Trẻ 17 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bạn đang đọc: Trẻ 17 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Tâm lý trẻ 17 tháng tuổi đã có thể có những phát triển nhất định về mặt thể chất, nhận thức qua từng ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã biết thế giới xung quanh nhiều điều mới lạ và không ngừng khám phá. Do đó, cha mẹ cần biết các cột mốc phát triển của con theo từng lứa tuổi, nhằm có sự chăm sóc và hỗ trợ toàn diện nhất.

1. Sự phát triển thể chất, vận động của trẻ 17 tháng tuổi

Đây là giai đoạn khi sự phát triển thể chất trong cơ thể nhỏ bé của trẻ đột nhiên được cải thiện với tốc độ nhanh chóng nên cần được chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 17 tháng tuổi. Một số điều mà cha mẹ có thể nhận thấy là:

  • Cân nặng và chiều cao: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trọng lượng trung bình của một đứa trẻ 17 tháng tuổi là 10kg đối với bé gái và 10,8kg đối với bé trai. Chiều cao trung bình của trẻ 17 tháng tuổi là 80cm đối với bé gái và 81cm đối với bé trai.
  • Tự đi lại trên hai chân: Trẻ 18 tháng tuổi đã có thể tự đi lại trong năm phát triển thứ hai với sự hỗ trợ rất ít từ người lớn. Mặc dù đôi khi bước đi còn chưa vững, trẻ vẫn thường té ngã nhưng sẽ biết cách tự đứng lên. Khi bị dìu dắt và kiểm soát, trẻ cũng sẽ khăng khăng tự đi bộ độc lập.
  • Leo trèo: Đôi khi, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ luôn cố gắng leo trèo ra khỏi giường của mình. Khi được thả chạy chơi tự do, trẻ cũng sẽ thử nghiệm leo trèo trên mọi thứ hãy cố gắng với lấy bất cứ thứ gì ở trên cao.
  • Tự múc ăn: Trẻ đã biết cách tự cho vào miệng những món ăn yêu thích và từ chối những món không thích. Một số trẻ biết cách cầm thìa để xúc lấy đồ ăn nhưng khi đưa vào miệng có thể chưa chính xác. Tuy nhiên, khi làm điều này với những ngón tay, bàn tay trẻ đã trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Thậm chí, trẻ luôn có khuynh hướng cho vào miệng tất cả mọi thứ trong tầm với.
  • Cởi quần áo: Trẻ biết cách tự cởi trang phục trên người như nón mũ, mắt kính, khăn choàng, tã bỉm hay quần áo đơn giản. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tự thực hiện điều này cho chính mình.

trẻ trai bé trai khóc

2. Sự phát triển nhận thức và tâm lý trẻ 17 tháng tuổi

Song song với sự phát triển về sức khỏe thể chất, trẻ đã có những cột mốc về sự phát triển nhận thức và xúc cảm nhất định như sau :

  • Phân biệt được người quen và người lạ: Trong giai đoạn này, trẻ 17 tháng tuổi không chỉ biết ứng dụng những khả năng thể chất của mình khám phá thế giới xung quanh mà còn khám phá ra được các mối quan hệ và cũng sẽ bắt đầu nhận ra những khuôn mặt quen thuộc. Ngược lại, trẻ sẽ tỏ vẻ sợ hãi, né tránh khi tiếp xúc với người lạ. Do đó, cha mẹ cần cho phép trẻ có thời gian làm quen và tương tác. Trẻ sẽ tìm cách kết bạn và tương tác với người khác trong thời gian và tốc độ của riêng mình.
  • Biết cách bày tỏ cảm xúc: Trẻ biết bày tỏ sự vui thích, yêu thương khi được âu yếm, chiều chuộng. Trái lại, trẻ cũng biết la hét, cáu gắt, khóc lóc khi tức giận hay không hài lòng. Hơn nữa, trẻ cũng có thể sử dụng các biện pháp vật lý như đánh đập và cắn khi bé bực bội. Những thái độ này của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng trong môi trường giao tiếp xung quanh mà trẻ quan sát thấy.
  • Nhận thức quyền sở hữu: Trẻ đã nhận ra được những gì là của mình và không phải của mình. Với những thứ trẻ yêu thương, trẻ sẽ khó có khuynh hướng chia sẻ, bao gồm cả cha mẹ hay đồ chơi của mình.
  • Bày tỏ bằng ngôn ngữ, hành vi: Trẻ học được cách thể hiện bằng ngôn ngữ, hành vi. Dù vốn từ vựng còn khá đơn giản, trẻ biết cách tập nói, lặp lại những từ quen thuộc từ người lớn để thể hiện ý muốn hay bộc lộ qua hành vi để người khác hiểu được, như trẻ chỉ vào món đồ vật và muốn đòi lấy chúng.
  • Muốn được quyết định: Một số trẻ em ở độ tuổi này thậm chí đã bắt đầu đưa ra những quyết định nhỏ. Điều quan trọng là cha mẹ hay người chăm sóc cho phép trẻ được thực hiện những điều này. Tuy nhiên, khi đứa trẻ lớn lên, trẻ có thể biết cách tỏ vẻ tiêu cực nếu không được chấp nhận quyết định của mình hay bị phớt lờ. Người lớn cần giữ đúng lập trường và kiên định với trẻ ngay từ đầu để trẻ ý thức được quyết định nào đúng và quyết định nào sai.

Trẻ tập nói

Tóm lại, cha mẹ cần luôn nhớ rằng khi trẻ đã bắt đầu biết đi thì đây là giai đoạn trẻ đang khám phá và thử nghiệm mọi thứ xung quanh. Với trẻ 17 tháng tuổi, vì những kỹ năng thể chất phát triển chưa hoàn thiện, cha mẹ vẫn cần chú ý giữ cho bé tránh xa những gì nguy hiểm. Đồng thời, với những nhận thức, ý thức cá nhân dần hình thành, trẻ cần học hỏi rõ ràng những điều đúng sai từ đầu, hạn chế thỏa hiệp và nuông chiều trẻ. Trái lại, nếu trẻ 17 tháng chưa biết đi hay chưa biết làm những gì theo mô tả trên đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám sớm, nhằm phát hiện những bất thường trẻ chậm phát triển tiềm ẩn và kịp thời điều chỉnh, cho con những bước phát triển toàn diện như bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ 17 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ trợ cho trẻ những vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B, … giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt .

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Trẻ 17 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay