Lưu ý khi dùng thuốc nội tiết điều hòa kinh nguyệt

Thuốc nội tiết có thể được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt đối với phụ nữ thường xuyên bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, người dùng cần đi khám để được bác sĩ tư vấn các lựa chọn phù hợp, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khoảng cách giữa ngày đầu và ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 24 ngày hoặc nhiều hơn 38 ngày. Khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt chênh lệch hơn 20 ngày cũng là điểm báo bất thường. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều là bình thường trong vài năm đầu của kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt

2. Thuốc nội tiết có tác dụng điều hòa kinh nguyệt

Thuốc nội tiết thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt gồm có:

  • Thuốc tránh thai
  • Miếng dán tránh thai
  • Thuốc tránh thai đường tiêm
  • Vòng âm đạo
  • Dụng cụ tử cung nội tiết tố (IUD)

Các loại thuốc nội tiết cần được kê đơn trước khi sử dụng. Tùy vào nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thuốc kháng androgen là thuốc nội tiết có thể được sử dụng với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nhằm giảm bớt nồng độ testosterone trong cơ thể. Đôi khi, một loại thuốc điều trị tiểu đường metformin cũng được sử dụng để giảm nồng độ androgen trong cơ thể và khởi động lại quá trình rụng trứng. Nếu rối loạn kinh nguyệt là do rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp thì thuốc hormone tuyến giáp có thể có tác dụng điều chỉnh lại cân bằng hormone.

Uống thuốc tránh thai loại 21 ngày không đúng ngày có giảm tác dụng không?

3. Lưu ý khi dùng thuốc nội tiết điều hoà kinh nguyệt

3.1. Viên nén progesterone

Viên nén progesterone thường được sử dụng trong điều trị rong kinh. Chất progesterone có tác dụng ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung trước kỳ kinh nguyệt, làm giảm lượng máu kinh. Theo đó, viên nén progesterone được uống từ ngày thứ 7 đến 21 của chu kỳ kinh nguyệt.

3.2. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai progestin có thể được sử dụng để kiểm soát kinh nguyệt ra nhiều. Thuốc chứa progestin liều thấp được uống mỗi ngày, không nghỉ. Điều này thường khiến máu kinh trở nên không đều và đôi khi có thể ngừng kinh.

Thuốc tránh thai kết hợp được uống trong 21 ngày mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Hành kinh xảy ra trong 7 ngày nghỉ sau đó. Thuốc tránh thai kết hợp liều thấp có thể được uống liên tục. Sau sử dụng liên tục, người phụ nữ thường ngừng kinh nguyệt hoàn toàn hoặc chỉ hành kinh với lượng ít.

Tác dụng phụ sau dùng thuốc tránh thai bao gồm:

  • Phù nề
  • Đau đầu
  • Căng ngực
  • Huyết khối

Ngực đau và căng tức

3.3. Dụng cụ tử cung

Vòng tránh thai nội tiết (dụng cụ tử cung) được cấy vào tử cung trong khoảng 5 năm và giúp tránh thai bằng cách giải phóng một lượng liên tục hormone progestin gọi là levonorgestrel.

Các công dụng phụ thông dụng nhất của IUD nội tiết tố là :

  • Nổi mụn
  • Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh)
  • Thay đổi tâm trạng
  • Căng tức ngực
  • U nang buồng trứng lành tính

Thuốc nội tiết được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt, để tránh những tính năng phụ không mong ước, người bệnh cần triển khai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng thuốc không thấy hiệu suất cao, người bệnh nên ngừng thuốc và đến những cơ y tế để thăm khám và điều trị .

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthdirect.gov.au, ncbi.nlm.nih.gov, healthline.com

Lưu ý khi dùng thuốc nội tiết điều hòa kinh nguyệt

Bài viết liên quan
Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay