Những vật dụng không nên cho vào máy rửa chén
Đăng 3 năm trước
5.355
Bạn đang đọc: Những vật dụng không nên cho vào máy rửa chén
Tuy máy rửa chén là một thiết bị tiện dụng, giúp đỡ rất nhiều trong việc nội trợ nhưng không phải vật dụng nào bạn cũng có thể rửa được bằng máy rửa chén. Sau đây, Điện máy XANH sẽ cùng bạn tìm hiểu những vật dụng không nên cho vào máy rửa chén nhé!
1Đồ sơn mài
Do đặc trưng của kỹ thuật sơn mài mà các vật dụng được trang trí bằng sơn mài thường có khả năng chịu nhiệt kém, lớp sơn mài dễ bị bong tróc khi gặp nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột. Nên khi rửa bằng máy rửa chén, nhiệt độ và áp lực nước của máy có thể sẽ làm hỏng các món đồ này.
2Vật dụng mạ vàng, mạ đồng
Các đồ vật như: Dao, muỗng, nĩa,… sau khi mạ vàng, mạ đồng rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và các chất tẩy rửa. Vậy nên sau khi vệ sinh bằng máy rửa chén, các vật dụng này thường sẽ bị oxy hóa và đổi màu.
3Các vật dụng thủy tinh cao cấp
Vật dụng thủy tinh cao cấp thường rất mỏng manh và dễ vỡ, nhạy cảm với tác động mạnh hay nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột. Hơn nữa, chất tẩy rửa trong máy rửa chén có thể khiến các vật dụng này bị ố mờ.
4Đồ vật bằng đồng, nhôm, sắt
Các vật dụng như chén, tô, nồi, chảo,… bằng những chất liệu này thường sẽ bị oxy hóa và đổi màu khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa và nhiệt độ trong máy rửa chén. Bên cạnh đó, các món đồ bằng sắt sẽ dễ bị gỉ sét hơn.
5Những vật dụng bằng nhựa và sợi tổng hợp
Nhiệt độ trong máy rửa chén thường rất cao (lến đến 85 độ C) nên khi bạn cho những vật dụng bằng nhựa hay sợi tổng hợp (chịu nhiệt kém) vào vệ sinh thì có thể khiến nó bị biến dạng hoặc đổi màu. Bạn hãy lưu ý đọc thông tin sản phẩm trước khi cho vào máy rửa chén để rửa nhé.
6Đồ gỗ
Khi rửa và sấy ở nhiệt độ cao, những món đồ bằng gỗ như đũa gỗ, thớt gỗ,… rất dễ bị cong vênh, nứt vỡ và hư hỏng. Vì vậy đối với những vật dụng như thế này bạn nên vệ sinh bằng tay để bảo quản và sử dụng chúng được lâu hơn.
7Dụng cụ phủ chống dính
Bạn không nên cho các dụng cụ như chảo chống dính vào máy rửa chén. Vì các tia nước phun với áp lực mạnh, nồng độ chất tẩy rửa cao và nhiệt độ nước nóng là các tác nhân gây phá hủy lớp chống dính, khiến chúng bong tróc, gây hại đến sức khỏe của bạn. Những dụng cụ này được khuyến cáo vệ sinh bằng tay để an toàn và sử dụng bền lâu.
8Chai, bình, lọ,… có miệng nhỏ
Khi vệ sinh những đồ vật như thế này bằng máy rửa chén thì rất có thể bạn sẽ không vệ sinh sạch hoàn toàn được chúng. Do đường kính miệng nhỏ nên máy sẽ không thể nào phun nước vào tận bên trong bình được.
9Dao, kéo
Dao, kéo tưởng chừng là những đồ vật có thể vệ sinh bằng máy rửa chén, nhưng thật ra chúng rất dễ bị mòn lưỡi hay bị cùn, không còn sắc bén như lúc ban đầu nếu rửa lâu ngày.
Mong rằng qua bài viết bạn sẽ có những quan tâm sử dụng để những vật dụng của mình được dữ gìn và bảo vệ bền vững hơn. Mọi vướng mắc hay liên hệ đặt mua mẫu sản phẩm bạn hãy phản hồi bên dưới .
Source: https://thomaygiat.com
Category : Dân Dụng
Sửa bình nóng lạnh Kangaroo
Sửa bình nóng lạnh Kangaroo Bạn đang sở hữu một chiếc bình nóng lạnh Kangaroo tại gia đình mình và bình nóng lạnh nhà bạn…
Sửa bình nóng lạnh Electrolux
Sửa bình nóng lạnh Electrolux Quý khách hàng tại Hà Nội đang sử đụng bình nóng lạnh Electrolux và có nhu cầu muốn sử dụng…
Giải bài tập nghề điện dân dụng lớp 11 Bài 24
Mục ChínhGiải bài tập nghề điện dân dụng lớp 11 Bài 241. Hướng dẫn tự học Tin học nghề 11 Bài 24. Định dạng ô2….
Tủ điện là gì? Các loại tủ điện dân dụng – Hoàng Vina
Tủ điện là gì? Các loại tủ điện dân dụng – Hoàng Vina Tủ điện là gì? Các loại tủ điện dân dụng được thiết…
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế – International Civil Aviation Organization
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế – International Civil Aviation Organization Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO – International Civil…
Biện pháp thi công từ móng đến hoàn thiện nhà dân dụng
Biện pháp thi công từ móng đến hoàn thành xong nhà dân dụng Download Biện pháp thi công từ móng đến hoàn thiện nhà dân…