên biết cách vấn đáp thành câu tương đối hoànchỉnh với vốn từ ngữ của những em. Mặt khác phải dạy cho những em biết cách tự đặt ranhững câu hỏi trong quy trình học tập. 3.5. Ví dụ minh hoạBài 60. Nhu cầu không khí của thực vật ( Khoa học 5 ) Để giúp học viên khám phá về sự trao đổi khí của thực vật trong quy trình quang hợpvà hô hấp, trước hết GV hoàn toàn có thể đặt câu hỏi nhu yếu HS ôn lại những kỹ năng và kiến thức cũ : – Không khí gồm những thành phần nào ? 13 – Không khí có vai trò như thế nào so với con người, động, thực vật ? Tiếp đến, GV nhu yếu HS quan sát hình vẽ trang 120, 121 SGK, và dựa vào kiến thứclớp dưới để vấn đáp những thắc mắc ( hoàn toàn có thể cho HS thao tác theo cặp, tự đặt câu hỏi chonhau và vấn đáp ) : – Trong quy trình quang hợp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? – Trong quy trình hô hấp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? – Quá trình quang hợp xảy ra khi nào ? – Quá trình hô hấp xảy ra khi nào ? – Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quy trình trên bị ngừng ? Trên cơ sở câu vấn đáp của HS, GV Kết luận : Thực vật cần không khí để quang hợp vàhô hấp. Nếu thiếu không khí thì cây sẽ bị chết, dù được cung ứng không thiếu nước, chấtkhoáng và ánh sáng. 4. Phương pháp thí nghiệm. Thí nghiệm là phương pháp được sử dụng thông dụng trong dạy học môn Khoa học vìđây là môn học tích hợp kỹ năng và kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm ( Vật lý, Hoáhọc, Sinh học ). 4.1. Tác dụng của phương pháp thí nghiệmĐối với học viên tiểu học, tư duy trực quan đơn cử còn chiếm lợi thế, thí nghiệmtuy không nhiều trong chương trình nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra niềmtin có cơ sở khoa học vào kiến thức và kỹ năng mới. Học sinh dễ hiểu những hiện tượng kỳ lạ phức tạp, dođó kích thích được sự mê hồn khoa học và hứng thú học tập. – Trong quy trình thực thi thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, họcsinh quan sát, phán đoán, nghiên cứu và phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những Tóm lại khoahọc, những thao tác tư duy được tăng trưởng : – Việc làm thí nghiệm góp thêm phần hình thành cho học viên kiến thức và kỹ năng kỹ xảo thựchành và vận dụng tri thức vào thực tiễn. 4.2. Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học : – Khác với những lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ khám phá những hiện tượng kỳ lạ về địnhtính mà chưa đi sâu vào định lượng. – Các thí nghiệm trong chương trình Khoa học lớp 4,5 hoàn toàn có thể phân thành những loạisau : + Loại nghiên cứu và điều tra mối quan hệ giữa nguyên do và kết qủa. + Loại điều tra và nghiên cứu điều kiện kèm theo ( cái này là điều kiện kèm theo của cái kia ). + Loại điều tra và nghiên cứu đặc thù của vật. 4.3. Cách thức sử dụng : Thí nghiệm hoàn toàn có thể triển khai theo trình tự sau : Bước 1 : Xác định mục tiêu thí nghiệm14Việc xác lập đúng mục tiêu thí nghiệm là rất quan trọng, giúp cho việc biểudiễn thí nghiệm đúng tiềm năng đề ra, thí nghiệm đạt được hiệu suất cao cao. Bước 2 : Vạch kế hoạch thí nghiệm : Giáo viên cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện kèm theo để tiếnhành thí nghiệm. Đồng thời phải vạch được kế hoạch đơn cử : làm gì trước ? làm gì sau ? thực thi thao tác gì trên vật nào ? quan sát tín hiệu gì ? ở đâu ? bằng giác quan nào hoặcbằng phương tiện đi lại gì ? Mặt khác, việc vạch kế hoạch thí nghiệm một cách đúng đắn hoàn toàn có thể khắc phụcđược 1 số ít khó khăn vất vả khi gặp những bài học kinh nghiệm có nhiều thí nghiệm chứng tỏ mà thờigian ở lớp hạn chế. Bước 3 : Tiến hành thí nghiệm : – Giáo viên ra mắt dụng cụ thí nghiệm, cách sắp xếp, lắp rắp thí nghiệm, đề ranhững mâu thuận nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của học viên so với thí nghiệm. Có thể tổ chức triển khai cho HS thực thi thí nghiệm theo từng cá thể, theo nhóm hoặc cả lớptùy theo tiềm năng, đặc thù của từng thí nghiệm. – Giáo viên cần sử dụng mạng lưới hệ thống câu hỏi dẫn dắt tương thích với tiến trình thí nghiệm ( câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi làm thí nghiệm ). Bước 4 : Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tiễn : ở bước này giáo viên hoặc hocsinh nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra những Tóm lại khoa học. Giáo viên nêu một sốứng dụng trong đời sống có tương quan đến thí nghiệm hoặc lý giải một số ít hiệntượng xẩy ra trong tự nhiên. 4.3. Một số nhu yếu khi sử dụng phương pháp thí nghiệm * Đối với thí nghiệm : – Thí nghiệm phải bảo vệ tính vừa sức, rõ ràng, hiệu suất cao và bảo đảm an toàn. – Các thiết bị cần bảo vệ tính khoa học và tính trực quan. * Đối với giáo viên : + Khi màn biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tổng thể học viên đều nhìn rõ những bộphận và những chi tiết cụ thể chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho họcsinh quan sát. + Thí nghiệm phải bảo vệ thành công xuất sắc : Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng chuđáo và thử đi thử lại nhiều lần. + Phải chuẩn bị sẵn sàng chu đáo mạng lưới hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm. + Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp một cách hài hòa và hợp lý những PPDH khác. 4.4. Ví dụ minh họaBài 30 ” Làm thế nào để biết có không khí ? ” ( Khoa học 4 ) I. Mục tiêu : Sau bài học kinh nghiệm HS biết : – Không khí sống sót khắp nơi trên trái đất15 – Làm thí nghiệm để chứng tỏ không khí có ở quanh mọi vật và những chỗ rỗng trongcác vật. – Hiểu khái niệm khí quyểnII. Đồ dùng dạy học : – Chuẩn bị những vật dụng DH theo nhóm : những túi ni lông, dây chun, đinh ( hoặc tămnhọn ), chậu, chai không, miếng bọt biển hoặc một mẩu đất khô. III. Hoạt động dạy họcHoạt động 1 : TN chứng tỏ không khí có ở quanh mọi vậtMục tiêu : Phát hiện sự sống sót của không khí và không khí có ở quanh mọi vật. Cách thức triển khai : – GV chia HS thành những nhóm, nhu yếu những nhóm sẵn sàng chuẩn bị những dụng cụ TN : túi nilông nhỏ, dây chun. GV hướng dẫn những nhóm làm cho không khí vào đầy túi ni lông rồi lấy dây chunbuộc lại. – Các nhóm vấn đáp thắc mắc : – Cái gì đã làm cho túi ni lông căng phồng ? – Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ? GV hướng dẫn HS lấy đinh ( hoặc tăm nhọn ) đâm thủng túi ni lông đang căng phồngHiện tượng gì đã xảy ra ? để tay lên chỗ thủng ta có cảm xúc gì ? Qua TN trên tất cả chúng ta hoàn toàn có thể rút ra Kết luận gì ? Hoạt động 2 : Thí nghiệm chứng tỏ không khí có trong những chỗ rỗng của mọivật. Mục tiêu : HS biết được không khí có ở khắp nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của vật. Cách triển khai : GV nhu yếu những nhóm sẵn sàng chuẩn bị những dụng cụ TN lên bàn : chậu thuỷ tinh, chai rỗng, miếng bọt biển ( hoặc mẩu đất khô ) Câu hỏi trước khi làm TN : Điều gì sẽ xảy ra khi ta nhúng chìm chai rỗng và miếngbọt biển vào chậu nước ? – Các nhóm thực thi TN, quan sát và miêu tả hiện tượng kỳ lạ khi nhúng chìm chai vàmiếng bọt biển vào chậu nước. – Các nhóm báo cáo giải trình tác dụng và lý giải tại sao có nhiều khủng hoảng bong bóng khí thoát ra từmiệng chai và tại sao có nhiều bọt nước nhỏ li ti thoát ra từ miếng bọt biển qua 2 thínghiệm. Qua những thí nghiệm trên tất cả chúng ta hoàn toàn có thể rút ra Kết luận gì về sự sống sót của không khí ? 16K ết luận : Không khí có ở khắp nơi : ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trongcủa vật. Hoạt động 3 : Tìm hiểu khái niệm khí quyển – GV cho HS khám phá khái niệm khí quyển và tìm 1 số ít ví dụ chứng tỏ không khícó ở khắp nơi. 5. Phương pháp thực hànhPhương pháp thực hành thực tế được sử dụng phổ cập trong dạy học những môn về TN-XH, nhất là những bài có nội dung về giáo dục sức khoẻ. * Tác dụng của phương pháp thực hành-Củng cố những kỹ năng và kiến thức mà học viên đã lĩnh hội-Hình thành, củng cố kỹ năng và kiến thức cho học sinh-Hình thành một số ít thói quen tốt cho học sinh-Làm cho giờ học sinh động, học viên học tập hứng thú, tích cực * Cách thức sử dụng-Thực hành hoàn toàn có thể thực thi trong tiết học : thực hành thực tế rửa mặt, thực hành thực tế đánh răng, thực hành thực tế quét dọn lớp học. – Thực hành hoàn toàn có thể triển khai ngoài lớp học như : thực hành thực tế vệ sinh trường học, vệ sinhnhà ở, vệ sinh môi trường tự nhiên ở địa phương. – Có thể tổ chức triển khai cho học viên thực hành thực tế theo cá thể, theo nhóm, cả lớp – Thực hành hoàn toàn có thể tổ chức triển khai dưới dạng game show học tập. Ví dụ game show ” Dự báo thờitiết ” * Ví dụ về sử dụng phương pháp thực hànhBài 7. Thực hành : Đánh răng và rửa mặt ( TN-XH 1 ) I. Mục tiêu – Giúp học viên biết đánh răng và rửa mặt đúng cách – Biết vận dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá thể hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học-GV : sẵn sàng chuẩn bị quy mô hàm răng, bàn chải, kem đánh răng, chậu rửa mặt, xà phòngthơm, những xô chậu đựng nước sạch. HS : Mỗi học viên chuẩn bị sẵn sàng 1 bàn chải, cốc, khăn mặtIII. Hoạt động dạy họcHoạt động 1 : Thực hành đánh răngMục tiêu : giúp học viên biết đánh răng đúng cáchCách thực thi : Bước 1 : Làm việc cả lớpGV cho học viên quan sát quy mô hàm răng và đặt câu hỏi : 17 – Đâu là mặt trong của răng ? – Đâu là mặt ngoài của răng ? – Đâu là mặt nhai của răng ? Một số học viên chỉ vào quy mô hàm răng và trả lờiHàng ngày những em chải răng như thế nào ? ( gọi một số ít HS vấn đáp và lên làm thử cácđộng tác chải răng bằng bàn chải GV mang đến lớp, trên quy mô hàm răng. Một số họcsinh nhận xét bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai. GV hỏi cả lớp : Cách chải răng như thế nào là đúng ? GV làm mẫu lại động tác đánh răng với quy mô hàm răng, đồng thời lý giải cáchlàm : + Chuẩn bị cốc và nước sạch + Lấy kem đánh răng vào bàn chải + Chải răng theo hướngđưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên + Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. + Súc miệng kỹ + Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng nơi qui định sau khi đánh răng. Bước 2 : Làm việc cá nhânLần lượt từng cá thể thực hành thực tế đánh răng theo hướng dẫn trên của GV. GV theo dõi, hướng dẫn, giúp học viên đánh răng đúng cách. Hoạt động 2 : Thực hành rửa mặtMục tiêu : giúp HS biết rửa mặt đúng cáchCách triển khai : Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớpGV nêu câu hỏi : Ai hoàn toàn có thể cho cả lớp biết : rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợpvệ sinh nhất ? Vì sao ? Một số học viên vấn đáp thắc mắc và triển khai động tác rửa mặt, cả lớp nhận xét đúng, sai. GV lý giải và hướng dẫn cách rửa mặt hợp vệ sinh : + Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch. + Rửa tay sạch bằng xà phòng + Dùng hai bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt, xoa kỹ xung quanh mắt, trán, hai má, miệng và cằm + Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau những nơi khác. + Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ. + Cuối cùng giặt khăn mặt phẳng xã phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo, thoáng. 18B ước 2 : Từng học viên thực hành thực tế rửa mặt theo hướng dẫn của GV ( nếu đủ điều kiệnvề vệ sinh ) Dặn dò : GV nhắc nhở học viên đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tốisau khi ăn, tiếp tục rửa mặt thật sạch bằng nước sạch, khăn sạch. 6. Phương pháp đàm đạo. Thảo luận là sự đàm đạo, trao đổi quan điểm giữa giáo viên và học viên, giữa học sinhvới nhau về một yếu tố học tập hoặc một yếu tố về đời sống. Trong dạy học những môn về TN-XH, luận bàn được sử dụng thoáng rộng : Thảo luậncó thể là một phần của bài học kinh nghiệm để tìm tòi, xác lập yếu tố hoặc để đánh giá và nhận định, đánh gíamột yếu tố. Về hình thức, luận bàn hoàn toàn có thể được triển khai theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp. * Thảo luận cả lớp : Khác với phương pháp hỏi đáp, khi tổ chức triển khai cho học viên tranh luận cả lớp học sinhgiữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và vấn đáp. Nếu một yếu tố đưa ra được phântích ở nhiều góc nhìn và có những quan điểm trái ngược nhau Open phải tranh luận sôinổi mới tìm ra Kết luận, đó là những tín hiệu chứng tỏ giáo viên sử dụng phương phápthảo luận thành công xuất sắc. Muốn luận bàn thành công xuất sắc giáo viên cần phải đặt kế hoạch một cách cẩn trọng, trước hết ở khâu lựa chọn chủ đề đàm đạo. Chủ đề luận bàn được lựa chọn hoàn toàn có thể làchủ đề mở, hoàn toàn có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều góc nhìn theo những quan điểmkhác nhau. Ví dụ : Chúng ta nên ẩm thực ăn uống như thế nào để khung hình khoẻ mạnh ? ( TN-XH 2 ) Bạn đã làm gì để môi trường tự nhiên xung quanh nhà bạn thật sạch ? ( TN-XH 2 ) – Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những game show gì ? Tại sao ? ( TN-XH3 ). v.v Sau khi nêu chủ đề cần tranh luận cho cả lớp, giáo viên hoàn toàn có thể lấy ý thức xungphong hoặc cử một học viên nói tiên phong. Giáo viên theo dõi tiến triển của cuộc thảoluận, hướng quan điểm của học viên theo đúng kế hoạch dự kiến. * Thảo luận nhóm : Thảo luận nhóm tạo điều kiện kèm theo để học viên trình diễn quan điểm, quan điểm của mình vềmột yếu tố học tập trong một khoảng chừng thời hạn nhất định. Từng thành viên trong nhómcó thể bày tỏ quan điểm của mình, cùng lắng nghe quan điểm của những bạn khác để hoàn thànhnhiệm vụ chung của cả nhóm. * Cách thức thực thi : Thảo luận nhóm hoàn toàn có thể thực thi theo những bước sau : – Chia nhóm : tuỳ theo số lượng học viên trong lớp mà GV hoàn toàn có thể chia nhóm cho phùhợp, hoàn toàn có thể chia theo vị trí bàn học 2 hoặc 4, hoặc 6 học viên. 19 – Tổ chức cho HS bàn luận nhóm : Ổn định tổ chức triển khai, giao trách nhiệm bàn luận cho cácnhóm trải qua phiếu học tập hoặc lời hướng dẫn trực tiếp của GV. Các nhóm tiến hànhbàn bạc bàn luận để hoàn thành xong trách nhiệm được giao, GV theo dõi hoạt động giải trí của cácnhóm, kịp thời trợ giúp những nhóm gặp khó khăn vất vả. – Tổ chức cho học viên báo cáo giải trình hiệu quả bàn luận nhóm : Kết thúc thời hạn thảo luậnnhóm đại diện thay mặt những nhóm lên trình diễn hiệu quả đàm đạo của nhóm mình. Cả lớp lắngnghe, bổ trợ quan điểm. Trên cơ sở quan điểm của học viên, GV nhận xét, đưa ra kết luậnchung. Để tranh luận nhóm có tác dụng, giáo viên cần tập cho học viên cách thao tác trongnhóm, từ việc chia nhóm, cử nhóm trưởng, đại diện thay mặt nhóm để trình diễn tác dụng làm việctrước lớp. Ví dụ : Bài 32 ” Làng quê và đô thị ” ( TN-XH3 ) Khi dạy bài này giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức triển khai cho học viên bàn luận nhóm như sau : + Giáo viên chia học viên thành từng nhóm ( mỗi nhóm từ 4-6 em ), phát phiếugiao việc cho từng nhóm ( phiếu giao việc của những nhóm như nhau ). Nội dung phiếugiao việc như sau : Em hãy quan sát những hình 1,2,3 trang 62 SGK để tìm ra sự khác biệtgiữa làng quê và đô thị rồi ghi vào bảng sau : Đặc điểm Làng quê Đô thị – Phong cảnh, nhà cửa, – Hoạt động sống hầu hết củanhân dân. – Đường sá, hoạt động giải trí giaothông. + Các nhóm không thay đổi tổ chức triển khai, thực thi bàn luận để tìm ra những đặc trưng củalàng quê và đô thị về cảnh sắc, lao động sống của con ngưòi, hoạt động giải trí giao thông vận tải. Giáo viên theo dõi hoạt động giải trí của những nhóm, trợ giúp những nhóm gặp khó khăn vất vả, hướngviệc luận bàn của những em vào những yếu tố trọng tâm, cơ bản. + Đại diện những nhóm báo cáo giải trình tác dụng thao tác của nhóm mình, những nhóm khác bổsung quan điểm. + Giáo viên Tóm lại về đặc thù của làng quê và đô thị : ở làng quê, người dânthường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và những nghề thủ công bằng tay, ; xungquanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, ; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qualại. ở đô thị, người dân thường đi làm trong những văn phòng, shop, xí nghiệp sản xuất, nhà ởtập trung san sát ; đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại. Tiếp đó, giáo viên cho học viên liên hệ mình sống ở làng quê hay đô thị. Để củng cố bài học kinh nghiệm giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức triển khai game show ” Ai nhanh hơn ? ” GV hoặc HS sưu tầm tranh vẽ về làng quê và đô thị. GV chia lớp thành 2 đội, pháttranh ảnh về làng quê và đô thị cho 2 đội. 20C ách chơi như sau : Khi GV hô ” mở màn ! ” 2 đội phải nhanh gọn chọn và dán ảnhvề làng quê hay đô thị vào vị trí thích hợp. Đội nào dán được nhiều tranh về làng quê vàđô thị hơn thì đội đó thắng cuộc. 7. Phương pháp tìm hiểu. Điều tra là tìm tòi, tò mò về một yếu tố và để tìm ra câu vấn đáp cho một vấnđề buộc học viên phải triển khai một hoạt động giải trí : sưu tầm thông tin, sắp xếp những thôngtin đó, rút ra Kết luận. Cũng hoàn toàn có thể nói tìm hiểu tức là tìm câu vấn đáp nhờ sưu tầm vàphân tích những thông tin, những số liệu. Để hướng dẫn học viên học tập theo phương pháp tìm hiểu, giáo viên cần lựa chọncác yếu tố tương thích với trình độ học viên, cần dự kiến trước và lên kế hoạch hướng dẫnhọc sinh : + Thu thập thông tin ở đâu ? Như thế nào ? Cách ghi chép thế nào ? Cách phântích, xử lí thông tin, rút ra Kết luận như thế nào ? + Về tổ chức triển khai, giáo viên hoàn toàn có thể giao trách nhiệm đơn cử cho từng học viên hoặc từngnhóm học viên. Điều tra là một cách học tích cực, trong đó coi trọng việc tổ chức triển khai hoạt động giải trí độclập cho học viên, những em được tích cực tham gia vào hàng loạt quy trình học tập từ việcxác định yếu tố đến việc rút ra Tóm lại. Trong qúa trình đó những em còn được rèn luyệncách tâm lý có phê phán. Một số bài học kinh nghiệm hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tìm hiểu như : – Tỉnh ( Thành phố ) nơi bạn đang sống ( TN-XH 3 ). – Hoạt động nông nghiệp ( TN-XH 3 ). – Hoạt động công nghiệp, thương mại ( TN-XH 3 ) – Vệ sinh môi trường tự nhiên ( TN-XH 3 ) – Ôn tập : Xã hội ( TN-XH 3 ) – Tìm hiểu lịch sử vẻ vang, địa lý địa phương – Tìm hiểu con người và môi trườngIII. VẤN ĐỀ LỰACHỌN, VẬN DỤNG PPDH CÁC MÔN VỀ TN-XH. Do nội dung những môn về TN-XH rất đa dạng chủng loại và phong phú nên những phương phápdạy học những môn học này cũng rất phong phú. Bản thân mỗi phương pháp dạy học trên đâydều có những ưu và điểm yếu kém nhất định, không có phương pháp nào được coi là vạnnăng. Do đó, trong quy trình dạy học người giáo viên cần vận dụng chúng rất là linhhoạt, bảo vệ cho học viên học tập tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo, hứng thú. Khi lựa chọn phương pháp cho một bài dạy đơn cử, cần phải chú ý quan tâm 1 số ít vấn đềsau : + Các phương pháp sẽ dùng có tương thích với tiềm năng bài dạy không ? 21 + Nội dung bài học kinh nghiệm này nên sử dụng những phương pháp dạy học nào ? Phươngpháp nào là chủ yếu, phương pháp nào là tương hỗ ? + Để sử dụng phương pháp này giáo viên và học viên cần phải chuẩn bị sẵn sàng những đồdùng dạy học gì ? + Trình độ học viên trong lớp có tương thích với phương pháp mà giáo viên sẽ sửdụng không ? + Mỗi giáo viên lên lớp có quyền quyết định hành động lựa chọn những phương pháp thíchhợp. Vấn đề cơ bản là cần biết lựa chọn những phương pháp dạy học nào tạo điều kiệnđể học viên được tham gia vào hoạt động giải trí sở hữu kỹ năng và kiến thức một cách tối đa phù hợpvới trình độ nhận thức của những em. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH1. Ý nghĩa của phương tiện đi lại dạy học những môn về TN-XH. Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi nhận thức cảm tính còn chiếm lợi thế, do đóphương tiện dạy học có vai trò rất lớn. Các môn về TN-XH có nhiều phương tiện đi lại dạy học nhất so với những môn học khác ởtrường tiểu học cả về số lượng và chủng loại. Có tới 90 % số tiết cần sử dụng đồ dùngdạy học ở những mức độ khác nhau. Các phương tiện đi lại dạy học có tính năng : – Giúp cho học viên thu nhận thông tin về những sự vật, hiện tượng kỳ lạ một cách sinhđộng, vừa đủ, đúng mực, qua đó những em đễ hiểu, dễ nhớ kỹ năng và kiến thức mới. – Kiểm tra lan rộng ra, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được. Phát triển hứng thúnhận thức, năng lượng quan sát, năng lượng nghiên cứu và phân tích, tổng hợp những hiện tượng kỳ lạ. – Giúp cho giáo viên có điều kiện kèm theo thuận tiện để trình diễn bài giảng một cách sinhđộng, không thiếu, thâm thúy. Như vậy, những phương tiện đi lại dạy học nếu được sử dụng đúng đắn sẽ góp thêm phần tích cựcvào việc nâng cao hiệu suất lao động của giáo viên và học viên. 2. Phân loại phương tiện đi lại dạy học những môn về TN-XH. Phương tiện dạy học những môn về TN-XH rất đa dạng và phong phú và phong phú, mỗi loại cónhững tính năng, ưu điểm khác nhau. 2.1. Bản đồ, quả địa cầu, sơ đồ, lược đồ : Đây là những phương tiện đi lại dạy học khôngthể thiếu được để giảng dạy những kiến thức và kỹ năng về địa lý, lịch sử dân tộc. Học sinh tiểu học cần phảihiểu được rằng Trái đất được biểu lộ trên map và quả địa cầu. Một trong những kỹnăng địa lý quan trọng mà giáo viên tiểu học cần hình thành cho học viên là kiến thức và kỹ năng sửdụng map, quả địa cầu, sơ đồ, lược đồ, biểu bảng. 2.2. Vật thật : Các vật thật được sử dụng thoáng đãng trong những môn TN-XH như những loạiđộng, thực vật tươi sống, những vật mẫu khoáng sảnTrong những vật dụng trực quan thì những vật thật thường có nhều ưu điểm hơn cả vìnó giúp cho việc hình thành hình tượng sinh động nhất về những sự vật hiện tượng kỳ lạ. Đặcbiệt với những vật tươi sống còn được cho phép hình thành ở học viên hình tượng không thiếu nhất vì22với chúng giáo viên hoàn toàn có thể hấp dẫn tối đa những giác quan của học viên vào quy trình quansát. 2.3. Tranh ảnh : Trong những trường hợp học viên không hề quan sát trực tiếp những sựvật hiện tượng kỳ lạ thì ta thường dùng tranh vẽ để sửa chữa thay thế. Tranh ảnh nhiều khi có tácdung làm đơn giản hoá những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, làm cho chúng rõ ràng, dễ hiểu, dễ quansát so với học viên. 2.4. Mô hình : Mô hình tạo ra những hình ảnh đơn cử của những sự vật hoặc hiệntượng, bộc lộ được vị trí trong khoảng trống của chúng. Mô hình thường được đắp nổinhư hình ảnh của những vật thật nhưng có size nhỏ hoặc to hơn. Ngoài những quy mô tĩnh, người ta còn sử dụng những quy mô động để miêu tả mộtquá trình của một hiện tượng kỳ lạ nào đó : Mô hình bộc lộ sự tiêu hoá thức ăn, mô hìnhbiểu thị sự hoạt động của toàn cầu quanh trục của nó và quanh mặt trời. 2.5. Dụng cụ thí nghiệm : Đây là những phương tiện đi lại không hề thiếu được trong dạyhọc môn Khoa học. Những dụng cụ thí nghiệm thường dùng trong môn Khoa học như : Đèn cồn, những loại cốc, chai, lọ, chậu thuỷ tinh trong suốt, những ống nghiệm có hình dạng, kích cỡ khác nhau2. 6. Các phương tiện đi lại nghe – nhìn : Phim đèn chiếu, phim video, máy tính Cácphương tiện nghe nhìn có ưu điểm là trong một khoảng chừng thời hạn ngắn hoàn toàn có thể cung cấpcho học viên một lượng thông tin lớn một cách rất sinh động. 3. Tự làm vật dụng dạy học. Trong bất kể điều kiện kèm theo kinh tế tài chính nào thì việc tự làm những vật dụng dạy học luôn đóngmột vai trò quan trọng, ngay cả ở những nước tăng trưởng người ta vẫn khuyến khích giáoviên và học viên làm vật dụng học tập. Đồ dùng dạy học tự làm không chỉ có ý nghĩa vềkinh tế mà còn có ý nghĩa về giáo dục. * Các hướng tự làm vật dụng dạy học : – Tự sưu tầm tranh vẽ, tư liệu ship hàng cho môn học những bức tranh, ảnh màu, bưuthiếp về vạn vật thiên nhiên, về những danh lam thắng cảnh, những danh nhân, những anh hùng dân tộc bản địa. – Chương trình môn TN-XH ở những lớp 1,2,3 bao hàm những nội dung học tập vàtìm hiểu về địa phương, ngoài những vật dụng dạy học do cơ quan chức năng đã sảnxuất, BGH nhà trường và tập thể giáo viên học viên cần tích cực tham gia thuthập góp phần tư liệu Giao hàng cho môn học. Ví dụ : Sơ đồ nhà trường, sơ đồ cỗ máy tổchức nhà trường, tư liệu về truyền thống cuội nguồn nhà trường. Sơ đồ, lược đồ, làng, xã, Q. ( huyện ), tỉnh ( thành phố ). Các hình ảnh tư liệu về động thực vật đặc trưng, những danh lam thắng cảnh, cáchoạt động kinh tế, phương tiện đi lại giao thông vận tải, di tích lịch sử lịch sử vẻ vang văn hoá địa phương. * Tự vẽ tranh. 4. Yêu cầu so với phương tiện đi lại dạy học những môn TN-XH. 23D ù mô hình nào, nguồn cung ứng nào, những phương tiện đi lại dạy học những môn TN-XHcũng phải bảo vệ được tính khoa học và tính sư phạm. Thể hiện : – Phải tiềm ẩn những thông tin cần học, những thông tin bảo vệ đúng mực, phùhợp với trình độ học tập của học viên. – Phải là công cụ để giáo viên tổ chức triển khai, chỉ huy những hoạt động giải trí học tập cho học viên. – Phải kích thích hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, dữ thế chủ động, sáng tạocủa học viên. – Đồ dùng dạy học phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. – Bất kỳ vật dụng dạy học nào phải khai thác tối đa hiêụ quả sử dụng của nó. – Đảm bảo tính thẩm mỹ và nghệ thuật, tính trực quanCÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II1. Phân tích khuynh hướng thay đổi phương pháp dạy học những môn vềTN-XH. 2. Cho ví dụ về tổ chức triển khai cho học viên quan sát trong dạy học những môn vềTN-XH. 3. Cho ví dụ về tổ chức triển khai cho học viên đàm đạo nhóm trong dạy học những môn về TN-XH. 4. Cho ví dụ về phương pháp thí nghiệm trong dạy học những môn về TN-XH. 5. Tại sao trong quy trình dạy học những môn TN-XH, giáo viên cần vận dụng phối hợpcác phương pháp dạy học khác nhau. Cho ví dụ minh hoạ. 6. Trình bày ý nghĩa, phương pháp sử dụng phương tiện đi lại dạy học những môn TN-XH. Chương IIIHÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XHI. SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XHCác môn về TN-XH cũng giống như những môn học khác ở trong trường tiểu họcnước ta, được triển khai theo hình thức lớp – bài. Đây là hình thức dạy học cơ bản nhấtvì những kiến thức và kỹ năng được truyền thụ một cách có mạng lưới hệ thống. Chỉ có trải qua giờ lên lớp cácnguyên tắc, phương pháp dạy học và giáo dục mới được thực thi một cách ngặt nghèo, bảo vệ sự tăng trưởng cá thể trải qua tập thể lớp. Do đó phần đông thời hạn củachương trình những môn về TN-XH dành cho việc lên lớp. Tuy nhiên ngoài hình thức lên lớp còn có những hình thức tổ chức triển khai dạy học khác nhưbài giảng ngoài vạn vật thiên nhiên, thăm quan. Dưới đây là những hình thức tổ chức triển khai dạy họccơ bản được sử dụng trong dạy học những môn về TN-XH theo niềm tin thay