Tại sao bếp từ không nên dùng phích cắm ?

Tại sao bếp từ không nên dùng phích cắm? Đây là băn khoăn của rất nhiều gia đình đang sử dụng bếp từ. Bài viết dưới đây của Showroom Hải Linh sẽ giải thích rõ về vấn đề này.

Tại sao bếp từ không nên dùng phích cắm?

Điều đầu tiên bạn nên ghi nhớ khi dùng bếp từ đó là đảm bảo nguồn điện sử dụng bếp an toàn. Việt Nam sử dụng điện áp 220 V trong khi đó có một số dòng bếp từ nhập khẩu hoặc hàng xách tay sẽ sử dụng mức điện áp là 100 – 200 V.

cac ma bao loi thuong hay gap cua bep tu 1Phích cắm điện

Vì thế khi mua bếp từ sử dụng trong gia đình thì nhất định phải kiểm tra định mức của bếp, sử dụng thích hợp, nguồn điện không tương thích là nguyên nhân hàng đầu gây cháy nổ hoặc hỏng, cực kì nguy hiểm với người sử dụng.

Bếp từ có công suất lớn 1800 – 2200W nếu sử dụng phích cắm riêng thì phải có dung lượng trên 15A, tiết diện của dây là trên 2.5 mm vuông, đảm bảo an toàn.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên kiểm tra thật kĩ hệ thống điện trong nhà để đảm bảo rằng công tơ điện vẫn chịu được tổng công suất điện tiêu thụ, đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng. Tốt nhất nên lắp thêm thiết bị ổn áp cho hệ thống điện trong gia đình.

Tại sao phải lắp thêm Aptomat cho nguồn điện gia đình?

Showroom Hải Linh khuyên bạn nên lắp thêm 1 chiếc aptomat riêng cho bếp từ vì những lí do này. 

bep tu

Aptomat

Thứ nhất Aptomat là một trong những khí cụ điện để đóng ngắt mạch điện (1 pha, 2 pha, 3 pha) với chức năng ngắt mạch điện khi quá tải, ngắn mạch hoặc sụt áp, khi có sự cố xảy ra.

Thứ hai khi nhìn vào thông số kĩ thuật của bếp từ thì tổng công suất của mỗi chiếc bếp từ ít nhất phải đạt 3000W khi sử dụng 2 bếp cùng lúc, có những chiếc bếp công suất lên đến 4000W, đặc biệt với bếp từ 3, bếp từ 4 công suất càng lớn hơn có thể lên đến 8000W. Lúc này nhất định bạn phải trang bị cho gia đình một chiếc aptomat riêng, bếp sẽ hoạt động ổn định, tiết kiệm điện, không làm ảnh hưởng đến thiết bị khác nếu lỡ xảy ra sự cố về điện.

Trong quá trình đun nếu nếu bếp từ của nhà bạn gặp sự cố về điện, chập điện hoặc rò rỉ điện thì aptomat sẽ tự động ngắt điện, đảm bảo an toàn cho gia đình, hạn chế tối đa khả năng làm hư hại đến thiết bị khác, giảm chi phí sửa chữa, hư hỏng thiết bị.

Thứ ba việc lắp thêm aptomat cho bếp từ sẽ giúp quá trình tháo rỡ, bảo dưỡng, sửa chữa bếp bếp thuận tiện hơn mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện của gia đình.

Khi không có nhà, không sử dụng bếp từ trong thời gian dài thì có thể tắt aptomat để đảm bảo an toàn điện mà không gây hại bếp và toàn bộ hệ thống điện.

Lựa chọn aptomat phù hợp với hệ thống điện gia đình?

Một số dòng bếp từ có công suất từ 1800W – 3600W tương đương với 1 hoặc 2 bếp nấu thì hãy sử dụng đường dây điện 2×2,5 – 2×3 và lắp đặt Aptomat khoảng 20A.

Nếu bếp từ nhà bạn có công suất lớn hơn 3600W tương ứng bếp 2, bếp 3 hoặc 4 vùng nấu tùy vào mỗi thương hiệu. Vì thế hệ thống điện của gia định phải đảm bảo đủ để tải cho bếp hoạt động. Trong trường hợp này nên dùng bếp điện thông thường từ dây 2×4 trở lên, lắp đặt Aptomat từ 30A trở lên cho bếp để bếp luôn ổn định.

Một số dòng bếp từ nhập khẩu Châu  u như Bosch, Fagor, Chefs, Cata,…có 4 vùng nấu, công suất từ 7000 – 8000W thì nên để đường dẫn dây điện to, công suất dây từ 2×4 đến 2×10 và Aptomat từ 30A – 60A tùy vào từng thương hiệu bếp.
Một số lỗi khi sử dụng bếp từ với aptomat

Trong khi sử dụng bếp từ với aptomat thì có thể bạn sẽ gặp một số lỗi sau:

huong dan su dung bep tu an toan va hieu qua(1)Một bếp từ khi sử dụng

1.Nguồn điện vượt mức 260V 

Quá tải hoặc gia đình dùng bếp quá lâu. Để khắc phục hiện tượng này bạn nên kiểm tra lại điện áp trong gia đình. Dùng ổn áp để nguồn điện được ổn định.

2. Nguồn điện xuống dưới 170V

Do quá tải điện, nên giảm các thiết bị điện không cần thiết và sử dụng ổn áp để đảm bảo nguồn điện luôn ổn định.

3. Bếp từ có tiếng bíp gián đoạn khi nấu nướng

Gặp phải hiện tượng này là do bếp không có nồi hoặc dụng cụ nấu nướng không phù hợp, kích thước nồi nhỏ hơn so với vùng nấu. Lúc này bạn cần làm là tắt bếp trước khi có đáy nồi nhiễm từ, dùng nồi có kích thước vừa bếp hơn.

4. Bếp tự tắt

Nguyên nhân dẫn đến hiện tương này là do  điện quá tải, nhiệt độ nồi nấu trên bếp vượt 280 dộ C. Vì thế phải giảm nhiệt độ công suất bếp, đợi tắt bếp và để quạt tản nhiệt làm việc. Lấy nồi ra khỏi bếp và 10 phút sau bật lại.

Bếp từ là thiết bị nàh bếp sinh ra một lượng nhiệt lớn và nhanh trên nồi, chảo đun nên dễ gây cháy thức ăn hoặc gây trào. Vì thế khi nấu ăn với bếp từ thì nên dùng mức nhiệt nhỏ rồi tăng dần lên.

Bạn nên đặt bếp ở những nơi bằng phẳng, chỉ nên lót một tờ giấy cứng dưới bếp. Tuyệt đối không đặt bếp dưới thảm hoặc kim loại để ngăn thoát khi, tránh ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt. Nên đặt lưng bếp cách xa tường 15cm, để xa vật khác ít nhất 5cm. Không nên để gần nơi có lửa hoặc hơi nước.

Trên đây Showroom Hải Linh vừa giải thích vì sao bếp từ không nên dùng phích cắm và lời khuyên khi sử dụng aptomat cho nguồn điện gia đình khi dùng bếp từ. Các gia đình lưu ý để lựa chọn sản phẩm phù hợp. 

Source: https://thomaygiat.com
Category : Dân Dụng

Tại sao bếp từ không nên dùng phích cắm ?

Bài viết liên quan
  • Sửa bình nóng lạnh Kangaroo

  • Sửa bình nóng lạnh Kangaroo Bạn đang sở hữu một chiếc bình nóng lạnh Kangaroo tại gia đình mình và bình nóng lạnh nhà bạn…

  • Sửa bình nóng lạnh Electrolux

  • Sửa bình nóng lạnh Electrolux Quý khách hàng tại Hà Nội đang sử đụng bình nóng lạnh Electrolux và có nhu cầu muốn sử dụng…

Hotline 24/7: O984.666.352
Alternate Text Gọi ngay