đổi phươngpháp dạy học. 1. Dạy học trên lớpTrong dạy học những môn TN-XH hoàn toàn có thể vận dụng ba hình thức tổ chức triển khai dạy họctrên lớp : dạy học cá thể, dạy học theo nhóm, dạy học hàng loạt cả lớp. 1.1. Dạy học theo nhóm24a. Ưu điểm : – Là hình thức tổ chức triển khai dạy học rất sinh động. Cụ thể : + Khi thao tác theo nhóm học viên hoàn toàn có thể học hỏi lẫn nhau. Từng em trong nhóm cóthể thể hiện quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của những bạn để cùng triển khai xong nhiệmvụ chung của cả nhóm. Qua đó, rèn cho HS kỹ năng và kiến thức tiếp xúc, sự hợp tác, tương hỗ lẫnnhau trong học tập. + Giáo viên và học viên đều phải đổi khác cách dạy và cách học theo hướng tích cực. + Học sinh học tập tích cực, độc lập, không còn là những người tiếp thu kiến thứcmột cách thụ động, biết tìm tòi phát hiện tri thức của bài học kinh nghiệm bằng chính hoạt động giải trí củamình. + Giáo viên có điều kiện kèm theo quan sát theo dõi và giúp sức những hoạt động giải trí của học viên, nhất là những học viên, những nhóm gặp khó khăn vất vả trong khi thực thi việc làm đượcgiao. b. Chia nhóm và tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhóm : * Chia nhóm : Có thể thực thi chia nhóm theo những cách như sau : + Gọi số : + Chia từng cặp một + Dùng hình tượng hoặc sắc tố * Tổ chức hoạt động giải trí nhóm : Trong nhóm thường có những thành phần : – Người tinh chỉnh và điều khiển, người ghi chép, người báo cáo giải trình, những thành viên khác. Các học viên trong nhóm lần lượt thay nhau đóng vai trò những thành viên trên. * Yêu cầu khi hoạt động giải trí nhóm : Các thành viên phải tuân thủ sự tinh chỉnh và điều khiển của trưởng nhóm, mọi người ngồi hướngvào nhau, chú ý lắng nghe quan điểm của người khác. Lần lượt từng thành viên đưa ra ýkiến của mình, cả nhóm trao đổi đưa ra quan điểm thống nhất. * Nhiệm vụ của giáo viên trong quy trình dạy học theo nhóm. – Hướng dẫn, điều khiển và tinh chỉnh những hoạt động giải trí học tập của học viên trong từng nhóm. – Theo dõi diễn biến việc làm của những nhóm, kịp thời giúp sức những nhóm gặp khókhăn. c. Một số điều kiện kèm theo để dạy học theo nhóm có hiệu suất cao. – Về phía giáo viên : + Cần sẵn sàng chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học, dự kiến trước những trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra trongkhi học viên học tập theo nhóm. Trước hết giáo viên cần phải đặt kế hoạch để làm việcvới từng nhóm, dự kiến thao tác với nhóm nào trước, nhóm nào sau, lý giải rõ ràngcông việc của những nhóm. 25
Source: https://thomaygiat.com
Category: Hỏi Đáp
Máy Giặt Electrolux Lỗi E-45 Kiểm Tra Ngay!
Mục ChínhMáy Giặt Electrolux Lỗi E-45 Kiểm Tra Ngay!Định Nghĩa Mã Lỗi E-45 Máy Giặt ElectroluxNguyên nhân lỗi E-45 máy giặt Electrolux1. Cảm biến cửa…
Hướng dẫn sửa Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 chi tiết và an toàn
Mục ChínhHướng dẫn sửa Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 chi tiết và an toànLỗi H-28 Trên Tủ Lạnh Sharp Là Gì?Dấu Hiệu Nhận Biết Lỗi…
Máy giặt Electrolux gặp lỗi E-44 điều bạn nên làm
Mục ChínhMáy giặt Electrolux gặp lỗi E-44 điều bạn nên làmĐịnh nghĩa mã lỗi E-44 máy giặt Electrolux5 Nguyên nhân gây ra mã lỗi E-44…
Khắc phục sự cố Lỗi H27 trên tủ lạnh Sharp
Mục ChínhKhắc phục sự cố Lỗi H27 trên tủ lạnh SharpĐịnh nghĩa mã lỗi H-27 tủ lạnh SharpTầm quan trọng của việc hiểu mã lỗi…
Lỗi E-42 máy giặt Electrolux tự kiểm tra an toàn
Mục ChínhLỗi E-42 máy giặt Electrolux tự kiểm tra an toànĐịnh nghĩa lỗi E-42 trên máy giặt ElectroluxNguyên nhân gây ra lỗi E-42 máy giặt…
Tủ lạnh Sharp lỗi H12 khi nào nên gọi thợ
Mục ChínhTủ lạnh Sharp lỗi H12 khi nào nên gọi thợĐịnh nghĩa mã lỗi H12 trên tủ lạnh SharpDấu hiệu nhận biết mã lỗi H12Nguyên…